Khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố và kiểm sát

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án mua bán người theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở địa bàn tỉnh hà giang) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30)

tra các vụ án mua bán người

1.3.1. Khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án mua bán người mua bán người

Khi một người thực hiện các hành vi mà Điều 150 và Điều 151 BLHS năm 2015 quy định là tội phạm thì quyền cơng tố của Nhà nước được phát động, thể hiện ở sự buộc tội nhà nước đối với người phạm tội, cũng từ đó hoạt động KSĐT của VKS được bắt đầu.

THQCT của VKS là một hoạt động thuộc chức năng công tố được Nhà nước trao cho một chủ thể duy nhất là VKS thực hiện, thể hiện qua việc VKS sử dụng tống họp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hỉnh sự đối với người phạm tội nhằm xử lý tội phạm đúng người, đúng tội đúng pháp luật.

KSĐT là hoạt động thuộc chức năng Kiểm sát hoạt động tư pháp được Nhà nước trao cho một chủ thể duy nhất là VKS thực hiện, thể hiện qua việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chù thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm việc điều tra phải khách quan, tồn diện, đầy đủ, chính xác; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh.

Như vậy có thể đưa ra khái niệm:

Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra vụ án mua bán người là

hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự đê thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người thực hiện hành vỉ nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự là hành vi mua bán người và để kiểm sát việc tuân theo pháp luật

của cảc chủ thê tham gia quan hệ pháp luật tơ tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán người; nhầm đảm bảo tội phạm mua bán người phải được khởi tố, điều tra và xử lỷ kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội và đảm bảo việc điều tra phủi khách quan,

toàn diện, đầy đủ, chinh xác, đủng pháp luật.

ĩ.3.2. Đặc điểm của thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ

cán mua bán người

Mục đích của TTHS là địi hởi mọi tội phạm đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Để đạt được mục đích đó trước hết phải thực hiện tốt hoạt động THQCT và KSĐT vụ án hình sự nói chung, nắm vững những nội dung cơ bản của công tác THQCT và KSĐT và còn phải xác định được những đặc điểm riêng của hoạt động này đối với các vụ án mua bán người nói riêng.

Thứ nhất, THQCT và KSĐT đối với các vụ án mua bán người là hoạt động của VKS do những người có thâm quyền (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiêm sát viên) tiến hành

VKS được pháp luật trao cho một hệ thống các quyền năng pháp lý để THQCT và kiếm sát các hoạt động tư pháp trong VAHS nói chung và vụ án mua bán người nói riêng, trong đó có những quyền chỉ VKS mới được thực hiện (như

quyền truy tố bị can ra tòa án để xét xử). Tất cả các lệnh, quyết định của CQĐT liên quan đến vụ án, bị can đều phải đặt dưới sự kiểm sát của VKS, một số lệnh, quyết định phải có sự phê chuẩn của VKS thì mới có hiệu lực pháp luật như: quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam... VKS có quyền

áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong hoạt động THỌCT nhằm đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra VAHS đúng luật định, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng chính sách pháp luật.

Thứ hai, THQCT và KSĐT đối với các vụ án mua bán người của VKS phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định

THQCT và KSĐT trong các lĩnh vực hình sự nói chung đều địi hỏi phải tn thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Hoạt động THQCT và KSĐT của VKS đối với

các vụ án mua bán người nhãm truy cứu TNHS đôi với người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu hậu quả nghiêm khắc của chế tài pháp luật hỉnh sự. Đây là chế tài nghiêm khắc nhất, có thể tước bở hoặc hạn chế các quyền về nhân thân, về tài sản của con người. Chính vì vậy, pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ việc THQCT và KSĐT đối với các mua bán người về trình tự, thủ tục cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

Hoạt động THQCT và KSĐT đối với các mua bán người của VKS phải được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự và TTHS vào các trường họp cụ thể. Việc tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (quy phạm luật hinh thức) là điều kiện bắt buộc và là tiền đề cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung (BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật hình sự). Có như vậy mới đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội đúng pháp luật, không oan, sai.

Thứ ba, THQCT và KSĐT đối với các vụ án mua bán người của VKS được tiến hành ở tất cả các giai đoạn, tiếp nhận, giải quỵết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tổ, điều tra, truy tổ, xét xử

Khi THQCT và KSĐT các VAHS, VKS vừa có quyền nhưng cũng có nghĩa vụ thực hiện các quyền năng pháp lý thuộc nội dung công tố và kiểm sát hoạt động điều tra theo quy định cùa pháp luật nhằm bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ xác định tội phạm và người phạm tội. Những hoạt động đó bao gồm các nội dung: Có hay khơng có hành vi phạm tội xảy ra? Nếu có thì phạm tội gì, được quy định tại điều khoản nào của BLHS? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Họ có đủ khả năng chịu TNHS hay khơng?... Trên cơ sở đó truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử.

