Đặc điểm của dạy học theo góc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ học chương động lực học chất điểm vật lý 10 trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO GÓC

1.2. Dạy học theo góc

1.2.3. Đặc điểm của dạy học theo góc

Khi nói tới dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một mơi trƣờng học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hƣớng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.

+ Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập

với cấu trúc được xác định cụ thể. Q trình học đƣợc chia thành các góc (các khu vực) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tƣ liệu học tập, học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Học sinh biết góc nào đang sẵn sàng và cần làm gì khi hồn thành nhiệm vụ. Tất cả đều đƣợc tổ chức để tạo ra một bầu khơng khí nhẹ nhàng và khơng ồn ào. Việc phân chia theo góc đƣợc cụ thể hóa và thực hiện thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học. Do đó, để tổ chức tốt học theo góc cần có khơng gian lớp học đảm bảo.

+ Dạy học theo góc kích thích học sinh tích cực hoạt động và thơng qua

hoạt động mà học tập. Các tƣ liệu và nhiệm vụ học tập là những thử thách, là

những tình huỗng có vấn đề, những mâu thuẫn nhận thức mà học sinh cần phải giải quyết. Mục đích là để học sinh khám phá các giới hạn của việc học và tăng cƣờng sự tiến bộ của các em. Tƣ liệu tham khảo cần đƣợc thẩm định một cách nghiêm túc.

+ Dạy học theo góc thể hiện sự đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách học

khác nhau. Các hoạt động của học sinh trong dạy học theo góc có tính đa dạng

cao về nội dung và hình thức. Ở mỗi góc đều có các hoạt động đa dạng từ dễ đến khó, vì vậy các học sinh với sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm, đáp ứng đƣợc nhu cầu và hứng thú của học sinh, tạo điều kiện cũng nhƣ cơ hội để học sinh đƣợc thể hiện năng lực của bản thân.

+ Dạy học theo góc hướng tới việc học sinh được thực hành, khám phá và

thử nghiệm qua mỗi hoạt động. Khi thực hiện nhiệm vụ tại các góc, học sinh sẽ

bị cuốn hút vào việc học tập một cách tích cực, khơng chỉ với việc thực hành các nội dung học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập mới mẻ: Cơ hội “khám phá”, “thực hành”; cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo (với các thí nghiệm mới bài viết mới..); cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và các hƣớng dẫn của giáo viên; cơ hội cho mỗi cá nhân tự áp dụng, tự khẳng định, tự phát triển năng lực của mình cũng nhƣ năng lực hợp tác học tập với nhau….Trong đó, việc trải nghiệm và khám phá có nhiều cơ hội đƣợc phát huy hơn, học sinh sẽ có cảm giác gần gũi hơn với tƣ liệu học tập.

Với các đặc điểm nêu trên ta nhận thấy khi tổ chức dạy học theo góc thì có thể khai thác nét đặc thù mơn Vật lí, tăng cƣờng sử dụng thí nghiệm và các phƣơng tiện trực quan trong giờ học sẽ tạo điều kiện cho học sinh tham gia làm việc nhiều hơn, tăng thời gian hoạt động của học sinh, giảm thời lƣợng thuyết trình của giáo viên. Việc làm thí nghiệm, dự đốn lý thuyết, đề xuất phƣơng án thí nghiệm, giải thích các hiện tƣợng, thảo luận nhóm, trình bày các vần đề mình đã nghiên cứu.… sẽ đòi hỏi học sinh phải hoạt động tích cực hơn; chủ động, sáng tạo trong việc xắp xếp thời gian cũng nhƣ những cơng việc mình cần làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức các lực cơ học chương động lực học chất điểm vật lý 10 trung học phổ thông (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)