Nghềnghiệpcủa cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 48)

Nghề nghiệp Nghề cha Nghề mẹ N % N % Nông dân 27 7.9 11 3.3 Ngƣ dân 0 0 1 .3 Buôn bán 60 17.5 82 24.3 Công nhân 66 19.3 44 13.1 Cán bộ công chức 107 31.3 92 27.3 Về hƣu 16 4.7 5 1.5 Nội trợ 66 19.3 52 15.4 Nghề khác 0 0 50 14.8 Tổng 342 100.0 337 100.0

Bảng 2.10 và biểu đồ 2.5 mơ tả thu nhập bình qn của cha mẹ (theo đánh giá của học sinh). Kết quả thu đƣợc cho thấy, có 31,5% gia đình học sinh có thu nhập hàng tháng từ 6 triệu đến 10 triệu, chiếm tỷ lệ cao nhất. Các gia đình học sinh có thu nhập trên 10 triệu mỗi tháng chiếm 29,1%. Có 22,4% gia đình học sinh có thu nhập mỗi tháng từ 3 đến 6 triệu. Số gia đình học sinh thu nhập dƣới 1,5 triệu mỗi tháng chỉ có dƣới 6% .

Bảng 2.10: Thu nhập bình quân tháng của cha/mẹ Thu nhập N % Dƣới 500.000 5 1.5 Từ 500 - 1.5tr 13 3.9 Từ 1.5tr - 3tr 38 11.5 Từ 3tr - 6tr 74 22.4 Từ 6tr - 10tr 104 31.5 Trên 10tr 96 29.1 Tổng 330 100.0

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về thu nhập bình quân của cha mẹ 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

a. Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì đã đƣợc đề cập đến ở trong nƣớc và ngồi nƣớc từ trƣớc đến nay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phƣơng pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả... 1.5% 3.9% 11.5% 22.4% 31.5% 29.1%

Thu nhập bình quân tháng của cha/mẹ

Dưới 500.000 Từ 500 - 1.5tr Từ 1.5tr - 3tr Từ 3tr - 6tr Từ 6tr - 10tr Trên 10tr

b. Cách tiến hành: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nƣớc, ngồi nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích tổng hợp xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

 Mục đích: Chúng tơi sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập những thông tin về vấn đề lo âu và lo âu học đƣờng, thành tích học tập của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội (cụ thể là tại 3 trƣờng THCS Lê Lợi, THCS Vạn Phúc, THCS Văn Yên)

 Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra.

Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng bảng hỏi theo nguyên tắc sau: Câu hỏi rõ ràng, đơn nghĩa, dễ hiểu. Trong phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng bảng đánh giá lo âu học đƣờng của Phillips, thang đánh giá lo âu GAD-7 và một số câu hỏi nhân khẩu học.

Các thang đo này đã đƣợc thử nghiệm trên mẫu 10 khách thể trong độ tuổi học sinh lớp 9 để ghi nhận phản hồi và điều chỉnh những chỗ khơng hợp lý hoặc gây khó hiểu

Bước 2: Tiến hành điều tra

Sau khi điều chỉnh phiếu điều tra theo phản hồi từ học sinh. Chúng tôi tiến hành in và phát phiếu điều tra từ tháng 5 năm 2014.

Thu thập phiếu điều tra: Dự kiến trƣớc những phiếu không hợp lệ và lấy đủ số phiếu dự kiến ban đầu.Chúng tôi phát dƣ số phiếu vớitổng số phiếu phát ra là

360 phiếu. Số phiếu thu về: 355 phiếu trong đó có 348 phiếu hợp lệ và 7 phiếu không hợp lệ

Bước 3: Tiến hành xử lý phiếu và phân tích kết quả điều tra thu được trong quá trình nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sau khi thu đƣợc kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành làm sạch dữ liệu bằng thống kê (rà soát các giá trị ngoại lai; các giá trị khuyết thiếu). Những phiếu nào khuyết thiếu từ 10% sô lƣợng các câu trả lời sẽ bị loại ra không tiến hành xử lý.

Để phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 21.0. Các phép phân tích thống kê chủ yếu là phần trăm, tổng điểm, điểm cực đại, cực tiểu, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Để phân tích sự khác biệt hoặc mối quan hệ giữa các biến chúng tơi dùng các phép phân tích t-test, ANOVA và hệ số tƣơng quan (Pearson correlation).

2.3. Công cụ nghiên cứu

2.3.1. Bảng hỏi thông tin chung

Bảng hỏi tập trung thu thập các thông tin chung về: họ tên, năm sinh, giới tính, kết quả học tập, hạnh kiểm, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp và thu nhập bình quân của gia đình các mẫu nghiên cứu.

