.8 Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 57)

trường xem xét. Để đánh giá khách quan mức độ quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tác giả thăm dò 50 giáo viên đang giảng dạy tại hệ CĐN của nhà trường và tổng hợp được kết quả sau:

Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên giảng dạy của giáo viên

TT Nôi dung đánh giá

Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý

hoạt động giảng dạy của giáo viên

Thực hiện chƣa tốt

Thực hiện tốt

1 Quản lý hoạt động chuẩn bị da ̣y

học

Phiếu 12 38

Tỷ lệ % 24 76

2 Quản lý hoạt động da ̣y ho ̣c trên lớp Phiếu 10 40

Tỷ lệ % 20 80

3 Quản lý hoạt động giờ lên lớp Phiếu 11 39

Tỷ lệ % 22 78

4 Quản lý việc tổ chức hướng dẫn học sinh thực tập

Phiếu 13 37

Tỷ lệ % 26 74

5 Quản lý hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả da ̣y ho ̣c

Phiếu 8 42

Tỷ lệ % 16 84

6 Quản lý việc tự học, tự rèn của giáo viên:

Phiếu 15 35

Tỷ lệ % 30 70

Đánh giá theo thang điểm 2 như sau:

Mức 1: Tương đương 1 điểm: Thực hiện chưa tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Thực hiện tốt

Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giáo viên đánh giá công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường khá cao. Thấp nhất là 70% và cao nhất là nội dung quản lý hoạt động thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên (84%). Điều đó khẳng định công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường là tốt. Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng đó, định kỳ tổ chức thi hội giảng hoặc đột xuất dự giờ giáo viên để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên một cách chính xác và khách quan.

Bên cạnh đó, nhà trường cịn quản lý kết quả dạy học của giáo viên qua kênh thăm dò mức độ hài lòng của học sinh theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lãnh đạo nhà trường điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và của hệ CĐN nói riêng.

- Phương pháp giảng dạy

Qua tìm hiểu thực tế về phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn còn hạn chế, vẫn còn nặng về phương pháp dạy học truyền thống, những phương pháp dạy học tích cực chưa được áp dụng 100%. Mặc dù đặc thù của dạy nghề là dạy tích

hợp, dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đấy để học sinh phải thao tác vận hành thành thạo và làm ra được sản phẩm của buổi học đó.

Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng phương pháp dạy học

TT Các phƣơng pháp dạy học Chƣa Mức độ áp dụng(%) Đôi khi Thƣờng xuyên

1 Thuyết trình 0 30 70

2 Nêu vấn đề 0 52 48

3 Dạy học theo nhóm 11 25 64

4 Trắc nghiệm khách quan 33 45 22

5 Tự nghiên cứu theo hướng

dẫn của giáo viên 10 32 58

6 Thực hành theo năng lực

thực hành nghề 35 49 16

7 Dạy học theo dự án 65 25 10

Thông qua kết quả khảo sát giáo viên cho rằng: Phần lớn phương tiện dạy học đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên một số phương pháp giảng dạy mới như: theo năng lực thực hành, theo dự án còn rất hạn chế. Đặc thù là đào tạo nghề, việc dạy thực hành theo năng lực thực hành nghề của học sinh là rất khả quan nhưng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học này còn rất hạn chế (thường xuyên sử dụng: 16%). Theo quan đểm chủ quan của tác giả phương pháp dạy học thuyết trình khơng phù hợp với đào tạo nghề: Vì dạy nghề là dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đấy theo phương pháp trực quan, giáo viên vừa giảng lý thuyết vừa thực hành mẫu để học sinh thao tác làm theo tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu. Phương pháp dạy học rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học sinh lĩnh hội được kiến thức từ thầy. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng và quyết liệt áp dụng phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cần phải dạy cho học sinh cách tự học, tự lĩnh hội kiến thức từ nhân loại. Vì vậy sau này học sinh ra trường sẽ vững về chuyên môn và tự tin hơn.

2.2.2.3. Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Trong công tác quản lý hoạt hoạt động học tập của học sinh nhà trường cũng phân cấp quản lý về các khoa và trung tâm đào tạo, khoa, trung tâm lại phân cấp

quản lý về bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quản lý hoạt động học tập của học sinh dựa trên các tiêu chí:

- Quản lý công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh

Hoạt động học tập của học sinh đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, thái độ và trách nhiệm của các em. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học là: Lấy người học là trung tâm. Giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắn cho học sinh nhằm tạo ra tiền đề cho q trình nhận thức, thúc đẩy các em tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.

- Quản lý giờ học trên lớp.

Giáo viên bộ môn phối hợp với cán bộ lớp điểm danh học sinh có mặt trên lớp làm cơ sở tính điểm chuyên cần cho các em, đồng thời điều chỉnh và rèn luyện nề nếp kịp thời.

- Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp.

Giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học đối với từng môn học và phối hợp với cán bộ lớp để quản lý hoạt hoạt động tự học của các em ngoài giờ lên lớp.

