Thống kê biến động về số lượng GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chất lượng cao trần hưng đạo tỉnh nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 60)

Năm học Số lượng GV đầu năm học Số GV về nghỉ hưu, chuyển đi nơi khác Số GV được Sở điều động về Số lượng GV cuối năm học Định mức biên chế Số GV dư GV chuyển công tác Sinh viên mới ra trường 2010-2011 87 0 0 0 87 84 3 2011-2012 87 3 2 0 86 84 2 2012-2013 86 3 5 1 89 84 5 2013-2014 89 3 1 1 88 84 4 2014-2015 88 7 3 0 84 81 3

(Nguồn: Các Quyết định tuyển dụng, điều động của Sở GD&ĐT và báo cáo của trường THPT Trần Hưng Đạo)

2.3.2.2. Cơng tác bố trí sử dụng đội ngũ

GV của 13 môn học trong nhà trường được bố trí thành các tổ chun mơn, theo đúng Điều lệ trường phổ thông. Hầu hết các tổ chun mơn là tổ ghép, đó là tổ: Toán – Tin, Vật lý – Cơng nghệ, Hóa – Sinh, Ngữ văn, Sử – Địa – Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Thể dục – Giáo dục quốc phịng. Mỗi tổ có 1 tổ trưởng, có thể có thêm 1 tổ phó là các GV có uy tín đối do Hiệu trưởng bổ nhiệm cho từng năm học. Trong các tổ lại được chia thành các nhóm bộ mơn có tổ phó hoặc nhóm trưởng phụ trách.

Bảng 2.9: Cơng tác bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chun mơn

Năm học

Bổ nhiệm lại Bổ nhiệm mới

Tổ trưởng Tổ phó Nhóm trưởng Tổ trưởng Tổ phó Nhóm trưởng 2010-2011 7 0 5 2011-2012 7 0 5 2012-2013 6 0 5 1 2013-2014 6 0 5 1 1 2014-2015 6 0 5 1

Việc phân công lao động cho GV được tiến hành theo quy trình:

+ Vào cuối tháng 5 hàng năm, BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn cho GV đăng ký nguyện vọng, đề xuất ý kiến cá nhân về công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cho năm học mới. Căn cứ vào đó các tổ họp dự kiến phân cơng chun mơn, trình BGH xem xét, quyết định.

+ Ban giám hiệu họp với các tổ trưởng chuyên môn, điều chỉnh, thống nhất và ra quyết định chính thức.

+ Thơng báo phân công chuyên môn tuần đầu tháng 8 của năm học mớ i . Qua điều tra thực trạng cho thấy, có 97,26% GV cho rằng việc bố trí sử dụng ĐNGV của nhà trường được thảo luận khách quan, phù hợp với năng lực chuyên môn và tạo điều kiện cho GV phát triển năng lực, phù hợp với thực tế của nhà trường do đó đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của ĐNGV (Phụ lục 2.7).

Tuy nhiên, do tình trạng một số bộ mơn, ở một số thời điểm của năm học do thiếu GV nên nhà trường vẫn phải bố trí GV dạy chéo mơn như bố trí GV mơn Vật lý dạy môn Kỹ thuật công nghiệp, GV môn Thể dục dạy mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh, GV mơn Sinh học dạy môn Kỹ thuật Nông nghiệp, GV môn Ngữ văn – dạy môn GDCD….

Việc sinh hoạt chuyên mơn của các tổ ghép gặp nhiều khó khăn, ít hiệu quả.

2.3.2.3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Trong các năm học qua nhà trường đã khá quan tâm tới việc bồi dưỡng ĐNGV như bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Hàng năm, nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch bố trí cho cán bộ, GV đi học sau đại học, đi học các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, hành chính.

Bảng 2.10: Thống kê số lượt CB – GV được nhà trường bố trí bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ

Năm học

Học Cao học

Học Chính trị Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ Cao

cấp

Trung cấp

Số buổi Số lượt GV/buổi

2010-2011 1 0 0 9 86

2011-2012 2 0 0 9 84

2012-2013 2 0 0 9 87

2013-2014 5 1 4 9 83

2014-2015 5 1 2 9 79

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Trần Hưng Đạo)

Nhà trường đã tổ chức công tác bồi dưỡng đội ngũ GV tại chỗ theo các nội dung:

+ Tổ chức bồi dưỡng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thơng qua các đợt học Nghị quyết;

+ Bồi dưỡng về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, quy chế chuyên môn;

+ Bồi dưỡng thực hiện quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”; + Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học;

+ Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá HS;

+ Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin; + Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm;

+ Bồi dưỡng về kiến thức bộ môn thông qua báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, NCKH sư phạm ứng dụng.

+ Tự bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, GV theo chỉ đạo của Bộ GD, Sở GD&ĐT;

Hình thức và phương pháp bồi dưỡng thường được tiến hành đó là:

+ Học tập trung do Sở GD&ĐT tổ chức, GV nghe hướng dẫn kết hợp thảo luận.

+ Tổ chức học tập bồi dưỡng tại trường theo đơn vị trường hoặc theo đơn vị tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.