2.3.2. Bảng đánh giá lo âu học đường Phillips

Giới thiệu trắc nghiệm: gồm 58 câu đánh số thứ tự từ 1 đến 58, dùng để khảo sát (xem phụ lục). Bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 8 tiểu thang đo:

(1) Lo âu học đƣờng nói chung(22 câu): trạng thái cảm xúc chung của trẻ liên quan đến tất cả các mối quan hệ, các hình thức hoạt động trong đời sống học

(2) Stress xã hội(10 câu): Trạng thái cảm xúc chủ đạo của trẻ trong mối liên hệ với những ngƣời xung quanh (chủ yếu là các bạn cùng trang lứa).

(3) Sự hẫng hụt nhu cầu đạt đƣợc thành tích(13 câu): Đây là một phơng cảm xúc bất lợi, không cho phép đứa trẻ phát triển nhu cầu đạt đƣợc thành tích, đƣợc kết quả cao trong học tập.

(4) Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện(6 câu): Đây là những tình huống trải nghiệm cảm xúc âm tính làm mất mong muốn khám phá bản thân, ức chế nhu cầu thể hiện các năng lực của bản thân.

(5) Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức(6 câu): Thái độ tiêu cực và những trải nghiệm lo sợ trong các tình huống kiểm tra kiến thức, sự tiến bộ, các khả năng (đặc biệt là trƣớc mọi ngƣời).

(6) Sự lo lắng không làm thỏa mãn mong đợi của ngƣời khác(5 câu): Định hƣớng vào sự tự đánh giá của ngƣời khác về kết quả công việc, hành động và ý nghĩ của bản thân, lo sợ sự đánh giá của ngƣời khác, chờ đợi những đánh giá âm tính.

(7) Khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp(5 câu): Đặc điểm của hoạt động tâm sinh lý này làm giảm khả năng thích ứng của đứa trẻ với những hoàn cảnh gây stress, làm tăng khả năng phản ứng chính xác và có hiệu quả của trẻ đối với những kích thích gây stress từ môi trƣờng.

(8) Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên (8 câu): Đây là phông cảm xúc âm tính chung trong quan hệ của trẻ với những ngƣời lớn ở trƣờng học, điều này góp phần làm giảm kết quả học tập của các em.

Phân tích về độ tin cậy ổn định bên trong của các tiểu thang đo, số liệu cho thấy hệ số Cronbach – Alpha của các tiểu thang đo chạy từ 0,76 đến 0,92 (mức

vừa đến cao). Độ tin cậy toàn thang đo cũng đạt 0,9 cho thấy có thể sử dụng thang đo trong phân tích số liệu. Xem chi tiết số liệu trong bảng 2.11 sau đây.

Bảng 2.11: Hệ số Cronbach – Alpha phản ảnh độ tin cậy ổn định bên trong của

thang và các tiểu thang đo lo âu học đƣờng của Phillips

Nội dung các tiểu thang đo Độ tin cậy ổn định bên trong

Lo âu về quan hệ giáo viên 0,89

Lo âu về các tình huống kiểm tra 0,86 Lo âu không thỏa mãn mong đợi của ngƣời

khác 0,92

Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện 0,84

Lo âu học đƣờng nói chung 0,88

Lo âu về khả năng ứng phó stress thấp 0,76

Hẫng hụt nhu cầu đạt thành tích 0,76

Stress xã hội 0,84

Toàn thang đo 0.90

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, ngƣời đã Việt hóa thang đo Phillips thì ở từng tiểu thang đo nếu điểm thô thu đƣợc nhỏ hơn 50% giá trị điểm tối đa thì kết luận khơng có lo âu ở tiểu thang đo đó. Nếu điểm thơ thu đƣợc lớn hơn hoặc bằng 50% giá trị điểm tối đa thì kết luận lo âu ở trong mức ranh giới (nguy cơ). Nếu điểm thô thu đƣợc lớn hơn hoặc bằng 75% giá trị điểm tối đa thì kết luận lo âu ở mức cao (rối loạn). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng những hƣớng dẫn trên để phân loại các nhóm rối loạn lo âu học đƣờng theo thang Phillips.

2.3.3. Bảng hỏi sàng lọc rối loạn lo âu GAD-7 của Spitzer

Kết hợp với bảng đánh giá lo âu học đƣờng Phillip, chúng tôi sử dụng thêm bảng hỏi sàng lọc rối loạn lo âu GAD-7 của Spitzer và cộng sự để khảo sát cảm giác về sự lo âu của học sinh THCS thông qua những biểu hiện về mặt cảm xúc. Thang đánh giá lo âu GAD -7 gồm 7 trạng thái cùng với 4 mức độ tƣơng ứng: Không xuất hiện, xuất hiện vài ngày, nhiều hơn nửa thời gian và gần nhƣ hàng ngày. Thang đo này đã đƣợc thích ứng và sử dụng trong điều tra dịch tễ của ngành Tâm thần học Việt Nam. Số liệu tâm trắc của thang đo đƣợc khẳng định có đủ độ tin cậy và đƣợc khuyến cáo sử dung nhƣ một công cụ sàng lọc.