Để đánh giá khách quan mức độ quản lý hoạt động học tập của học sinh, tác giả thăm dò 150 học sinh đang học tại hệ CĐN và tổng hợp được kết quả sau:

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Nôi dung đánh giá

Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

Thực hiện tốt Thực hiện chƣa tốt

1

Quản lý công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh

Phiếu 119 31

Tỷ lệ % 79,3 20,7

2 Quản lý giờ học trên lớp Phiếu 115 35

Tỷ lệ % 76,7 23,3

3

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp

Phiếu 113 37

Đánh giá theo thang điểm 2 như sau:

Mức 1: Tương đương 1 điểm: Thực hiện chưa tốt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Thực hiện tốt

Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy học sinh đánh giá rất cao công tác quản lý hoạt động học tập của nhà trường đối với các em. Nội dung đánh giá công tác quản lý giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập cho học sinh cao nhất đạt 79,3%. Công tác giáo dục động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập của học sinh được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Ngay khi học sinh mới nhập học đã được tập trung học định hướng, quán triệt tư tưởng, phẩm chất đạo đức và văn hóa của nhà trường. Riêng cơng tác quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp là bài tốn khó đối với các trường nói chung và trường Đại học Cơng cơng nghiệp Hà Nội nói riêng, nhưng công tác này vẫn được học sinh đánh giá đạt mức:75,3%. Đó là sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp và các cơ quan, đồn thể của địa phương có học ở trọ kịp thời nắm bắt thông tin về các em để uốn nắn và giáo dục nếu có phát hiện những thói hư tật xấu.

2.2.2.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh

Đối với hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo t ại trường, thời gian qua nhà trường đã thực hiê ̣n đầy đủ các hình thức kiểm tra , đánh giá như: tự luận, trắc nghiê ̣m, vấn đáp. Để biết được hình thức kiểm tra nào giáo viên thường sử dụng thơng qua việc

Bảng 2.11: Khảo sát hình thức đánh giá kết quả học tập

Hình thức kiểm tra Tự luận Trắc nghiệm Tự luận và trắc nghiệm

Số lƣợng 71 40 39

Tỷ lệ % 32 30 38

Biểu đồ 2.9: Khảo sát hình thức đánh giá kết quả học tập

Nhìn biểu đồ trên ta thấy giáo viên tổ chức các hình thức kiểm tra tương đối đồng đều. Hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm chiếm ưu thế: 38%. Hình thức kiểm tra tự luâ ̣n : 32% và hình thức kiểm tra trắc nghiệm: 30%. Mặc dù mỗi hình thức kiểm tra đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng đối với đào tạo nghề nên thiên về sử dụng hình thức thi trắc nghiệm và tự luận.

Tuy nhiên, thực tế mơ ̣t sớ học sinh có kết quả học tập khá cao song theo đánh giá của các doanh nghiệp sử du ̣ng lao đô ̣ng la ̣i có khả năng thích ứng và vâ ̣n du ̣ng những gì đã ho ̣c vào thực tiễn kém hơn các h ọc sinh khác . Qua đó, ta có thể thấy công tác kiểm tra đánh giá của nhà trường vẫn tồn ta ̣i mô ̣t số ha ̣n chế . Nguyên nhân có thể xuất phát từ một số giáo viên thực hiê ̣n kiểm tra, đánh giá qua loa, chạy theo thành tích, thiếu các câu hỏi phân loa ̣i học sinh hoă ̣c có nhưng chưa chính xác . Vì vâ ̣y, nhà trường cần quản lý sát sao việc kiểm tra , đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của h ọc sinh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của trường.

Ngoài việc lựa chọn hình thức đánh giá nhà trường cần quan tâm sát sao việc tổ chức thực hiện việc đánh giá. Từ năm 2012, nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp cho hệ CĐN tại trung tâm quản lý chất lượng. Đây là trung tâm đảm bảo ba công khai và độc lập trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh: Từ khâu ra đề thi, coi thi đến chấm thi độc lập.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng đầu ra của hệ cao đẳng nghề

2.2.3.1. Chất lượng đầu ra của hệ cao đẳng nghề được đánh giá thông qua kết quả học sinh tốt nghiệp từ năm 2010 đến 2013

Bảng 2.12: Kết quả học sinh tốt nghiệp hệ CĐN năm (2010 - 2013)

Năm học Số sinh viên tốt nghiệp Xếp loại tốt nghiệp XS (tỷ lệ%) Giỏi (tỷ lệ%) Khá (tỷ lệ%) TBK (tỷ lệ %) TB (tỷ lệ%) 2010 - 2011 402 0 (0%) 90 (2,4) 258 (60,2) 51(12,7) 3 (0,7) 2011 - 2012 550 1(0,18%) 120 (21,8) 333 (60,5) 91(16,5) 5 (0,9) 2012 - 2013 487 0 (0%) 140 (28,7) 245 (50,3) 98(20,1) 4 (0,8)

(Nguồn phịng đà o tạo trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội cung cấp)

Biểu đồ 2.10: Kết quả học sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề năm (2010 - 2013)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ học sinh đạt loại khá giỏi là chủ yếu. Đặc biệt tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi đã tăng từ (2,4 lên 21,8 và lên 28% theo hướng tăng dần những năm trở lại đây) và khơng có học sinh xếp loại yếu kém.