+ Tự bồi dưỡng: thơng qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, giáo dục đạo đức HS…

2.3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên

Việc đánh giá, xếp loại GV được nhà trường tiến hành thường xuyên trong năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Việc đánh giá GV hiện nay dựa vào Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông.

Nội dung được nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV trong năm học là việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện quy chế nề nếp, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy chế, nề nếp chuyên môn của GV bao gồm các nội dung:

+ Thực hiện các cuộc vận động của ngành + Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; + Soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp;

+ Thực hiện nề nếp giảng dạy hàng ngày;

+ Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS;

+ Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, việc sử dụng thiết bị dạy học và thiết bị CNTT;

+ Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đi dự giờ học tập kinh nghiệm đồng nghiệp;

+ Xây dựng hồ sơ chuyên môn cá nhân: kế hoạch giảng dạy bộ môn; giáo án; sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng; sổ dự giờ; sổ công tác; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,...

Kiểm tra, đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ của GV thông qua dự giờ đánh giá tiết dạy, thông qua chất lượng của lớp dạy trong các kỳ kiểm tra chất lượng tập trung, thông qua kết quả thi HS giỏi các cấp, thông qua sự thừa nhận, tôn vinh của đồng nghiệp và HS…

Việc kiểm tra được tiến hành dưới hai hình thức là kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra định kỳ có thơng báo trước được xây dựng thành kế hoạch

kiểm tra nội bộ của nhà trường theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Nhà trường đã thành lập Ban kiểm tra nội bộ để tiến hành việc kiểm tra GV, bao gồm BGH, tổ trưởng, tổ phó chun mơn, ban thanh tra nhân dân và các GV có năng lực, uy tín cốt cán của trường. Kết quả kiểm tra được thơng báo cho tồn thể hội đồng và tập hợp đánh giá xếp loại GV theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp” vào cuối năm học.

Bảng 2.11: Thống kê số lượt và kết quả kiểm tra nội bộ

Năm học

Tổng số GV

Kiểm tra toàn diện Kiểm tra chuyên đề Số lượt KT Tỷ lệ Xếp loại Số lượt KT Tỷ lệ Xếp loại G K Tb G K Tb 2010-2011 87 19 22% 15 3 1 68 78% 60 5 3 2011-2012 86 21 24% 17 4 0 67 78% 59 8 0 2012-2013 89 31 35% 30 1 0 61 69% 60 1 0 2013-2014 88 26 30% 24 2 0 80 91% 75 5 0 2014-2015 84 32 38% 30 2 0 42 50% 40 2 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Trần Hưng Đạo)

Việc tổ chức đánh giá xếp loại GV được tiến hành theo quy trình: + Cá nhân tự đánh giá, xếp loại vào cuối năm học theo mẫu quy định.

+ Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại GV trên cơ sở tự đánh giá của GV và hệ thống minh chứng của GV.

+ Hội đồng thi đua của nhà trường bình xét + Hiệu trưởng ra quyết định.

Từ thực trạng kiểm tra, đánh giá, sàng lọc ĐNGV hàng năm của nhà trường, có thể rút ra một số nhận xét:

- Việc đánh giá, xếp loại GV của nhà trường về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV; làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của GV. Có 95,89% GV được hỏi khẳng định việc bình xét thi đua, xếp loại GV của nhà trường diễn ra khách quan, cơng bằng, thơng qua đó giúp Hiệu trưởng nhà trường bố trí sử dụng, bổ nhiệm,

đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách hợp lý và có hiệu quả.

Từ năm 2012, Sở GD&ĐT Nam Định có chủ trương điều chuyển CBQL, GV theo nội dung cơng văn số 903/SGDĐT-TCCB với mục đích nâng cao chất lượng đồng đều, luân chuyển những CBQL, GV có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt đến những hỗ trợ các đơn vị vùng xa, cịn nhiều khó khăn, đồng thời tránh hiện tượng trì trệ, bảo thủ của một bộ phận CBQL, GV. Thực hiện chủ trương này, trong hai năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015, mỗi năm nhà trường được Sở GD&ĐT chọn 2 GV làm công tác biệt phái, tăng cường hỗ trợ cho các đơn vị khó khăn về đội ngũ. Đồng thời, nhà trường cũng được Sở GD&ĐT luân chuyển 2 GV vi phạm quy chế tuyển sinh sau khi kết thúc năm học 2012 – 2013 để GV có mơi trường thử thách mới. Từ khi có chủ trương này, ĐNGV đã tích cực hơn trong việc thực hiện các quy định của ngành, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường.

- Việc kiểm tra nội bộ có năm chưa đạt yêu cầu về số lượng do Sở GD&ĐT quy định là đảm bảo tối thiểu kiểm tra toàn diện 30% GV và kiểm tra chuyên đề 70% GV.