Bảng hỏi GAD7 gồm 7 câu hỏi về các vấn đề nhƣ sau: - Cảm giác bối rối, lo lắng và bực mình

- Khơng thể ngừng lo lắng hoặc kiểm sốt sự lo lắng đó - Lo lắng quá mức về nhiều điều khác nhau

- Khó thƣ giãn

- Thấy bồn chồn bứt rứt đến mức không thể ngồi yên đƣợc - Dễ trở nên cáu kỉnh và bực bội

- Cảm thấy sợ hãi nhƣ thể có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra

Dựa trên điểm cut-off đƣợc khuyến nghị, chúng tơi cũng tính điểm thang GAD 7 chia thành các phân loại (a) khơng có lo âu; (b) lo âu nhẹ; (c) lo âu vừa; (d) lo âu nặng (hay còn gọi là rối loạn lo âu) Cụ thể hơn, tổng điểm đạt đƣợc trên thang GAD7 từ 0-4 điểm: không lo âu; 5-9 điểm: lo âu nhẹ; 10 – 14 điểm: lo âu vừa và từ 15-21 điểm: rối loạn lo âu (đáp ứng đủ các tiêu chuẩn rối loạn lo âu theo bảng phân loại bệnh ICD-10).

Kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy bên trong của các tiểu thang đo đều lớn hơn 0,6 (chấp nhận đƣợc) và độ tin cậy bên trong của toàn thang đo là 0,78 ở

Kết luận chƣơng 2

Để đánh giá thực trạng RLLA ở học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tơi tiến hành nghiên cứu chính thức trên 360 khách thể là học sinh lớp 9 của ba trƣờng THCS quận Hà Đông- Hà Nội. Số phiếu hợp lệ thu về là 348 phiếu. Quy trình nghiên cứu đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ, đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học, chính xác.

Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, bao gồm cả phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, nhờ đó thu đƣợc kết quả khách quan và đáng tin cậy.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần nghiên cứu lý luận, chúng tơi đã để cập đến những lí thuyết cơ bản về lo âu, lo âu học đƣờng của học sinh THCS. Chúng tôi cũng đã đƣa ra một số nhận định chung về mức độ lo âu học đƣờng cũng nhƣ những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý học sinh THCS.

Trong chƣơng 3, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về thực trạng lo âu học đƣờng, các vấn đề mà học sinh lớp 9 thƣờng lo lắng; cũng nhƣ mối quan hệ giữa lo âu học đƣờng với thành tích học tập và một số đặc điểm nhân khẩu khác của học sinh từ các con số điều tra thực tiễn. Cụ thể là chúng tơi sẽ tìm cách trả lời các câu hỏi nhƣ sau: Thực trạng và tỉ lệ RLLA của học sinh lớp 9 trong mẫu điều tra? Học sinh lớp 9 thƣờng có những nỗi lo lắng về vấn đề gì? Các đặc điểm nhân khẩu học có tƣơng quan gì với lo âu của các em?

3.1 Thực trạng tỉ lệ RLLA ở học sinh lớp 9

Trong phần này, chúng tôi sẽ mô tả lại thực trạng RLLA của học sinh lớp 9 cũng nhƣ tỉ lệ RLLA đƣợc đo bằng thang sàng lọc GAD-7 để chỉ rõ bức tranh RLLA ở khách thể nghiên cứu.

Đầu tiên, để trả lời tỉ lệ RLLA ở nhóm khách thể nghiên cứu là bao nhiêu, chúng tôi sử dụng số liệu điều tra sử dụng thang đo sàng lọc rối loạn lo âu GAD-7 với các mức điểm phân loại (cut-off) đƣợc đề xuất bởi tổ chức Y tế thế giới (WHO). Cụ thể hơn, tổng điểm đạt đƣợc trên thang GAD7 từ 0-4 điểm: không lo âu; 5-9 điểm: lo âu nhẹ; 10 – 14 điểm: lo âu vừa và từ 15-21 điểm: rối loạn lo âu (đáp ứng đủ các tiêu chuẩn rối loạn lo âu theo bảng phân loại bệnh ICD-10). Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 dƣới đây.

