3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và
3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện quy định của pháp luật
luật hình sự về tội mua bản người và pháp luật tố tụng hình sự về thực hành• ♦ • o X X • ♦ O • •
quyền cơng tố và kiểm sát điều tra trong vụ án hình sự
Quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội mua bán người là một tiến bộ vượt bậc trong công tác lập pháp về tội danh này. Quy định này đã tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về mua bán người và đấu tranh phòng chống mua bán người đã được thể hiện trong các văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết các vụ án mua bán người, vẫn cịn tồn tại những khó khăn, bất cập nhất định.
Một là, Kỹ thuật lập pháp tại Điều 150, Điều 151 còn mang nhiều sắc thái,
đặc trưng của ngơn ngữ nước ngồi, khi đọc điều luật lên sẽ khiến người đọc không thể hiểu ngay và dễ hiểu như tên gọi của một số tội như: “Trộm cắp tài sản” hay tội “Giết người”, bên cạnh đó lại khơng có hướng dẫn cụ thể nên không làm nổi bật được đặc trưng của loại tội phạm này để phân biệt với loại tội phạm khác. Ví dụ như cụm từ “Tuyển mộ” trong điều luật có thể được thay thế bằng từ “tuyển chọn”
sẽ rất đơn giản và dễ hiểu hơn.
Hai là, một số tình tiết trong cấu thành cơ bản rất dễ nhầm lẫn đổi với các tội
khác như:
- Tội mua bán người với Tội chứa mại dâm (Điều 327), thực tế hiện nay trong các vụ án chứa mại dâm cũng có những trường họp họ tự nguyện làm người bán dâm nhưng cũng có những trường họp họ bị bắt rồi đem bán vào các ổ mại dâm và bị ép bán dâm nhưng chúng ta không chứng minh được hành vi mua bán người nên chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chứa mại dâm [22].
- Tội mua bán người với Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154). Trong hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người thì người phạm tội có thể có hành vi trộm cắp, lừa đảo và cũng có thể có hành vi dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực đê thực hiện hành vi chiêm đoạt bộ phận cơ thê người thi truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật nào (Điều 150, 151 hay Điều 154?).
Ba là, BLHS năm 2015 quy định hậu quả của hành vi mua bán người là “gây rối loạn tăm thần và hành vỉ của nạn nhăn ” là một tình tiết định khung tăng nặng
hình phạt mới trong nhiều tội trong đó có tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 khơng hề giải thích hay định nghĩa “gảy rối loạn tám thần và
hành vi của nạn nhăn ” được hiểu như thế nào khiến việc vận dụng trong thực tiễn
là khó khăn và thiểu thống nhất.
Bốn là, Điều 150 BLHS năm 2015 mồ tả hành vi “đe dọa dùng vũ lực” là
tình tiết định tội trong cấu thành cơ bản của Tội mua bán người. Liên hệ các tội được quy định trong BLHS thi tình tiết đe dọa dùng vũ lực được sử dụng đặc trưng trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội cường đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) thể hiện rõ bản chất và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Đối với Tội cướp tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được thể hiện dưới các dạng như bằng lời đe dọa không vũ lực (mày không nghe tao, tao sẽ giết...); bằng hành động (dí dao vào cố, dùng tay bóp cổ); và dạng phổ biến nhất trong thực tiễn hiện nay là kết hợp giữa đe dọa và hành động (dí súng vào đầu và đe dọa mày không nghe tao tao bắn chết ngay) bằng các hành động quyết liệt trên người phạm tội đã khống chế được ý chí và làm tê liệt ý chí kháng cự lại cùa nạn nhân. Người phạm tội sẵn sàng thực hiện các hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng nạn nhân một cách ngay tức khắc. Đối với tội cường đoạt tài sản, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực đã thể hiện rồ được việc đe dọa không quyết liệt gay gắt như Tội cướp tài sản và hành vi sử dụng vũ lực có thể sẽ được thực hiện ngay hoặc sau một khoảng thời gian nhất định, hậu quả của hành vi này làm nạn nhân lo sợ nhưng chưa đến mức tê liệt hồn tồn ý chí kháng cự, phản kháng. Như vậy, hành vi đe dọa dùng vũ lực nêu trên với ý định chiếm đoạt tài sản đã diễn tả được mức độ nguy hiểm của hành vi này trong
các tội xâm phạm sở hữu. vấn đề đặt ra trong Tội mua bán người thì hành vi đe dọa dùng vũ lực được thực hiện như thế nào? Mức độ nguy hiềm ra sao? Có phải là ngay tức khắc hay kéo dài cả quá trình vận chuyển nạn nhân? Mà khiến nạn nhân
phải nghe theo dẫn đến hậu quả có thể bị xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của chính bản thân nạn nhân. Điều này đáng tiếc là Nghị quyết 02 của Hội đồng thẩm phán lại chua có hướng dẫn áp dụng cụ thể. Do đó, có thể sẽ xuất hiện những khó khăn trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan tư pháp trong xử lý đối với các hành vi mua bán người có tình tiết này [221.
