Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu chương trình kap và vấn đề haccp đảm bảo thực phẩm sạch tại tp.hcm (Trang 45 - 48)

PHẦN 3 : NỘI DUNG THỰC TẬP

3.4. Kết luận và kiến nghị

3.4.1. Kết luận:

Trước đây, khi nền kinh tế kém phát triển, người dân cịn nghèo nên họ khơng thực

sự chú trọng vào vấn đề ăn uống. Nhưng ngày nay, đời sống vật chất của người dân dần

được cải thiện thì việc ăn uống sao cho khơng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con

người là điều mà mọi người đều quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng, ngày 07-08-2003, Chủ tịch nước đã ký Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Các tổ chức quốc tế như Codex, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ...cũng

đã khuyến khích áp dụng hệ thống HACCP cho ngành thực phẩm.

Ở Việt Nam, khái niệm HACCP mới được tiếp cận từ những năm đầu thập kỷ 90 của

thế kỷ truớc, tuy nhiên do trình độ kinh tế, kỹ thuật còn thấp nên điều kiện tiếp cận với

hệ thống HACCP còn rất hạn chế. HACCP là hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm, được thiết lập để phịng ngừa và kiểm sốt các mối nguy liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, nghĩa là từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho đến khi phân phối tới tay người

tiêu dùng.

Thực phẩm an toàn là yếu tố quan trọng doanh nghiệp trong ngành thực phẩm phát triển. Sản phẩm khơng an tồn có thể gây rủi ro trong kinh doanh bao gồm cả những Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng thực phẩm. Trong lĩnh vực thực phẩm

nơi cung cấp.

- Ghi rõ các loại nguyên liệu đầu vào được mua ở những chợ

nào, lưu giữ các hóa đơn khi

mua hàng để năm rõ thông tin

về nguồn gốc của thực phẩm

đó đồng thời để xuất trình kịp

có nhiều vấn đề đáng lo ngại, ngộ độc, biến đổi di truyền (GMO’s). Những vấn đề vi

sinh, mơi sinh, hố chất tích luỹ và những nguy hiểm về ô nhiễm vật lý khác… tất cả đều mang tính cấp bách, địi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cung cách kinh doanh.

Khi áp dụng HACCP, trước hết nhà sản xuất phải đảm bảo nhà xưởng, máy móc,

thiết bị, con người… đạt yêu cầu vệ sinh, chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Sau đó, nhà

sản xuất phải dựa vào các quy trình sản xuất từng sản phẩm cụ thể để viết ra tài liệu quy

định thực hiện từ khâu nhận nguyên liệu đến xử lý, chế biến, đóng gói, bảo quản đối với

sản phẩm. Ở mỗi công đoạn, nhà sản xuất tập trung vào những điểm cần kiểm soát đã được xác định trong tài liệu hướng dẫn thực an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản

xuất để đúng quy trình và khơng vượt quá giới hạn cho phép đối với những chất phụ gia. Hệ thống HACCP giúp cho chủ doanh nghiệp tin là sản phẩm của mình đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm vì nó:

• Thường xun ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập

vào thực phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng.

• Kiểm sốt dây chuyền cơng nghệ sản xuất để đảm bảo sản phẩm an tồn vệ sinh thay vì kiểm sốt sản phẩm cuối.

Vì vậy, nếu hầu hết các Doanh nghiệp đều áp dụng HACCP chính là bảo đảm chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tương đối nhất, nghĩa là bảo đảm cả chuỗi

cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, từ lúc lựa chọn cây con giống, đất nước,

môi trường nuôi, cấy đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật, thu

hái, bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm đến người tiêu dùng.

3.4.2. Kiến nghị:

Thực chất đảm bảo VSATTP chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng. Cần tăng cường việc

tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức, hành vi, tập quán ăn uống lạc hậu. Bên cạnh đó cần

có những chế tài và sự giám sát chặt chẽ để buộc người sản xuất, người kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định về VSATTP. Các bộ ngành trong vai trị, trách nhiệm của mình cần tham mưu xây dựng những chính sách thích hợp để đầu tư, áp dụng được những cách thức quản lý tiên tiến như GAP, HACCP trong sản xuất, chế biến nông lâm, thủy sản và thực phẩm.

Về phía cơ quan truyền thơng, hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan:

+ Thơng qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, nâng cao kiến thức cho người tiêu

dùng và cho cả người sản xuất, đăc biệt các kiến thức về chất lượng hàng hoá, về

VSATTP.

+ Giúp cho người sản xuất luôn cải tiến chất lượng hàng sản xuất, người buôn bán lẻ hiểu những nguyên tắc giữ hàng hóa ln ln đảm bảoVSATTP.

+ Giúp người tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng, nhất là trong thời gian sắp tới khi nhiều mặt hàng ngoại đa dạng được đưa vào TP trong thời kỳ hội nhập.

Về phía sản xuất:

• Tn thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng

theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp

quy.

• Khơng được sử dụng hố chất phụ gia ngồi danh sách cho phép, ngun liệu, hố chất phụ gia khơng có nguồn gốc rõ ràng.

• Thường xuyên theo dõi các thơng tin trong và ngồi nước, nhất là có liên quan

đến các mặt hàng mình sản xuất.

• Tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh

mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nước, muốn quản lý tốt về VSATTP cần phải có 3 cơng cụ, đó là:

- Pháp luật: Luật Thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm buộc tuân thủ.

- Hệ thống thanh tra chuyên ngành, giám sát việc thực thi pháp luật và chế tài xử lý nghiêm minh.

- Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm có đủ bằng chứng thuyết phục trong xét xử vi phạm và có đủ cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm.

Một phần của tài liệu chương trình kap và vấn đề haccp đảm bảo thực phẩm sạch tại tp.hcm (Trang 45 - 48)