Thử tư, THQCT và KSĐT đối với các vụ án mua bán người của VKS là hoạt động đòi hỏi tỉnh sáng tạo, nhạy bén, lỉnh hoạt của các chủ thê có thâm quyền.

THQCT và KSĐT của VKS đối với từng vụ án cụ thể luôn mang sắc thái riêng, phù họp với từng hành vi, hoàn cảnh và đặc điểm nhân thân của mỗi con người

cụ thể. Sự đa dạng của thực tiễn THQCT khơng chỉ có ở từng vụ việc cụ thể, đối với

những đơi tượng cụ thê mà cịn ở từng KSV. Mặc dù quy phạm pháp luật luôn ln mang tính khn mẫu chung, các tiêu chuẩn, quyền, trách nhiệm của KSV cũng là những quy định chung, thống nhất, nhưng trình độ, năng lực, kỹ năng thực hiện công vụ ờ mỗi KSV lại không giống nhau. Cùng một trường họp phạm tội cụ thể nhưng cách nhìn nhận, đánh giá về nhân thân của bị can, về tính chất và mức độ của hành vi phạm tội ở mồi KSV khác nhau, dẫn đến việc đề nghị áp dụng mức hình phạt cụ thể trong khung luật định có thể khơng giống nhau. Do đó, có thể khẳng định hoạt động THQCT và KSĐT mang dấu ấn chủ quan của KSV khá sâu sắc, đặc biệt là trong hoạt động điều tra, khi mà dấu hiệu của tội phạm, chứng cứ buộc tội mới được phát hiện và thu thập, đòi hỏi KS V phải thật sự nhạy bén, linh hoạt.

Thứ năm, trong THQCT và KSĐT đổi với các vụ mua bản người của VKS có tính bắt buộc đối với chủ thê bị áp dụng, các chủ thê cỏ liên quan và được pháp luật bảo đảm thỉ hành

Việc tổ chức thực hiện quyết định liên quan đến THQCT đã ban hành là giai đoạn cuối của quá trình THQCT. Các văn bản thể hiện nội dung của THQCT của VKS trong THQCT ở giai đoạn điều tra thể hiện ý chí của Nhà nước, khơng chỉ tác động trực tiếp đến đối tượng bị áp dụng mà còn tác động đến cả cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các đối tượng liên quan. Các văn bản của VKS trong THQCT và quá trình KSĐT buộc chủ thể bị áp dụng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do các chế tài pháp luật hình sự đặt ra. Đây là loại chế tài nghiêm khắc nhất trong hệ thống các chế tài của pháp luật vì nó tước bở hoặc hạn chế các quyền nhân thân và tài sàn của người bị áp dụng.

Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, THQCT và KSĐT trong các vụ án mua bán người có những đặc điểm riêng sau:

- Các vụ án mua bán người thường bị phát hiện chậm nên gây rất nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm. Trên thực tế, phần lớn các VAHS thuộc nhóm tội này đều do cơ quan có thẩm quyền phát hiện, hoặc trong trường hợp người bị hại hoặc gia đình đến tố cáo tại cơ quan có thẩm quyền; việc điều tra tội mua bán người thường tổ chức truy xét, rất ít trường họp bị bắt quả tang, do vậy chỉ khi bị hại trốn được về nước và có đơn trình báo thì đối

tượng thực hiện hành vi phạm tội mới bị phát hiện, điêu tra. Việc thu thập chứng cứ chỉ dựa vào lời khai của bị hại cũng như khai nhận của đối tượng, chính vì vậy khó chứng minh hành vi phạm tội nếu đối tượng không thừa nhận. Mặt khác, thời gian bị hại về nước (tự trốn thoát, được giải cứu, trao trả) có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí cả chục năm nên dẫn đến việc xác định thời gian, địa điểm chính xác xảy ra tội phạm gặp nhiều khó khăn; tài liệu, chứng cứ vật chất, dữ liệu, người làm chứng không xác định được. Đa số vụ án mua bán người thường xảy ra ờ vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, khơng có người làm chứng, người biết việc, nạn nhân có trình độ nhận thức, khả năng ghi nhớ hạn chế hoặc đối tượng mua là người nước ngồi, Vì vậy việc thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh, điều tra gặp nhiều khó khăn.

