Tổ chức thực hiện tốt kiểm tra, giám sát hoạt động rèn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ở trường trung cấp an ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay (Trang 96 - 101)

C ƢƠN 2: N ỮN VẤN ỀT Ự T ỄN VỀ QUẢN LÝ T

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên

3.2.6. Tổ chức thực hiện tốt kiểm tra, giám sát hoạt động rèn luyện

* Vị trí, ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp quan trọng của nhà quản lý nhằm giám sát việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Có thể nói, biện pháp này xuyên suốt hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên. Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu. Kiểm tra, giám sát là một chức năng của quản lý giáo dục, nhằm phục vụ cho mục đích khẳng định năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục và quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường; đồng thời khẳng định năng lực thực hiện và chấp hành kỷ luật của đội ngũ học viên. Thông qua kiểm tra, giám sát cho phép lãnh đạo, chỉ huy nhà trường cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, lực lượng sư phạm đưa ra các quyết định quản lý chính xác như: bổ sung mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức, biện pháp quản lý và giáo dục phù hợp với thực tiễn và đối tượng giáo dục; đồng thời chỉ rõ những việc đã làm được và những việc chưa làm được trong giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên; mặt khác đưa ra những gương người tốt,

việc tốt để cổ vũ động viên học viên chấp hành nghiêm kỷ luật, uốn nắn, xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, đảm bảo cho hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật đi đúng hướng, đạt mục tiêu đã đề ra.

* Nội dung, yêu cầu thực hiện biện pháp

Thứ nhất, kiểm tra, đánh giá hoạt động RLKL cho học viên phải thường xuyên, chặt chẽ và khách quan.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động RLKL cho học viên phải căn cứ vào tiến trình thời gian đào tạo để tiến hành cho phù hợp. Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật có thể sử dụng các hình thức: kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra theo từng giai đoạn hoặc hết một khố học, năm học… Để trên cơ sở đó tổng kết hoạt động giáo dục và hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên được tiến hành với từng đối tượng quản lý cụ thể: Đối với học viên năm thứ nhất, nội dung kiểm tra, đánh giá thường tập trung vào nhận thức việc nắm kiến thức về Hiến pháp, Pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ CAND, chế độ quy định của Bộ Công an và nhà trường; khả năng nắm và hiểu vai trò, ý nghĩa của kỷ luật CAND đối với hoạt động của người học viên trong học tập và rèn luyện tại trường trong những năm tiếp theo; việc xây dựng kế hoạch phấn đấu rèn luyện của học viên trong năm học… Đối với học viên năm thứ hai, nội dung kiểm tra, đánh giá tập trung vào việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; việc nắm các nội dung học tập về pháp luật Nhà nước, kỷ luật CAND, nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung, ban hành; hoạt động kiểm tra phải gắn chặt với chất lượng học tập, rèn luyện hàng ngày và tham gia vào các hoạt động giao lưu của đơn vị. Tổ chức cho học viên thảo luận, đưa ra cách xử lý một số tình huống thường xảy ra trong đời sống hàng ngày và hoạt động của nhà

trường, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức và hành động có kỷ luật cho học viên; giúp học viên nhận thức một cách hệ thống, sâu sắc về các tri thức pháp lý, để sau này khi ra trường về đơn vị công tác thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tổng kết, phản hồi kết quả giáo dục và quản lý hoạt động RLKL cho học viên.

Đây là bước cuối cùng trong một chu kỳ hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên, đồng thời cũng là bước đầu tiên của chu kỳ hoạt động tiếp theo.

Khi tổng kết hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động RLKL cho học viên, cần tập trung làm rõ những việc đã thực hiện được, những việc chưa được, nguyên nhân của những thành công và chưa thành công, phát hiện ra những tổ chức, cá nhân tiên tiến trong chấp hành kỷ luật để xây dựng điển hình, rút ra bài học kinh nghiệm; dự kiến nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý tiếp theo. Hoạt động này, chú trọng việc đánh giá và tự đánh giá của các bộ phận và cá nhân trong nhà trường về quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật.