2.3.2.5. Các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên

Về việc thực hiện chính sách về lương và các chế độ đãi ngộ

Đối với những GV và cán bộ QL nhà trường là viên chức, công chức nhà nước được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung cứ 3 năm lại lên lương 1 lần nếu hoàn thành nhiệm vụ. Các cán bộ QL, GV đạt được thành tích cao đột xuất trong năm học được đề nghị với Sở GD&ĐT xét đề nghị tăng lương sớm 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng; đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: phụ cấp ưu đãi, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu theo đúng quy định. Bên cạnh đó các chế độ biểu dương khen thưởng ĐNGV được ngành giáo dục thực hiện đầy đủ, đề nghị nhà nước tặng các danh hiệu: Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục; Nhà giáo ưu tú; Chiến sĩ thi đua các cấp; GV dạy giỏi các cấp;…Việc chi trả GV dạy thừa giờ cho GV, nhà trường thực chi trả theo quy định

Bảng 2.12. Số lượng GV được nâng lương trước thời hạn, kỷ niệm chương vì Sự nghiệp giáo dục

Năm học Nâng lương trước thời hạn Nhận kỷ niệm chương

2010 – 2011 5 3

2011 – 2012 5 4

2012 – 2013 5 5

2013 – 2014 10 3

2014 – 2015 10 3

(Nguồn: Báo cáo nâng lương trước thời hạn và bình xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của trường THPT Trần Hưng Đạo)

Chế độ chính sách cho GV đi học để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác nâng chuẩn cho ĐNGV: trong thời gian GV đi học được nghỉ công tác tại trường, được hưởng nguyên lương (không được hưởng phụ cấp ưu đãi), được nhà trường hỗ trợ tiền tàu xe, được UBND tỉnh hỗ trợ 20.000.000 đồng khi hồn thành khố học.

Việc tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt thuận lợi cho ĐNGV

Cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và bồi dưỡng phát triển ĐNGV. Nhà trường đã bố trí hệ thống các phòng học bộ mơn, phịng thí nghiệm thực hành các mơn Lý, Hóa, Sinh; đã có 11/34 lớp học lắp đặt máy tính, máy chiếu và thiết bị dạy học Ngoại ngữ thơng dụng; có 01 phịng học Ngoại ngữ chun dụng; 04 phịng học Tin học; 04 phòng học lắp đặt bảng thơng minh; thư viện có lắp đặt máy tính kết nối Internet để GV cập nhật tin tức, có 39.106 đầu sách trong đó có sách tham khảo có 13.800 quyển, sách nghiệp vụ có 13.267 quyển, sách giáo khoa có 2.539 quyển và 9.500 quyển loại khác.

(Nguồn: Báo cáo cơ sở vật chất trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2014 – 2015)

2.3.3. Đánh giá thực trạng ĐNGV và thực trạng quản lý ĐNGV trường THPT chất lượng cao Trần Hưng Đạo tỉnh Nam Định lượng cao Trần Hưng Đạo tỉnh Nam Định

2.3.3.1. Điểm mạnh

Về ĐNGV: ĐNGV đủ số lượng, đa số GV có năng lực chuyên môn vững

đào tạo chuẩn. Đến cuối năm 2015, sẽ có trên 20% GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng trong top dẫn đầu toàn tỉnh như kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, kết quả thi HSG cấp tỉnh, kết quả thi TNPT và thi Đại học…. Nhiều chỉ số trong bộ tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục đào tạo CLC đã đạt và vượt yêu cầu như tỷ lệ HS xếp loại học lực loại Giỏi, trình độ đào tạo của ĐNGV…

Về QL ĐNGV: Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là hợp lý, phù hợp với

năng lực của GV và hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử đi học tập trên chuẩn, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV. Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV được tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của GV.

2.3.3.2. Điểm yếu

Về ĐNGV: Chất lượng GV chưa đồng đều ở các bộ mơn, nhiều GV cao tuổi

cịn nặng tâm lý ngại đổi mới, tỉ lệ GV nữ cao, trình độ Ngoại ngữ, Tin học, sử dụng trang thiết bị cơng nghệ phục vụ cho dạy học cịn rất nhiều hạn chế, nhất là trình độ Ngoại ngữ - chỉ có một vài GV có thể đáp ứng được nhiệm vụ dạy các bộ môn KHTN bằng tiếng Anh. Cơ chế tuyển GV cho nhà trường chưa được tự chủ, do vậy cịn xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Về QL ĐNGV:

Công tác bồi dưỡng năng lực cho ĐNGV của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế:

+ Việc bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ đã triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ GV sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế.

+ Công tác tự bồi dưỡng thường xuyên, NCKH sư phạm ứng dụng của GV cịn hình thức nên hiệu quả khơng cao.

Cơng tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV cịn nhiều điểm bất cập:

+ Các tiêu chuẩn, tiêu chí của nhà trường để đánh giá GV còn nhiều điều bất cập, nặng về định tính, ít định lượng.

+ Việc đánh giá GV đơi chỗ cịn mang tính hình thức, nâng đỡ, động viên nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.

+ Quá trình thực hiện luân chuyển GV cịn gặp nhiều khó khăn do GV chưa quen với việc đánh giá người hoàn thành nhiệm theo thứ hạng cao thấp trong tổ nên còn nhiều phản ứng trái chiều. Việc bình xét của Hội đồng thi đua vẫn còn nặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chất lượng cao trần hưng đạo tỉnh nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)