Diễn biến thời tiết khí hậu của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

So với nhiều loại cây trồng khác thì cây ngơ là loại cây trồng nhiều hơn các loại cây trồng khác. Từ lúc nẩy mầm đến lúc chín cần tổng tích ơn 1700 – 37000C tùy theo giống và thời gian sinmh trưởng. Theo CIMMYT: ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 23 – 270C. Nhiệt độ tối thấp <10230C. Nhiệt độ cao không hạn chế sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến năng suất.

- Thời gian nẩy mầm: Nếu gặp nhiệt độ thấp cây ngô sẽ nẩy mầm kém thời gian mẩy mầm kéo dài, khi đó chất lượng cây con sẽ giảm. Nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì phần lớn các giống khơng nẩy mầm. Nhiệt độ thấp hơn 150C thì thời gian nẩy mầm kéo dài, tỷ lệ nẩy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngơ sau này sẽ kém, chăm sóc ngơ khó khăn dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. Vì vậy hạt ngơ nẩy mầm tốt nhất khi nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25 – 300C.

- Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh: lúc này cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt độ, giai đoạn này cây ngơ cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 20 - 220C. Nếu nhiệt độ <130C thì hạt phấn ngơ sẽ chết. Nhiệt độ từ 13 – 150C thì sức sống của hạt phấn giảm, khả năng thụ tinh kém, bắp ngơ ít hạt. Nếu nhiệt dộ cao hợ 350C hạt phấn bị chết không thụ tinh được làm cho bắp thiếu hạt. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ khơng khí thấp trong thời kỳ thụ phấn thụ tinh (Ngơ Hữu Tình, 2003)[17].

+ Ẩm độ: Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) đã xác định mức độ thuận lợi của ẩm độ khơng khí và ẩm độ đất đối với cây ngơ trong giai đoạn hình thành năng suất là 71- 85% và 61 – 85%. Do đó, khi theo dõi ẩm độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm có thể thấy ở giai đoạn đầu ẩm độ

khơng khí rất thuận lợi cho sự nẩy mầm và sinh trưởng của cây, với ẩm độ của hai vụ biến độ từ 80-87%.

+ Lượng mưa: Nước là yếu tố mơi trường rất quan trọng đối với q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ. Trong q trình sinh trưởng và phát triển cây ngơ địi hỏi một lượng nước khá lớn để quang hợp tạo ra vật chất khơ. Một cây ngơ trong vịng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. 1 ha ngô cần một lượng nước từ 3000 – 4000 mét khối tương đương với lượng mưa từ 300 – 400mm được phân bố đều trong suốt vụ. (Ngơ Hữu Tình, 2003)[17].

Ngơ là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hút nước khỏe và nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Khơng những vậy cây ngơ cịn có khả năng sử dụng nược tiết kiệm và hiệu quả. Do đó, lượng nước cần thiết để cây ngô tạo ra một đơn vị chất khơ rất thấp. Để hình thành một đơn vị vật chất khô, cây ngô cần 260 đơn vị nước đối với vùng ít nước và 349 đơn vị nước đối với vùng mưa nhiều. Lượng nước này ít hơn nhiều so với cây lúa, cây lúa cần 400 – 500 đơn vị nước (Đường Hồng Dật, 2004)[6].

Cây ngô là cây sinh trưởng nhanh mạnh tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây ngơ qua từng thời kỳ có sự khác biệt nhau.

+ Ở thời kỳ đầu: Cây ngô sinh trưởng chậm tích lũy ít chất xanh nên khơng cần nhiều nước.

+ Ở thời kỳ 7 – 13 lá: cây ngô cần 28 – 35 mét khối nước/ha/ngày.

+ Ở thời kỳ xốy nón, trỗ cờ, tung phấn, phun râu: Cây ngô cần 65 – 70 mét khối nước/ha/ngày.

Ngô là cây cần nhiều nước nhưng rất nhậy cảm với ẩm độ đất. Trong các thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con tuy có nhu cầu nước lớn nhưng rất mẫn cảm với độ ẩm đất. Vào thời kỳ này chỉ cần ngập nước 1 – 2 ngày cây

ngơ có thể bị chết. Đo đó phải duy trì ẩm độ thích hợp cho cây con sinh trưởng. Nguyên nhân cây con rễ bị chết khi ngập úng là do đỉnh sinh trưởng của thân còn nằm dưới đất.

Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân hè 2012 – 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Tháng Năm 2012 Năm 2013 Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) 1 15,2 88 42,5 13,3 87 44,1 2 16,2 87 22,6 17,6 86 10,5 3 20,7 81 46,5 21,1 82 74,8 4 26,3 77 58,0 22,9 83 50,5 5 28,3 80 429,3 26,8 85 244 6 28,0 87 315,9 27,3 86 288,4 7 27,7 87 862,5 27,2 90 527,7 8 28,2 83 243,7 27,2 88 295,2 9 26,0 84 251,0 - - - 10 24,3 87 126,6 - - - 11 21,3 88 44,6 - - - 12 17,8 84 26,4 - - -

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Bắc Mê, năm 2013)[20]

- Nhiệt độ: Số liệu bảng 3.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình các tháng của huyện Mèo Vạc dao động từ 15,2 – 28,30C. Tháng 1 (năm 2012 và 2013) có nhiệt độ thấp nhất, tháng 5 và tháng 6 (năm 2012 và 2013) có nhiệt độ cao nhất. Tháng 3 (năm 2012 và 2013) có nhiệt độ trung bình đạt từ 20,7 – 21,10C, tương đối thuận lợi cho quá trình nảy mầm và sinh trưởng của ngơ ở giai đoạn đầu. Tháng 6 (năm 2012 và 2013) có nhiệt độ cao nhất là 27,3 – 280C, thời kỳ này ngô bắt đầu bước vào giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu vì vậy nhiệt độ cao đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thụ tinh của ngơ. Tháng 8 (năm 2012 và 2013) có nhiệt độ tương đương với tháng 6 (năm 2012

và 2013) nên thuận lợi cho q trình thu hoạch ngơ.

- Ẩm độ cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến đời sống cây trồng nhìn chung cây ngơ thích hợp ẩm độ từ 80 - 85%. Qua quá trình theo dõi ẩm độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm có thể thấy ở giai đoạn đầu từ khi gieo hạt đến khi cây được 7 - 9 lá ẩm độ khơng khí rất cao ẩm độ biến động từ 77 - 81%, thuận lợi cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cây, tuy nhiên ẩm độ cao cũng là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh phá hại.

- Lượng mưa ở huyện Mèo Vạc dao động từ 22,6 - 862,5 mm (năm 2012); 10,5 – 527,7 mm (năm 2013). Tháng 3 – 4 có lượng mưa tương đối thấp và phân bố không đều nên ảnh hưởng đến q trình mọc của ngơ, đặc biệt là vụ Xuân hè 2013. Tháng 7 có lượng mưa cao nhất là 527,7 mm (năm 2013); 862,5 mm (năm 2013), thời kỳ này ngơ đã trỗ cờ nên có khối lượng sinh khối lớn vì vậy mưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của ngơ, đặc biệt là năm 2013.

Nhìn chung điều kiện thời tiết vụ Xuân hè (năm 2012 và 2013) ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w