Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nhập khẩu hàng hóa tại hợp tác xã minh tiến thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh

Trên thường trường, nơi mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần phải phát huy thế mạnh riêng. Trong cùng một thời điểm, nếu nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một mặt hàng để tiêu thụ trong nước hay nhập khẩu nguyên vật liệu để cùng sản xuất ra một loại mặt hàng thì lúc này nguồn cung quá lớn sẽ ảnh hưởng đến giá thành, sau đó là doanh số bán hàng... Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những lối đi riêng, khơng nên chạy theo xu hướng khi đã có q nhiều đối thủ và hãy tìm cho mình thế mạnh riêng. Càng ít đối thủ, doanh nghiệp càng dễ chiếm lĩnh thị trường.

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa hoặc tính theo phần trăm đối với tổng giá trị hàng hóa và có thể kết hợp cả hai đối với hàng nhập khẩu. Việc này nhằm bảo vệ, phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên sẽ khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu cao lên và vơ hình dung chính người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế chứ không phải nhà nhập khẩu. Nếu thuế quá cao khiến cho giá hàng hóa tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng giảm cầu của người tiêu dùng và hạn chế mức nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động ngoại thương, hai bên thường sẽ thống nhất sử dụng đồng tiền mạnh, có độ phổ biến cao như USD, EURO,... Biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mua hàng của nhà nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, lúc này nhà nhập khẩu sẽ phải tốn nhiều nội tệ hơn để quy đổi sang ngoại tệ hay chính là tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Việc chi phí mua hàng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đối giảm thì nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi vì lúc này giá trị đồng nội tệ

18

tăng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí mua hàng và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước nhằm hạn chế nhập khẩu về số lượng hoặc tổng giá trị nhất định của một số mặt hàng hoặc từ những thị trường nhất định trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ, bảo đảm các cam kết của Chính phủ với nước ngồi.

Giống với thuế, hạn ngạch nhập khẩu sẽ khiến giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa tăng lên do nguồn hàng không quá dồi dào nhưng hạn ngạch không giúp tăng ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được lợi khi xác định trước được khối lượng hàng được phép nhập khẩu.

Văn hóa, thị hiếu của mỗi quốc gia

Sản phẩm tại các quốc gia luôn được sản xuất trước hết là để phục vụ thi trường nội địa dựa trên thị hiếu, nhu cầu của người sử dụng. Cho nên việc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa cũng tồn tại rủi ro do thị trường trong nước với thị trường quốc tế là rất khác nhau do thị hiếu người sử dụng giữa các quốc gia khác nhau. Nếu nhà nhập khẩu khơng tìm hiểu kỹ về văn hóa, thị hiếu của mỗi quốc gia sẽ kéo theo hệ lụy là hàng hóa nhập khẩu khi du nhập vào thị trường nội địa không đánh trúng thị hiếu người dùng và đó sẽ là một tổn thất khơng hề nhỏ đối với nhà nhập khẩu.

Hiệp định thương mại

Hiệp định thương mại là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều quốc gia ký kết về những điều kiện để tiến hành hoạt động thương mại, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Chúng ta đã biết thuế nhập khẩu sẽ bảo vệ ngành sản xuất trong nước, nó sẽ khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu khi du nhập vào thị trường nội địa sẽ cao lên. Cụ thể: Khi có thuế nhập khẩu, giá hàng hóa sẽ là:

Giá hàng hóa x (1+t%) Trong đó: t là thuế nhập khẩu

Khi Chính phủ ký kết Hiệp định với một quốc gia nào đó, tùy vào mặt hàng được thỏa thuận trong Hiệp định nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia đó sẽ được giảm thuế nhập khẩu rất nhiều thậm chí là 0%. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các doanh nghiệp vì giảm thuế chính là giảm chi phí và sẽ tăng hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý và nên nhập

19

khẩu hàng hóa từ những quốc gia ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam để tăng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu. Dưới đây là ví dụ với một vài mặt hàng khi áp dụng thuế nhập khẩu thông thường và sau khi áp dụng mức thuế của Hiệp định thương mại với các khu vực.

