Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chất lượng cao trần hưng đạo tỉnh nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 41 - 43)

2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của tỉnh Nam Định

2.1.1. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định

2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định

Là một tỉnh ven biển nằm ở vị trí trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ, nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thơng trong và ngồi tỉnh. Với tổng diện tích là trên 16 nghìn km2 trong đó gần 70% diện tích đất nơng nghiệp có phù sa màu mỡ, Nam Định được xác định là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực ở miền Bắc. Ngày 19-5-2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sơng Hồng, trong đó xác định chức năng của thành phố Nam Định đối với vùng Nam đồng bằng sông Hồng là trung tâm của một số ngành công nghiệp, trung tâm đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm thể thao.

(Nguồn: Tạp chí Cộng sản tỉnh Nam Định, ngày 25/5/2015) 2.1.1.2. Dân số và nguồn lực

Năm 2014, tổng dân số của tỉnh Nam Định là 1.845.568 người. [4, tr.23]. Mật độ dân số trung bình là 1116 người/km2 [4, tr.21]. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.083.487 người, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 14,25%, trong khi đó, tỷ lệ này trên tồn quốc vào năm 2010 là 26%. Tỷ lệ người thất nghiệp là 2,12% [4, tr.31-34]. Lao động đã qua đào tạo phản ánh được trình độ kỹ thuật cũng như tác phong, kỷ luật của người lao động và quyết định lớn đến năng suất lao động. Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh tương đối thấp so với mặt bằng chung trong nước.

2.1.1.3. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định

Tính đến tháng 12 năm 2014, trên tồn tỉnh có 27 doanh nghiệp nhà nước trung ương, 15 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. [4, tr.383]

Năm 2014, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển, hồn thành và hồn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu đề ra. Chương trình xây dựng nơng thơn mới tiếp tục được đẩy mạnh, được Trung ương đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu tồn quốc về xây dựng nơng thôn mới. Tháng 8 năm 2015, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định là một trong năm huyện đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng chính phủ cơng nhận danh hiệu “Huyện nơng thơn mới”, là huyện đầu tiên trong tồn quốc có tất cả các xã, thị trấn đều hồn thành tiêu chí của nơng thơn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh đã giảm từ 9,95% vào năm 2010 xuống 3,77% vào năm 2014 [4, tr.369]. So với tỷ lệ người nghèo trên toàn quốc là 6% năm 2014 thì tỷ lệ này ở mức trung bình.

Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người là 1794,3 nghìn đồng/tháng tương đương 21,532 triệu đồng/năm [4, tr.370), thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người trên tồn quốc có mức là 23,998 triệu đồng/năm. (Nguồn: Báo Nhân dân điện tử ngày 12/9/2015). Đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 2297,0 nghìn đồng/tháng, tương đương 27,564 triệu đồng/năm [4, tr.370].

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được duy trì và đạt được nhiều thành tựu mới. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm. An ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, vẫn cịn một số hạn chế như tỷ lệ mua bảo hiểm y tế còn thấp; sản xuất, kinh doanh cịn nhiều khó khăn; sức mua của thị trường cịn yếu; cơng tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch đề ra; ô nhiễm môi trường tại một số xã, thị trấn, nhất là nơi có làng nghề chưa được xử lý. Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo ở một số nơi còn phức tạp, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý đất đai ở một số địa phương chậm được khắc phục. Tình hình an ninh trật tự, tai nạn giao thơng, tội phạm, tệ nạn xã hội ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chất lượng cao trần hưng đạo tỉnh nam định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)