Năm là, Đến thời điểm hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn, giải thích “thủ đoạn khác” là nhưng thủ đoạn nào, vì vậy khi chứng minh tội phạm “Mua bán
người” cơ quan chức năng bắt buộc phải chứng minh người bị mua bán có bị cưởng ép hay lừa gạt hay khơng? Sự đồng tinh từ phía người bị hại (Như đồng ý đi cùng đối tượng ra nước ngoài để lấy chồng, để làm việc trong các nhà hàng Karaoke (thường là làm gái mại dâm) nhằm nhận 1 khoản tiền...) ở mức độ nào đó thực sự là một sự cản trở rất lớn trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm này. Trong thực tế, đối tượng dẫn dắt chuyển giao người nhằm hưởng lợi ích vật chất thường che đậy hành vi thủ đoạn phạm tội bằng sự ủng hộ từ phía nạn nhân theo cách trên. Đã có khơng ít vụ án khởi tố, bắt giữ về tội “Mua bán người”, nhưng sau đó lại phải thay đối tội danh sang tội “Tố chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” theo quy định tại Điều 349 BLHS 2015. Đối tượng chuyển giao có thế đà nhận một khoản tiền từ đối tượng tiếp nhận (thường là đối tượng ở nước ngoài) đối tượng tiếp nhận mặc nhiên xác lập quyền sở hữu với nạn nhận khi cho rằng đã phải bở ra một lượng tiền để có được họ, từ đó đẩy họ vào các hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động hay tiếp tục biến họ (thường là các phụ nữ) thành món hàng mua đi bán lại phục vụ nhu cầu tình dục bất hợp pháp.... Theo quan điểm của cá nhân, nên có hướng dẫn mở rộng hơn khái niệm thế nào là “Lừa gạt”, thế nào là “Thủ đoạn khác”, qua đó quy định mọi trường hợp nếu nạn nhân khơng tự bán mình, tự mong muốn tham gia vào hoạt động trao đổi và hoàn tồn khơng được tự chủ trong việc thỏa thuận xác lập quyền nghĩa vụ của họ thì những người tham gia vào việc chuyến giao hay tiếp nhận để vụ lợi đều phải xác định là “gian lận” hoặc “lừa gạt”, do đó thỏa mãn cấu thành cơ bản của tội “Mua bán người”. Có như thế mới đáp ứng yêu cầu trong nước về phòng chống loại tội phạm này [22].
Sáu là, về tình tiết định khung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 BLHS
2015 “Đã lây bộ phận cơ thê của nạn nhân ” và tinh tiêt quy định tại điêm d khoản 3 Điều 150 BLHS 2015 “Làm nạn nhân chết...” để áp dụng 02 tinh tiết định khung nêu trên đều địi hỏi phải có hậu quả vật chất, tức là: nạn nhân đà bị lấy đi một hoặc nhiều bộ phận co thể hoặc đã chết. Việc lấy đi một hoặc nhiều bộ phận cơ thể của• i • • •• • A • con người có trường hợp là nguy cơ dẫn đến tước đi sinh mạng sống của nạn nhân (ví dụ lấy cùng lúc 2 quả thận, tim, cùng lúc 2 giác mạc mắt rồi trả họ lại mơi trường khơng người chăm sóc ...) Nếu đối tượng phạm tội ngay từ ban đầu đã xác định rõ những mục đích như vậy thi việc định tội “Mua bán người” lại là quá nhẹ và không phù hợp. Theo quan điểm của cá nhân thì các trường hợp đó phải hướng dẫn xử lý về tội “Giết người”.
Bảy là, Hoàn thiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của “người phiên dịch”:
Theo đó cụm từ “có khả năng phiên dịch ” rất mơ hồ, nên cần quy định một cách cụ thề về trình độ nói, viết đối với ngơn ngữ cần phiên dịch, dịch thuật của người phiên dịch; cơ quan có thẩm quyền công nhận năng lực chuyên môn của người phiên dịch. Người phiên dịch, người dịch thuật phải là người có kiến thức
chun mơn, nghiệp vụ cần thiết được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, nếu tham gia vào hoạt động phiên dịch trong giai đoạn tố tụng của vụ án hình sự địi hỏi người phiên dịch cần có những hiều biết cơ bản về pháp luật để đảm bảo cho việc phiên dịch được đúng đắn.
Hiện nay Nghị quyết hướng dẫn về Điều 150 và Điều 151 đà được ban hành; tuy nhiên, một số hạn chế, tồn tại đã được phân tích ở trên chưa được bồ sung khi ban hành Nghị quyết. Vì vậy, rất cần những giải thích thống nhất, giải pháp thực hiện sớm của liên ngành tư pháp trung ương về những khó khăn, vướng mắc tồn tại nêu trên trong cả BLHS và BLTTHS để cơng tác giải quyết án hình sự nói chung và giải quyết án mua bán người nói riêng được thống nhất, chính xác.
