- Hầu hết mọi người đều đồng ý là phương pháp đặt câu hỏi là một hoạt
1.4.4. Sử dụng câu hỏi điều khiển hoạt động của học sinh
Để sử dụng câu hỏi điều khiển hoạt động của HS một cách hiệu quả cần sử dụng các dạng câu hỏi phù hợp với đối tượng HS. Vì vậy, GV cần phân loại HS để đặt câu hỏi cho phù hợp.
1.4.4.1. Phân loại đối tượng học sinh
Hiện nay, có nhiều cách phân loại HS, cụ thể là:
Phân loại đối tượng theo trí thơng minh năng khiếu.
Theo Howard Gardner, trí thơng minh được phân ra làm 7 loại như sau:
- Trí thơng minh ngơn ngữ: Đối tượng HS này có thể trả lời nhanh chóng
các câu hỏi của GV đưa ra nên rất thích hợp để sử dụng câu hỏi trong dạy học. - Trí thơng minh tốn học – Logic: Đối tượng HS này khả năng suy luận rất
cao nên sẽ trả lời tốt các dạng câu hỏi đòi hỏi rèn mức độ tư duy cao. Đặc biệt là HS sẽ nhìn vấn đề một cách khái quát, khả năng tư duy logic cao.
- Trí thơng minh cảm giác: Những người thuộc loại này thường xử lý tri
thức qua cảm giác của cơ thể. Đối với các HS thuộc loại này không nên tự đặt những câu hỏi yêu cầu khả năng tư duy cao. GV nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, sát với thực tế cuộc sống.
- Trí thơng minh khơng gian: Đối với đối tượng HS này GV nên khai thác
những câu hỏi kết hợp với các hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng…
- Trí thơng minh âm nhạc: Đối với đối tượng HS này khơng gì có thể khiến
học chán nản bằng việc phải nghe thầy cô giảng bài với một kĩ thuật nói kém. Vì thế khi dạy đối tượng HS này GV nên chú ý đến kĩ năng trình bày.
- Trí thơng minh giao lưu: Đối tượng HS này rất thích GV tổ chức các trò
chơi trong câu lạc bộ hoá học, dạy học bằng cách thảo luận nhóm bởi họ có những kĩ năng giao lưu tốt nên việc thích hợp với các thành viên trong nhóm trở nên nhanh chóng và rất dễ dàng.
- Trí thơng minh nội tâm: Đối tượng HS này họ rất giỏi nghiên cứu, khả
năng tự học rất cao. GV nên cho họ hệ thống câu hỏi để định hướng học tập cho HS. Đồng thời hiểu được tâm lí rụt rè, nhút nhát của các em nên GV phải hết sức thận trọng trong việc nhận xét, đánh giá câu trả lời của các em HS để tránh những cảm giác tự ti, mặc cảm.
Phân loại theo phong cách học tập.
- Phong cách hăng hái.
Những người thuộc loại này rất thích cái mới, thích làm thử. Khi được giao nhiệm vụ thì hăng hái làm ngay một cách tồn tâm tồn ý, khơng cần quan tâm đến việc lập kế hoạch.
Những người thuộc loại này thường dè dặt , kỹ tính. Họ thích quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin và sàng lọc một cách cẩn thận, chậm có quyết định, nhưng khi đã ra quyết định thì có cơ sở rất chắc chắn.
- Phong cách lý thuyết.
Những người thuộc loại này thường sống trong một thế giới đầy ý tưởng khơng bao giờ hài lịng khi chưa hiểu thấu vấn đề và bao giờ cũng giải thích ý kiến của mình theo những nguyên lý cơ bản.
- Phong cách thực dụng.
Những người thuộc loại này cũng thích các ý tưởng như những người có “phong cách lý thuyết”, như luôn muốn giải quyết vấn đề, muốn thử xem các ý tưởng ấy có khả thi khơng? Kết quả đến đâu? Thích thử nghiệm nhưng khơng thích phân tích dài dịng, tìm hiểu lý do một cách cặn kẽ.
Tuy nhiên dù phân loại HS theo cách nào cũng chỉ mang tính tương đối. Cịn trên thực tế thì phần lớn mỗi người đều có ít hoặc nhiều các loại tính cách trên, trong đó có một loại tính cách nổi trội, tiêu biểu nhất.
1.4.4.2. Phân loại câu trả lời của HS và cách ứng xử của giáo viên
Dựa vào những thực tế dạy học, có thể chia câu trả lời của HS thành 5 loại sau: - Câu trả lời hoàn toàn đúng
Ứng với câu trả lời này, GV nên khích lệ các em ngay bằng một lời khen đúng mức. Sau đó tiếp tục đào sâu thêm vấn đề bằng một câu hỏi khác khó hơn một chút, lấy nền tảng từ câu trả lời vừa có được sao cho hệ thống câu hỏi của bài học là một chuỗi logic các câu hỏi.