Tổng kết, phản hồi việc quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên. Mọi thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý tới cán bộ quản lý giáo dục các cấp cùng cơ quan chức năng và ngược lại là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho đối tượng bị quản lý, được giáo dục thấy được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp đối với những việc học viên đã làm, những ý kiến học viên đưa ra được cấp trên quan tâm, để từ đó học viên tích cực hoạt động, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, nội dung, phương pháp hình thức giáo dục và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục -

đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật trong nhà trường nói riêng.

Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của các lực lượng

sư phạm trong kiểm tra, đánh giá hoạt động RLKL cho học viên.

Đối với nhà trường, các cơ quan chức năng và đơn vị quản lý học viên:

Khi kiểm tra phải chuẩn bị kế hoạch, chương trình, nội dung cụ thể, trọng tâm, trọng điểm, đúng người, đúng việc và kết hợp nhiều hình thức, lực lượng. Sau khi kiểm tra phải có kết luận, biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời và hướng mọi người tiếp tục phấn đấu tiến bộ.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên phải lựa chọn những cán bộ có trình độ, phẩm chất và năng lực, có tinh thần trách nhiệm; nắm vững những quy tắc, luật lệ, chủ trương, Nghị quyết của Đảng uỷ nhà trường cũng như các văn bản pháp quy, hướng dẫn tổ chức thực hiện, các quyết định quản lý của chỉ huy nhà trường và của cơ quan chức năng.

Kiểm tra phải theo chuẩn, những chuẩn này chính là những chỉ tiêu tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên được gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động quản lý hoạt động này. Việc kiểm tra theo chuẩn sẽ khắc phục một cách cơ bản yếu tố chủ quan trong đánh giá hoạt động quản lý và giáo dục kỷ luật cho học viên của nhà trường.

Kiểm tra phải phát hiện ra những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà kiểm tra còn là phát triển, phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của học viên trong chấp hành và hành động có kỷ luật, giúp cho các nhà quản lý giáo dục trong nhà trường có phương pháp quản lý, bồi dưỡng tiếp theo để học viên ngày càng hoàn thiện và chấp hành kỷ luật tốt hơn.

quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý học viên và cán bộ quản lý trực tiếp học viên.

Đối với Phòng quản lý học viên, nhất là cán bộ quản lý trực tiếp học viên: Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá

kết quả hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên.

Nắm chắc các văn bản pháp quy, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của các cấp quán triệt và tổ chức quán triệt sâu sắc cho học viên thực hiện, nhất là kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫn về kiểm tra nhận thức và những nội dung giáo dục kỷ luật đã được học tập trong từng năm học.

Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện, chấp hành kỷ luật của học viên.

Duy trì chặt chẽ các chế độ trong ngày, tuần, tháng; thực hiện tốt hoạt động thi đua, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo phân cấp. Kiên quyết chống bệnh thành tích trong hoạt động giáo dục kỷ luật và quản lý kỷ luật cho học viên.

Đối với học viên: Quán triệt và thực hiện nghiêm các kế hoạch, chỉ thị,

hướng dẫn của các cấp; hoạt động thực hiện kế hoạch kiểm tra chấp hành nghiêm quy chế. Quyết tâm giành kết quả cao trong kiểm tra nhận thức và hành động chấp hành kỷ luật.

* Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là những biện pháp quản lý hoạt động RLKL cho học viên nhằm hình thành, củng cố cho học viên đào tạo để trở thành cán bộ quản lý trại giam có thói quen hành động có kỷ luật. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành quy trình quản lý hoạt động RLKL cho học viên một cách chặt chẽ và thống nhất, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Do vậy, trong hoạt động thực hiện phải đồng bộ thống

nhất mới đem lại hiệu quả cao. Mỗi một biện pháp trên đều có tính độc lập tương đối và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu quản lý hoạt động RLKL của học viên Trường Trung cấp ANND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ở trường trung cấp an ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)