Bảng 3.1: Phân loại lo âu theo thang sàng lọc lo âu GAD7

Phân loại lo âu N %

Không lo âu 0 0

Lo âu nhẹ 59 18.6

Lo âu vừa 152 47.8

Lo âu nặng (rối loạn lo âu) 107 33.6

Tổng 318 100.0

Biểu đồ 3.1: Phân loại lo âu theo thang sàng lọc lo âu GAD7

Qua bảng số liệu cho thấy, học sinh không lo âu (0%). Tỉ lệ học sinh lo âu nhẹ là 18,6%. Số học sinh lo âu vừa chiếm tỉ lệ cao nhất(47,8%). Số học sinh lo âu nặng(RLLA) chiếm tỉ lệ 33,6%. Thực trạng cho thấy tỉ lệ học sinh có lo âu và rối loạn lo âu là lớn. Nhƣ chúng ta đã biết, học sinh lớp 9 đang có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý. Có rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể và trong suy nghĩ, tình cảm của các em. Cái tơi phát triển mạnh bị kìm hãm trong gia đình, trƣờng học, nhóm bạn…Các em muốn thể hiện bản sắc riêng nhƣng sự hiểu biết còn hạn hẹp,

0%

18.6%

47.8% 33.6%

Phân loại lo âu theo thang sàng lọc lo âu GAD7

Không lo âu Lo âu nhẹ Lo âu vừa

kinh nghiệm sống chƣa nhiều, khả năng đƣơng đầu với khó khăn cịn thấp…Nếu các em khơng có nhận thức đúng đắn, khơng có mơi trƣờng phát triển lành mạnh, khơng có sự trợ giúp kịp thời thì rất dễ có nguy cơ lo âu và RLLA. Mặt khác, do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đúng thời điểm các em chuẩn bị thi hết cấp THCS và thi vào THPT. Các em đang phải chịu áp lực từ gia đình, nhà trƣờng, từ kì vọng của bản thân các em trong kì thi sắp tới. Câu hỏi mở chúng tơi tìm hiểu lo lắng của các em về các hình thức thi, kết quả thu đƣợc 97% các em lo lắng về kì thi chuyển cấp. Theo quan điểm của các em thì kì thi chuyển cấp vơ cùng quan trọng với cuộc đời của các em, quyết định tƣơng lai của các em. Nếu không thi đƣợc vào THPT thì các em: khơng biết làm gì, tƣơng lai khơng có nghề nghiệp, xấu hổ với mọi ngƣời, thất vọng về bản thân…Với cách suy nghĩ đó làm cho các em càng lo lắng hơn về việc học tập, thi cử.

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ học sinh có vấn đề tâm lý trong các năm qua dao động từ 10-26% (1982), 10-32% (1992) và 6-24% (1998).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2010) cho thấy tỉ lệ học sinh thƣờng xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng là 26.4%.

Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh (2010) chỉ ra 22.55% học sinh ở 2 trƣờng trung học phổ thơng trên địa bàn Hà Nội có vấn đề liên quan đến hành vi, ứng xử, cảm xúc.

Nghiên cứu gần đây nhất của Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) đã điều tra dịch tễ trên 1.314 trẻ em từ 6 – 16 tuổi ở 10 tỉnh, thành phố Việt Nam đã cho thấy có 9,6% trẻ có các vấn đề hƣớng nội ở mức lâm sàng. Trong đó, lo âu/ trầm cảm chiếm 1,8%, thu mình chiếm 2,1%, than phiền cơ thể chiếm 4,1%. Tỉ lệ này ở mức ranh giới là 18,3%.

Tóm lại, tỉ lệ RLLA tìm đƣợc trong nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài này có vẻ cao hơn so với các nghiên cứu đi trƣớc vì đề tài sử dụng cơng cụ sàng lọc lo âu GAD7 chứ khơng phải cơng cụ chẩn đốn nhƣ BDI hoặc Hamilton hay các công cụ sàng lọc nhiều vấn đề nhƣ trong các nghiên cứu khác đã đƣợc điểm luận. Mặt khác, thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu là thời điểm các em đang chuẩn bị thi 2 kì thi quan trọng nên các em lo âu nhiều hơn là điều dễ hiểu.

Để biết rõ hơn sự khác biệt về tỉ lệ RLLA giữa các trƣờng, giới và học lực. Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2: Phân loại rối loạn lo âu theo trƣờng

Phân loại lo âu theo GAD7

Tổng Lo âu nhẹ Lo âu vừa Lo âu nặng (rối loạn lo âu) Trƣờng THCS Vạn Phúc N 18 59 32 109 % 16.5% 54.1% 29.4% 100.0% Trƣờng THCS Lê Lợi N 15 62 28 105 % 14.3% 59.0% 26.7% 100.0% Trƣờng THCS Văn Yên N 26 31 47 104 % 25.0% 29.8% 45.2% 100.0%

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)