- Câu trả lời có phần đúng, có phần sai
Ứng với câu trả lời này, GV xác nhận ngay phần đúng đồng thời nên dùng cách nói tích cực “ Các em cịn câu trả lời nào khác? Hoặc cho cô thêm vài ý
kiến? Em có đồng ý với câu trả lời của bạn khơng?...Sau đó phân tích câu trả lời của HS và hoàn thiện câu trả lời đúng đắn nhất.
- Câu trả lời hoàn toàn sai
Ứng với câu trả lời này, GV nhạy bén nhận định ngay trong đầu những lý do khiến các em trả lời sai. Kiên nhẫn đặt câu hỏi khác, một vài câu hỏi gợi mở để các em có cơ sở tìm ra câu trả lời đúng. Tuyệt đối không nên dùng các cách nói tiêu cực, chế nhạo, quát nạt: “sao lại có câu trả lời tệ hại như thế này?” hoặc “câu trả lời này của em là hoàn toàn sai!”.
- Câu trả lời lạc hướng
GV bình tĩnh lắng nghe câu trả lời trọn vẹn của các em, sau đó vui vẻ chỉ ra cho các em thấy đã đi quá xa vấn đề, lạc hướng, đốt cháy giai đoạn. Lập lại câu hỏi, gợi một vài ý để giúp các em xác định vấn đề cần suy nghĩ để trả lời cho chính xác. Có thể dí dỏm khơi hài một chút để bầu khơng khí lớp học được thư giãn thoải mái, các em sẽ dễ dàng tái vận dụng đầu óc suy nghĩ và lý luận.
- Câu trả lời vượt ngồi dự đốn
Trong q trình dạy học đơi khi GV gặp một vài HS thơng minh vượt trội trong lớp nên có thể câu trả lời sẽ rất bất ngờ, nằm ngồi dự đốn của GV, dẫn tới một khái niệm độc đáo, giúp cho tiến trình khai phá nội dung bài học đạt một bước thật xa thật sâu. Những câu trả lời như thế thường lại đặt ra một câu hỏi ngược lại cho GV và cho cả lớp.
1.4.4.3. Nghệ thuật khen ngợi và phê bình
Lời phê bình phải có tính chất xây dựng. Nghĩa là, nó phải chỉ ra cái sai, và giải thích cách sửa sai. Như vậy sẽ làm cho HS coi phê bình như lời khuyên.
Lời phê bình cũng phải tích cực chứ khơng được tiêu cực: “Cố lên A, bắt đầu đi nào” chứ khơng phải “Đừng có ngớ ngẩn như vậy”. Nếu có thể, hãy kết hợp chê với khen, kết thúc bằng lời khen.
Khi bạn khen ngợi hãy nhớ rằng lời khen chỉ có ích khi nêu đúng điều đáng khen và lí do khen. Chẳng hạn, “Câu trả lời rất tốt. Em đã giải thích được vì sao phân tử NH3 lại có tính khử”. Nếu người GV làm rõ bạn khen cái gì và vì sao, thì cả HS được khen lẫn các HS khác trong lớp đều biết cách phải làm như thế nào? Giải thích như thế nào là hợp lí hơn cả.
Lời khen được tăng cường đáng kể qua giao tiếp bằng mắt, nhất là nếu được duy trì và kèm theo một nụ cười. Biểu dương cá nhân có tác dụng hơn nhiều so với việc biểu dương cả tập thể lớp. Lời khen bất ngờ có tác dụng mạnh đặc biệt. Khơng có lời khen giờ học sẽ rất hình thức và khơng có dấu ấn cá nhân, vì thế mà GV hãy cố gắng sử dụng những lời khen như một lời động viên, cổ vũ các em HS cũng như các phần thưởng tức thì có giá trị.
Ngoài ra giáo viên thường đặt câu hỏi “Các em học yếu có đáng được khen khơng?”. Câu trả lời nhấn mạnh là có! Thực ra, chính những em HS học yếu hơn mới đáng cần được khen hơn cả. Các em phải chiến đấu với cơng việc một cách khó khăn hơn các em HS khá khác. Đối với các em HS yếu lời khen có tác dụng rất lớn trong việc động viên các em giúp các em tiến bộ hơn trong học tập.
Thay vì chỉ trích những em HS học không tốt bạn nên khen ngợi những em HS học tốt.