- Đặc thù của tội mua bán người thường có nhiều đồng phạm tham gia, các đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ và một số đối tượng sống hoặc lẩn trốn trên đất nước Trung Quốc, không xác định được tên, tuổi, địa chỉ nên việc điều tra không được triệt để, thời gian điều tra khéo dài.

- Trên thực tế, đối với các vụ án mua bán người rất dề có sự chuyển hố tội danh gây khó khăn trong việc định tội danh. Ví dụ như việc xử lý tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuồi hoặc tội Tồ chức cho người khác trốn đi nước ngồi trái phép là tương đối khó khăn. Trong nhiều trường hợp việc định tội danh có sự li lai một số các dấu hiệu thuộc CTTP nên trong hoạt động THQCT và KSĐT cần thiết phải đảm bảo rất chặt chẽ, xác định đầy đủ các dấu hiệu định tội bằng chứng cứ để xử lý một cách chính xác nhất.

Vì vậy, VKS mà trực tiếp là KSV làm nhiệm vụ phải nắm chặt chẽ hồ sơ, xem xét và đánh giá các chứng cứ thu thập được của CQĐT có đầy đủ, khách quan, hợp pháp để định tội và định khung hình phạt chính xác hay khơng để từ đó đề ra quyết định truy tố đúng người đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời từ những chứng cứ đó thiết lập bản luận tội và bảo vệ quan điểm truy tố trước Tịa án.

1.4. Vai trị của thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra trong các vụ án mua bán người đối vói q trình giải quyết đúng đắn vụ án hình sự

Trong giải quyết VAHS, VKS có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu hồ sơ một cách khách quan, tồn diện, trên cơ sở đó ra văn bản tố tụng để bảo đảm có căn cứ

và đúng pháp luật, không đê lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. VKS các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình. Như vậy, có thể nói, THQCT và KSĐT trong các VAHS nói chung và vụ án mua bán người của VKS giữ vai trò chủ đạo và quyết định bảo đảm sự đúng đắn trong các hoạt động tư pháp ở các giai đoạn khác nhau của VAHS.

Với tư cách là chủ thề được giao quyền lực Nhà nước, vai trò của THQCT và KSĐT đối với VAHS nói chung và vụ án mua bán người được thể hiện đầy đủ và cụ thể qua vị trí, chức năng của VKS. Theo Hiến pháp (2013), BLTTHS (2015) và Luật tổ chức VKSND (2014), VKS có chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong VAHS, VKS có trách nhiệm THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết VAHS ở các giai đoạn khác nhau. VKS có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, khơng đề lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Các quy định pháp luật cho thấy VKS giữ vai trò chú đạo, quyết định trong hoạt động giài quyết đúng pháp luật vụ án hình VAHS nói chung và vụ án mua bán người nói riêng.

Vai trị chủ đạo, quyết định của VKS trong bảo đảm sự đúng đắn của cấc hoạt động giải quyết VAHS được thể hiện cụ thề, rõ nét và đầy đủ hơn ở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này.

Vai trò của VKS trong hoạt động THQCT và KSĐT đối với giải quyết đúng đắn VAHS về mua bán người còn được thể hiện một cách cụ thể hơn qua các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và KSV, với tư cách là những người đại diện cho cơ quan cơng tố trực tiếp tiến hành tố tụng.

Vai trị của VKS cũng được thể hiện một cách đầy đủ cụ thế hơn ở từng nhiệm vụ, quyên hạn của VKS trong giải quyêt VAHS. Đó là: nhiệm vụ, quyên hạn

của VKS trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn trong hoạt động điêu tra, truy tô; trong quá trinh tiên hành các hoạt động điêu tra cụ thể; trong việc quyết định đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra và truy nã bị can; trong việc quyết định truy tố.

Với những nội dung trình bày ờ trên cho thấy, VKS là cơ quan tiến hành tố tụng có vai trị chủ đạo và quyết định trong bảo đảm sự đúng đắn theo pháp luật của các hoạt động tố tụng. Vì vậy, có thể nói vai trị cùa THQCT và KSĐT đối với VAHS nói chung và vụ án mua bán nguời nói riêng của VKS là vai trò chủ đạo và

quyết định trong các hoạt động tố tụng ờ quá trình giải quyết VAHS.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn phân tích những nội dung lý luận cơ bản vê tội mua bán người; thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra trong các vụ án mua bán người.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là một quyền nãng của VKSND, được Hiến pháp và pháp luật trao cho duy nhất một chủ thề là VKS. Đây là hoạt động thực hiện quyền công tố nhà nước trong việc buộc tội đối với hành vi và người

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án mua bán người theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở địa bàn tỉnh hà giang) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)