Ứng dụng Packet Tandem hướng vào các nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống với mong muốn giảm vốn đầu tư và chi phí điều hành các tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch kênh hiện nay, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ mới về số liệu.
Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng nhưng rất thất thường của lưu lượng thoại nội hạt (phát sinh do truy cập Internet), vô tuyến và đường dài.
Trong hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống, một mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (Lớp 5 như tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động) được nối với nhau và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn (Lớp 3, 4) bằng một mạng lưới trung kế điểm - điểm khá phức tạp. Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như truy cập hộp thư thoại hay quay số bằng giọng nói …) lại được định tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ cho các dịch vụ cao cấp.
Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay và đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới hạn sau:
Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian, việc định lại cấu hình và nâng cấp mạng lưới phải tiến hành liên tục nhằm tránh bị nghẽn mạng, hơn nữa luôn phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng đài chuyển tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới, phải xây dựng các nhóm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và tới một số tổng đài nội hạt khác.
Các trung kế điểm - điểm hoạt động với hiệu suất không cao vì chúng được thiết kế để hoạt động trong những giờ cao điểm, và những giờ cao điểm này lại khác nhau trong các vùng của mạng.
Hình 1.7 : Tổng đài chuyển tiếp
Hình 1.8 : Tổng đài chuyển tiếp dùng chuyển mạch mềm
1.4. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA CHUYỂN MẠCH MỀM1.4.1. Tổng quan về giao thức điều khiển Media Gateway 1.4.1. Tổng quan về giao thức điều khiển Media Gateway
Các giao thức điều khiển MG được ra đời từ nhu cầu của việc hợp nhất mạng điện thoại truyền thống vào mạng IP để tạo thành một mạng tích hợp duy nhất, mạng thế hệ sau. Các giao thức điều khiển MG cho phép hỗ trợ việc triển khai cuộc gọi từ điện thoại tới điện thoại thông qua mạng IP. Các giao thức điều khiển MG cung cấp điều khiển từ xa dòng lưu lượng media khi chúng được vận chuyển giữa mạng IP và mạng điện thoại truyền thống.
Các giao thức điều khiển MG xác định kiến trúc chủ tớ (master/ slave) giữa các Gateways. MGC hay softswitch là chủ, và các MG là tớ. Một MGC có thể điều khiển nhiều MG.
Hình 1.9 : Tổng quan về sơ đồ giao thức