Biện pháp 2: Quản lý quá trình đào tạo đảm bảo chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 80 - 82)

3.3. Một số biện pháp quản lýchất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Đạ

3.3.2. Biện pháp 2: Quản lý quá trình đào tạo đảm bảo chất lượng

Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế doanh nghiệp ở chương 2 còn hạn chế. Vì vậy, chương 3 tác giải đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

a. Mục tiêu

- Xây dựng chương trình đào tạo các nghề theo hướng tiên tiến. - Đảm bảo tính liên thơng giữa các nghề đào tạo.

- Tỷ lệ thí nghiệm, thực hành đảm bảo từ 30% đến 70% thời lượng đào tạo - Các chương trình đào tạo đều có sự góp ý kiến của nhà tuyển dụng

- Ít nhất 20% chương trình tiếp cận được với các chương trình tiên tiến của thế giới và khu vực.

- Xây dựng và đưa nội dung đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh đáp ứng nhu cầu nhà truyển dụng.

b. Nội dung

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế của xã hội. Giảm khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn.

- Tăng tính chuẩn mực của nội dung, chương trình đào tạo, đồng thời tăng sự thống nhất về nội dung giữa các cơ sở đào tạo, từ đó có thể tăng cường sự hợp tác, trao đổi lẫn nhau giữa các nhà trường.

- Nội dung chương trình dạy nghề phải gắn sát với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nội dung chương trình phải cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và thái độ nghề nghiệp.

trường tạo cho người học có nhiều kiến thức thực tế. Vì vậy, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.

c. Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào kết quả khảo sát ở chương 2 của cán bộ giáo viên và doanh nghiệp đánh giá về nội dung chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tiễn còn chưa cập nhật đáp ứng sự phát triển của khoa học, cơng nghệ chỉ đạt trung bình: 59%. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần:

- Cán bộ quản lý các phịng khoa nói chung, lãnh đạo nhà trường nói riêng phải chú ý đến việc tập huấn, triển khai việc đổi mới chương trình đào tạo và học tập, thường xuyên rà soát để sửa đổi bổ sung nếu cần thiết.

- Chỉ đạo việc cải tiến đổi mới nội dung chương trình đào tạo cụ thể tới các phòng, khoa, trung tâm, tổ chức hội thảo, xây dựng lịch trình, lập kế hoạch các nội dung đổi mới theo hướng tăng kiến thức thực tế, bài tập thực hành, cải tiến nội dung thực tập tốt nghiệp theo hướng bám sát thực tiễn. Cần giao cho giáo viên có năng lực tổng hợp và tay nghề tốt phụ trách sau đó báo cáo để mọi người cùng tham gia góp ý, thống nhất.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án nhằm nhận xét đánh giá, biểu dương, nhắc nhở, khen thưởng kịp thời. Tổ chức, định kỳ có kế hoạch cho các khoa, phịng cử cán bộ, giáo viên đi thực tế ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật và vật liệu tiên tiến bổ sung vào bài giảng.

- Cần cải tiến chương trình thực tập tốt nghiệp bằng cách yêu cầu học sinh làm báo cáo thực tập về chủ đề tác phong công nghiệp ở các doanh nghiệp học sinh đang thực tập, giúp học sinh nâng cao chất lượng nhất định về chủ đề trên.

- Cần có những bài tập tình huống đưa vào chương trình ngoại khố để học sinh tự rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hoặc cho học sinh tiếp cận với lĩnh vực khoa học mới nhằm rèn luyện khả năng thích ứng và kỹ năng mềm.

d. Điều kiện để thực hiện

- Phải thành lập được ban chỉ đạo xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất của thị trường lao động.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho phịng, khoa. Sưu tầm hệ thống hố, xây dựng luận cứ để cải tiến nội dung chương trình.

- Xây dựng tính tự giác và nhận thức đổi mới nội dung chương trình đào tạo là nhiệm vụ của mỗi cán bộ giáo viên.

- Đảm bảo có đủ tài liệu tham khảo, nguồn nhân lực và kinh phí phục vụ cơng tác đổi mới nội dung chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 80 - 82)