BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 65 - 75)

Câu hỏi khái quát

Trong chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã rải rất nhiều chất làm rụng lá cây mà trong đó có chứa chất độc đioxin (chất cực độc có thể gây quái dị, dị tật ... ở nồng độ cực thấp – nồng độ ppm). Đó là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon thơm.

Thuốc trừ sâu 666, thuốc gây mê trong y tế, CFC, nhựa teflon... đều có nguồn gốc là dẫn xuất halogen.

Vậy, dẫn xuất halogen là gì? Chúng có tính chất và ứng dụng như thế nào?

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

1. Nêu khái niệm về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?

1.1. Nhận xét gì về CTPT các hợp chất dẫn xuất halogen của hiđrocacbon so với các phân tử hiđrocacbon tương ứng?

1.2. Ở phần hiđrocacbon các em đã gặp những dẫn xuất halogen nào? Viết công thức cấu tạo của chúng?

1.3. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon được tạo ra bằng phản ứng hóa học nào? Viết PTHH minh họa?

2. Nêu cách phân loại dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?

2.1. Nêu cơ sở để phân loại hiđrocacbon dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?

2.2. Nêu cách phân loại dẫn xuất halogen theo bản chất, số lượng halogen? Cho ví dụ minh họa?

2.3. Nêu cách phân loại dẫn xuất halogen theo đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon? Cho ví dụ minh họa?

2.4. Bậc của dẫn xuất halogen được xác định như thế nào? Cách xác định có khác gì bậc của cacbon trong hiđrocacbon?

3. Nêu tính chất vật lí của dẫn xuất halogen?

3.1. Nghiên cứu thông tin trong bảng ở bài tập 3 (SGK – trang 177) và cho nhận xét về

trạng thái và quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của dẫn xuất halogen no, mạch hở?

3.2. Nêu một số tính chất vật lí khác của dẫn xuất halogen (tính tan trong nước, hoạt tính sinh học…)?

4. Dẫn xuất halogen có những tính chất hóa học nào? Vì sao chúng lại có những tính chất hóa học đó?

4.1. Phân tích cấu tạo phân tử và dạng liên kết C–X trong dẫn xuất halogen.

4.2. Vì sao liên kết C–X phân cực mạnh? Từ đó dự đốn tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen?

4.3. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH xảy ra khi đun nóng. Hãy viết PTHH minh họa và viết phương trình tổng quát của dẫn xuất halogen với NaOH khi đun nóng? (GV bổ sung)

4.4. Em có nhận xét gì về phản ứng của C6H5Cl với NaOH xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất cao?

4.5. Nghiên cứu thí nghiệm về phản ứng tách HBr. Nêu nhận xét về điều kiện, sản phẩm của phản ứng? Viết PTHH minh họa?

5. Dẫn xuất halogen có vai trị như thế nào trong đời sống và sản xuất? Chúng có ứng dụng gì? Vì sao chúng lại có những ứng dụng đó?

5.1. Những dẫn xuất halogen của hiđrocacbon nào được dùng làm nguyên liệu cho tổng hợp polime? Cho ví dụ và viết PTHH tổng hợp polime tương ứng?

để tổng hợp ancol, phenol? Viết PTHH của phản ứng điều chế CH3-CH2-OH từ dẫn xuất halogen tương ứng?

5.3. Những dẫn xuất halogen nào được dùng làm dung mơi? Vì sao? Cho ví dụ minh họa? 5.4. Dẫn xuất halogen cịn có ứng dụng gì khác nữa? Vì sao? Cho ví dụ minh họa?

Câu hỏi vận dụng

1. Nêu tên gọi của DDT, em hãy viết công thức cấu tạo của DDT? 2. Dẫn xuất C6H5Cl có tác dụng với NaOH khi đun nóng khơng?

(GV mở rộng kiến thức: Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất cao, tạo ra muối C6H5ONa, NaCl và H2O)

3. Các dẫn xuất halogen bậc 2, 3 khi tham gia phản ứng tách thì sẽ bị tách cùng với nguyên tử H liên kết với C bên cạnh có bậc như thế nào? 4. Vỏ dây điện, ống nhựa được làm từ vật liệu poli (vinyl clorua). Theo

em, poli vinyl clorua được tổng hợp từ dẫn xuất halogen nào? Viết cơng thức cấu tạo của nó?

Bài 40: ANCOL I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc– chức và thay thế).

- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sơi, độ tan trong nước, liên kết hiđro.

- Tính chất hóa học: Phản ứng của nhóm –OH (thế H, thế –OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton, phản ứng cháy.

- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.

- Ứng dụng của etanol.

- Cơng thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

- Đọc được tên khi biết cơng thức cấu tạo của các ancol (có 4C – 5C). - Dự đốn được tính chất hóa học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hóa học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.

II – MỘT SỐ TƢ LIỆU THAM KHẢO

Etanol: Dƣợc phẩm và thuốc độc

Etanol có tác động đến thần kinh trung ương. Tác dụng của nó (khi uống) giống như chất gây tê thần kinh.

Khi hàm lượng etanol trong máu là 0,1-0,3% thì khả năng phối hợp các hoạt động của con người bị ảnh hưởng gây nên sự mất thăng bằng, nói líu nhíu và hay qn. Khi hàm lượng etanol trong máu lên 0,3-0,4% sẽ có hiện tượng nơn và mất tỉnh táo. Nếu hàm lượng này đến 0,6% thì sự điều hịa của tim bị ảnh hưởng có thể dẫn đến tử vong. LD50 (liều độc giết chết ½ số cá thể thí điểm) của etanol là

10,6g/kg trọng lượng cơ thể người – nghĩa là nếu một người nặng 50kg uống 50 x 10,6g etanol = 530g etanol sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong.

Trong cơ thể người, etanol được hấp thụ ở đại tràng và trong ruột non, sau đó đến nhanh các cơ quan nội tạng. Etanol kìm hãm qua trình sinh hoocmon điều hòa nước tiểu ở tuyến yên gây nên sự mất nước của cơ thể; trong dạ dày etanol kích thích q trình sinh ra axit. Etanol cũng gây giãn mạch máu, làm cơ thể bị mất nhiệt.

Trong cơ thể người nghiện rượu, etanol gây nên sự phá hủy gan là nơi trao đổi etanol nhiều nhất và etanol làm hỏng quá trình trao đổi chất.

III – BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC

Câu hỏi khái quát

Ancol là gì? Ancol có tính chất và ứng dụng như thế nào?

Tại sao ancol gây hại cho sức khỏe của con người mà con người vẫn tìm cách điều chế và sử dụng chúng?

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

1. Ancol là gì? 1.1. Lấy một số ví dụ về ancol đã biết?

1.2. Nhận xét điểm giống nhau về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong ví dụ trên?

1.3. Khái niệm về ancol? 2. Có thể phân chia ancol

thành những loại nào? Đặc điểm cấu tạo phân tử của các

2.1. Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon, các ancol được chia thành các loại nào? Nêu thí dụ minh họa cho các loại?

loại ancol đó? 2.2. Dựa vào số nhóm –OH trong phân tử, ancol được chia thành những loại nào? Nêu thí dụ minh họa?

2.3. Hãy xác định loại ancol của các ancol sau: C4H9OH, C3H6OH, C6H5CH2OH?

2.4. Bậc của ancol được tính bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm –OH. Vậy, dựa vào bậc ancol có thể chia ancol thành những loại nào? Cho thí dụ minh họa với mỗi loại ancol đó?

3. Ancol có những loại đồng phân nào?

3.1. Ancol no, đơn chức, mạch hở có những loại đồng phân nào? (Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm –OH)

3.2. Viết đồng phân ancol của phân tử C4H9OH?

4. Trình bày cách gọi tên của ancol?

4.1. Quan sát bảng 8.1 (SGK) nhận xét về cách gọi tên thông thường và cách gọi tên thay thế của ancol?

4.2. Quan sát tên gốc của C5H11OH qua thí dụ SGK hãy nêu cách xác định mạch chính và đánh số thứ tự nguyên tử cacbon trong mạch chính?

4.3. Hãy gọi tên các đồng phân của C4H9OH? 5. Ancol có những tính chất

vật lí nào?

5.1. Quan sát bảng 8.2 (SGK) nhận xét về trạng thái, quy luật biến đổi nhiệt độ sôi, khả năng tan trong nước của ancol no, đơn chức,

mạch hở?

5.2. Quan sát sơ đồ hình thành liên kết hidro giữa các phân tử ancol và giữa phân tử ancol với phân tử H2O. Cho biết vì sao có sự liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử H của nhóm –OH này với nguyên tử O của nhóm –OH khác? (Liên kết O–H phân cực do chênh lệch độ âm điện của H và O nên –O–H).

5.3. Vì sao các ancol có nhiệt độ sơi cao hơn các hiđrocacbon hoặc ete đồng phân có cùng phân tử khối? (ancol có liên kết hiđro nên cần thêm năng lượng làm đứt liên kết này).

5.4. Vì sao các ancol tan nhiều trong nước cịn hiđrocacbon hoặc ete lại rất ít tan trong nước? 6. Các ancol có những tính

chất hóa học nào? Vì sao chúng có tính chất hóa học đó?

6.1. Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử ancol etylic? Các dạng liên kết trong phân tử?

6.2. Hãy dự đốn các tính chất hóa học cơ bản của ancol?

6.3. Quan sát thí nghiệm kim loại kiềm tác dụng với ancol etylic? Mô tả hiện tượng và viết PTHH của phản ứng? Trong phản ứng hóa học này nguyên tử Na đã thay thế nguyên tử H nào trong phân tử ancol etylic? Vì sao?

6.4. Quan sát thí nghiệm cho etanol và glixerol tác dụng với Cu(OH)2. Mô tả hiện tượng và nhận xét loại ancol nào có thể tác dụng được

với Cu(OH)2? Có thể dùng phản ứng hóa học này để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức khơng? Giải thích?

6.5. Phản ứng thế nhóm –OH

6.5.1. Phản ứng giữa C2H5OH và axit HBr xảy ra trong điều kiện nào? Từ PTHH phản ứng thế nhóm –OH của C2H5OH bị thay thế bởi thành phần nào trong phân tử HBr? Hãy viết PTHH dạng khái quát của ancol đơn chức, mạch hở với HX (X là halogen)?

6.5.2. Quan sát thí nghiệm phản ứng của ancol với ancol có H2SO4 đặc đun nóng nhẹ. Viết PTHH của phản ứng và mơ tả q trình phản ứng hóa học xảy ra giữa 2 phân tử và vận dụng viết PTHH của phản ứng giữa etanol và metanol ở 140oC, có H2SO4 đặc xúc tác?

6.6. Phản ứng tách nước

- Viết PTHH của phản ứng điều chế etylen từ ancol etylic?

- Viết PTHH dạng tổng quát phản ứng tách nước của ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ metanol)?

6.7. Phản ứng oxi hóa

6.7.1. Quan sát thí nghiệm oxi hóa khơng hồn tồn etanol, mơ tả hiện tượng?

Quan sát PTHH của phản ứng và mơ tả q trình tạo ra anđehit axetic?

6.7.2. Phản ứng oxi hóa hồn tồn

Viết PTHH của phản ứng đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở dạng tổng quát?

7. Trình bày phương pháp điều chế etanol?

7.1. Etanol trong công nghiệp được điều chế từ các chất nào? Viết PTHH của các phản ứng điều chế etanol ? Các ancol đơn chức, mạch hở được tổng hợp từ hợp chất nào?

7.2. Trong thực tế ancol etylic (rượu) được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? Quá trình sản xuất diễn ra như thế nào? Vì sao phương pháp này được gọi là phương pháp sinh hóa?

8. Etanol có những ứng dụng gì trong thực tiễn?

8.1. Quan sát hình ảnh trang 186 (SGK) cho biết những ứng dụng này dựa trên những tính chất nào của etanol?

Ngồi những ứng dụng trên em cịn biết những ứng dụng gì của rượu etylic?

Câu hỏi vận dụng:

1. Nêu các bước điều chế rượu trong dân gian? Trong các bước đó, bước nào có các q trình hóa học xảy ra?

2. Tại sao có loại rượu uống lại gây đau đầu?

3. Rượu uống có lợi hay hại cho con người? Sử dụng rượu như thế nào thì có lợi? và có hại?

4. Trong dân gian, người ta tạo ra giấm ăn như thế nào?

5. Xăng E5 là loại xăng gì? Cách tạo ra xăng đó như thế nào? Dùng loại xăng này có lợi gì?

6. Trong phịng thí nghiệm, người ta dùng nhiêu liệu gì để đốt cháy đèn cồn? 7. Vì sao người ta dùng rượu để ngâm các loại rượu thuốc?

8. Vì sao rượu có thể dùng để sát trùng, diệt khuẩn?

9. Trong dân gian, sản xuất rượu có thể dùng các loại men nào? Các loại rượu cần, rượu ngơ, sắn ... có dùng 1 loại men khơng?

10. Để có cồn tuyệt đối ta làm thế nào? Cách làm tăng độ rượu trong dân gian?

Bài 41: PHENOL I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại phenol.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học: Tác dụng với natri, natri hidroxit, nước brom.

- Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); Ứng dụng của phenol.

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hóa học. - Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của phenol.

- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 65 - 75)