2.2.3.2. Chất lượng đầu ra được đánh giá thơng qua thời gian học sinh tìm việc sau khi tốt nghiệp

Bên ca ̣nh đánh giá năng lực , kết quả khảo sát về thời gian tìm kiếm viê ̣c làm sau khi học sinh tốt nghiệp cũng là mô ̣t chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu ra của hệ CĐN. Tác giả phối hợp với Ban phát triển doanh nghiệp của nhà trường thăm dò 150 học sinh tốt nghiệp hệ CĐN và tổng hợp được tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp theo từng khoảng thời gian cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Thời gian tìm được việc làm sau khi học sinh tốt nghiệp

Thời gian tìm đƣợc việc làm Phiếu trả lời Tính tỷ lệ % Ghi chú

Có việc làm ngay 11 7,3 Từ 1 đến 3 tháng 28 18,7 Từ 3 đến 6 tháng 51 34,0 Từ 6 tháng đến 12 tháng 55 36,7 Trên 12 tháng 5 3,3

Biều đồ 2.11: Thời gian tìm được viê ̣c làm sau khi học sinh tốt nghiê ̣p

Kết quả khảo sát cho thấy có 36,7% sớ học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp từ 6 đến 12 tháng, 34% số học sinh tốt nghiê ̣p tìm được viê ̣c làm từ 3 đến 6 tháng và tỷ lệ học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp từ 1 đến 3 tháng là 18,7%; trong khi đó tỷ lệ học sinh có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp rất thấp - 7,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trên 12 tháng vẫn chưa tìm đươ ̣c viê ̣c làm chiếm 3,3%. Kết quả này phần nào phản ánh chất lượng đào tạo hệ CĐN của

nhà trườ ng vẫn còn mô ̣t số ha ̣n chế ảnh hưởng đến học sinh xin việc sau khi tốt nghiệp.

Nhà trường cần phải quản lý tốt việc đánh giá chất lượng đầu ra của các em. Đảm bảo chất lượng đầu ra công khai, minh bạch, đúng và khách quan.

2.2.4. Quản lý chất lượng học sinh tham gia vào thị trường lao động

Hiện nay, nhà trường nắm rất rõ số lượng học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đang làm việc cho các doanh nghiệp thông qua Ban phát triển doanh nghiệp của nhà trường. Vì vậy, kết hợp cùng với Ban phát triển doanh nghiệp, tác giả đã thăm dò 12 doanh nghiệp đánh giá về mức độ học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và tổng hợp được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Doanh nghiệp đánh giá về học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đang làm việc tại doanh nghiệp

Đánh giá theo thang điểm 4 như sau:

Mức 1: Tương đương 1 điểm: Đánh giá chưa đạt Mức 2: Tương đương 2 điểm: Đánh giá trung bình Mức 3: Tương đương 3 điểm: Đánh giá tốt

Mức 4: Tương đương 4 điểm: Đánh giá rất tốt

T

T Nội dung đƣợc đánh giá

Doanh nghiệp đánh giá mức độ học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Tỷ lệ % TB Chƣa đạt Trung bình Tốt Rất tốt

1 Kiến thức chuyên môn 0 5 3 4 72,9

2 Kỹ năng thực hành 0 3 6 3 75,0

3 Kỹ năng mềm 3 6 3 0 50,0

4 Ngoại ngữ phục vụ cho công việc. 1 8 3 0 54,2

5 Tin học phục vụ cho công việc 1 9 2 0 52,1

6 Khả năng thích ứng với lĩnh vực

mới 0 10 2 0 54,2

Biểu đồ 2.12: Đánh giá của doanh nghiệp về học sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề đang làm việc tại doanh nghiệp

Qua biểu đồ trên ta thấy , doanh nghiệp đánh giá học sinh tốt nghiệp hệ CĐN đang làm cho doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành là khá tốt. Đặc biệt kỹ năng thực hành được đánh giá cao nhất: (75%). Còn các nội dung đánh giá khác chỉ đạt mức trung bình cụ thể: khả năng ngữ của các em (54,2%); khả năng tin học (52,1%). Thấp nhất là kỹ năng mềm (50%). Với đặc thù doanh nghiệp nước ngoài (nhất là doanh nghiệp 100% vốn đầu của Nhật) họ rất quan tâm đến kỹ năng mềm, tính kỷ luật cũng như khả năng thích ứng với lĩnh vực mới. Theo như doanh nghiệp đánh giá khả năng học sinh tốt nghiệp hệ CĐN thích ứng với lĩnh vực mới còn hạn chế (54,2%). Trong xu thế hội nhập, địi hỏi học sinh tốt nghiệp ngồi việc đạt được kiến thức chun mơn cần phải có khả năng tư duy, sáng tạo, tính linh động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Bên cạnh đó, nhà trường rất quan tâm đến mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nắm bắt được nhu cầu cũng như việc doanh nghiệp đánh giá về chất lượng học sinh tốt nghiệp. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp để học sinh tốt nghiệp đáp ứng được thị trường lao động.

Đánh giá thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo hệ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 57)