Bảng 1.1. Ưu đãi thuế quan về hàng hóa nhập khẩu của HTX Minh Tiến theo một số Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết

Mơ tả hàng hóa

Các loại vải chưa được tẩy

trắng hoặc đã tẩy trắng Đơn vị: m/ Máy văn phịng ví dụ (máy rút tiền tự động, máy in,...)hoạt động bằng điện Đơn vị: chiếc Bộ phận của điện thoại di động Đơn vị: chiếc Thủy tinh ở dạng thanh Đơn vị: kg Mã hàng 50072020 84721010 85177021 70022000 Thuế NK thông thường 18 4.5 5 4.5 Thuế NK ưu đãi 12 3 0 3 VAT 10 10 10 10 ACFTA 0 0 0 0 ATIGA 0 0 0 0 AJCEP 0 0 0 0 VJEPA 0 0 0 0 AKFTA 0 0 0 0 AIFTA 0 0 0 0 VN-EAEU 0 0 * 0 AHKFTA 7 0 * 0 EVFTA 0 0 0 0 UKVFTA 0 0 0 0

20

Chú thích: *: mặt hàng thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT - VAT: thuế giá trị gia tăng

- ACFTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc - ATIGA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

- AJCEP: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản - VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản - AKFTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc - AIFTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ

- VN–EAEUFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu - AHKFTA: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông

- EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam - UKVFTA: Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh – Việt Nam Vị trí địa lý

Trong kinh doanh tính thời điểm là rất quan trọng. Khi lựa chọn quốc gia để nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cũng nên tính tốn về khoảng cách giữa hai quốc gia. Với những quốc gia cách xa Việt Nam, quãng đường vận chuyển càng xa thì đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng lên. Thứ nhất quang đường vận chuyển xa sẽ mất rất nhiều thời gian. Có thể doanh nghiệp vẫn sẽ sắp xếp tính tốn thời gian vận chuyển nhưng nếu xảy ra phát sinh như thời tiết xấu, giao thông ùn tắc, hay thậm chí là tai nạn sẽ chậm tiến độ giao hàng kéo theo rất nhiều hệ lụy và mất rất nhiều chi phí để khắc phục, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Nhập khẩu hàng hóa là cánh cổng mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàn những cơ hội kinh doanh và phát triển. Nhà nước ln ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hóa để phát triển kinh tế. Doanh nghiệp chính là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế nên doanh nghiệp có lớn mạnh thì kinh tế đất nước mới có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy lợi ích về kinh tế là vậy, chúng ta vẫn phải xem xét những khía cạnh rộng hơn, cụ thể là xem xét, đánh giá những tác động của hoạt động nhập khẩu tới kinh tế, xã hội. Hoạt động kinh doanh được cho là có hiệu quả kinh tế thơng qua các khía cạnh như :

Môi trường: Ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những hệ lụy xấu môi trường bao gồm chất thải khó phân hủy, lượng rác thải ra quá lớn, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Xã hội: Tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

21

Kinh tế: Đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm, tăng tích lũy,...

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, khơng vì cái lợi trước mắt mà gây ra những hậu quả khó lường, khó khắc phục.

Mỗi doanh nghiệp cần có ý thức cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, sịng phẳng, ln đặt uy tín lên hàng đầu, trước mắt để phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất trở ra để cho thị trường trong nước ngày một lớn mạnh. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt sẽ khiến thị trường trở nên sôi động hơn, chất lượng sản phẩm được cải tiến không ngừng, chất lượng đời sống của người dân cũng ngày một nâng cao.

22

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI HỢP

TÁC XÃ MINH TIẾN GIAI ĐOẠN 2019-2021

Một phần của tài liệu Nhập khẩu hàng hóa tại hợp tác xã minh tiến thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)