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức, thực hiện nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án mua bán người.
a) Đôi mới, nâng cao chất lượng các biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng của KSV khi THQCT và KSĐT các vụ án mua bán người
Mua bán người là một loại tội phạm phức tạp, khó khăn trong điều tra và xử
lý. Vì vậy, trong quá trình THQCT và KSĐT, KSV cân tập trung vào một sô nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phân công những KSV có chun mơn, kinh nghiệm trong việc
giải quyết các vụ án mua bán người trực tiếp THQCT và KSĐT, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra của ĐTV. KSV được phân cơng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, tài liệu, chứng cứ thu thập đế kết luận việc xác minh, làm rõ, những dấu hiệu tội mua bán người.
Thứ hai, thực hiện tốt hoạt động THQCT và kiêm sát giải quyết tố giác, tin
háo về tội pham, kiến nghị khởi tố liên quan đến mua hán người
Phải thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm để đảm bảo THQCT có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu tội phạm. Nắm chắc tình hình tố giác, tin báo về tội phạm, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hơn nữa chất lượng phân loại, xử lý; theo dõi, đôn đốc việc xác minh, giải quyết của CQĐT, thực hiện đúng Điều 145 BLTTHS. Kịp thời phát hiện những trường họp thụ lý không đúng; những trường họp thụ lý đã lâu, quá thời hạn giải quyết tố giác, tin báo cần phải tổ chức xác minh để phân loại. Đối với những trường hợp trên, KSV phải báo cáo lãnh đạo ra văn bản thông báo, kiến nghị yêu cầu CQĐT giải quyết.
Kiểm sát việc tổ chức xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT phải thường xuyên và kịp thời. Muốn vậy trong quá trinh điều tra xác minh KSV phải nắm chắc tiến độ và kết quả xác minh, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra. Vì xác minh cũng là một trong các biện pháp điều tra của giai đoạn tiền tố tụng. Do vậy các yêu cầu xác minh cũng là yêu cầu điều tra. Các yêu cầu xác minh cũng phải bám sát vào dấu hiệu pháp lý của tội phạm, căn cứ khởi tố VAHS, những tài liệu chứng cứ
cần thu thập, những vấn đề cần phải làm rõ khi xác minh vụ việc đó.
Đối với hoạt động kiềm sát trực tiếp: KSV được phân công phải nắm chắc vi phạm, xây dựng kế hoạch kiểm sát cụ thế. Trong kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm sát, thời điểm kiểm sát và phương pháp tiến hành kiểm sát.
Xây dựng quy chế phối hợp trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố giữa các ngành có liên quan. Hàng tháng CQĐT và VKS cử KSV và Điều tra viên có chun mơn trực tiếp rà sốt cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại công an các xà, đồn, thị trấn. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những đơn vị khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm không thụ lý giải quyết hoặc quá hạn luật định.• 1 • • •
Ngồi ra, khi THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về mua bán người, KSV cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi có người đến trình báo, tố giác về tội phạm liên quan đến mua bán người cân tơ chức tiêp đón, ghi lời khai (càng cụ thê, tỉ mi, rõ ràng bao nhiêu càng
tốt bấy nhiêu).
- Khi lấy lời khai nạn nhân phải có thái độ, cử chỉ thân thiện, thơng cảm và động viên đế nhận được sự họp tác tốt nhất từ phía nạn nhân. Khơng được đặt những câu hởi vê đời tư không liên quan đên vụ án đê tránh làm tơn thương nạn nhân, đảm bảo bí mật thơng tin về đời tư của họ.
- Tạo được niềm tin của nạn nhân đối với việc họ được pháp luật bảo vệ về• • • • • • A A • • sự an tồn cùa bản thân và gia đình khi hợp tác với cơ quan có thẩm quyền để làm rõ các hành vi của kẻ phạm tội.
- Nếu nạn nhân hoặc người tố giác có đơn trình bày và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tội phạm thì phải tiếp nhận, lập biên bản, sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định chuyển cho CQĐT có thẩm quyền thụ lý, xác minh và tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết.
- Yêu cầu CQĐT có kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác, trong đó lun ý về việc giữ bí mật danh tính người đã tố giác [49].
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác THQCT và kiêm sát việc khởi tố vụ
án, khởi tố bị can
VKS phải đảm bảo việc khởi tơ vụ án có căn cứ và hợp pháp. Qua kiêm sát việc khởi tố VAHS, nếu phát hiện việc khởi tố vụ án khơng có căn cứ thì VKS ra
các quyết định hủy bỏ những quyết định khởi tố vụ án đó hoặc tiến hành khởi tố vụ án khi thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Do đó, khi nhận được các quyêt định khởi tô của CQĐT hoặc cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, cần lưu ý một số điểm sau đây: cần kiểm tra tình hợp pháp, có căn cứ của các quyết định đó để phân cơng KSV THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án. Nếu tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc cịn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì KSV phải báo cáo Lãnh đạo có thẩm quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can là có căn cứ và hợp pháp thì KSV cần báo cáo Lãnh đạo có thẩm quyền phê chuẩn quyết định khời tố bị can và gửi ngay quyết định đó cho CQĐT, tạo điều kiện cho CQĐT trong việc điều tra tội phạm. Nếu thấy hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi