Sinh trưởng thân lá là quá trình quan trọng tạo tiền đề để cây trồng biến đổi về chất trong quá trình phát triển tạo mới các yếu tố cấu trúc sinh khối. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và khơng tách rời nhau. Q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ có hai giai đoạn đó là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo hạt đến khi cây ngơ bắt đầu trỗ cờ và được chia làm nhiều thời kỳ:
hiện, tiếp đến là bao lá mầm, rễ thứ sinh, cuối cùng là hạt mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự kéo dài nhanh chóng của trụ gian lá mầm.
+ Thời kỳ mọc đến 3 lá: lá đầu tiên xuất hiện rất nhanh, sau 5-7 ngày đã xuất hiện 3 lá thật.
+ Thời kỳ 7 lá đến xoắn ngọn: thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng đặc biệt là 15-20 ngày trước trỗ.
+ Thời kỳ từ xoắn ngọn đến trỗ cờ: giai đoạn này được tính khi đầu của bơng cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bơng cờ đã thấy rõ hồn tồn.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: tính từ khi phun râu đến chín sinh lý, trong đó bao gồm q trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8-12 ngày, là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất của cây ngô.
Qua theo dõi thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của các giống ngơ lai trong thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 và 2013 tại huyện Mèo Vạc, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ
Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với cây ngô, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sau này. Khi ngô trỗ cờ được coi là kết thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây, ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước để giúp cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng để hình thành hạt. Độ ẩm và nhiệt độ trong thời gian này phù hợp và thuận lợi cho ngô trỗ cờ.
Số liệu bảng 3.2. cho thấy, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống dao động từ 64 – 68 ngày (vụ xuân hè 2012); 66 – 70 ngày (vụ xuân hè 2013). Vụ xuân hè năm 2012 giống LVN66 và VS36 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn đối chứng 1 ngày, giống LVN61, LVN 99 và LVN 68 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ muộn hơn đối chứng 2 ngày, giống LVN092 có thời
gian từ gieo đến trỗ cờ muộn hơn đối chứng 3 ngày, giống LVN885 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ muộn hơn đối chứng 4 ngày.
Vụ xuân hè năm 2013, giống LVN68 và LVN092 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ sớm hơn giống đối chứng 1 ngày, giống LVN61, VS36 trỗ cờ cùng thời gian với giống đối chứng, các giống khác trỗ cờ muộn hơn đối chứng từ 1 – 3 ngày.
Bảng 3.2: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân Hè 2012 và 2013
Đơn vị: ngày
TT Giống Vụ Xuân hè 2012 Vụ Xuân hè 2013 Thời gian từ gieo đến…
(ngày) Thời gian từ gieo đến… (ngày)
Trỗ cờ Tung phấn Phun râu KC TP- PR Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu KC TP- PR Chín SL 1 LVN 61 66 68 70 2 122 67 70 72 2 123 2 LVN 66 65 67 69 2 120 66 70 71 1 120 3 VS36 65 68 70 2 117 67 69 71 2 120 4 LVN 092 67 68 70 2 121 68 69 71 1 122 5 LVN 99 66 68 70 2 124 69 71 72 2 124 6 LVN 885 68 70 73 2 123 70 71 72 1 125 7 LVN 68 66 68 70 2 123 68 69 71 2 124 8 NK 4300 (đ/c) 64 67 69 2 119 67 69 71 2 122
3.1.1.2. Thời gian từ gieo đến tung phấn
Trong giai đoạn tung phấn cây ngô ngừng sinh trưởng thân lá vì lúc này các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ đều tập trung vào cơ quan sinh sản. Ở điều kiện ngoài đồng ruộng, sự tung phấn của cây ngô thường xuyên xảy ra từ 8-10h sáng và từ 14 - 16h chiều. Mùa hè kéo dài từ 5 - 8 ngày, mùa đông ngô tung phấn trong khoảng 10 - 12 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt, nhìn
chung nhiệt độ và ẩm độ ở vụ xuân hè thích hợp cho sự tung phấn.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, các giống ngơ thí nghiệm ở vụ xuân hè năm 2012 có thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ 67 – 70 ngày. Giống LVN66 tung phấn cùng thời gian với giống đối chứng (67 ngày), các giống khác tung phấn muộn hơn đối chứng từ 1 – 3 ngày.
Vụ xuân hè năm 2013, thời gian từ gieo đến tung phấn của cá giống ngô dao động từ 69 – 71 ngày. Giống VS36, LVN092, và LVN68 có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương với giống đối chứng. Các giống khác tung phấm muộn hơn đối chứng từ 1 – 2 ngày.
3.1.1.3 . Giai đoạn từ gieo đến phun râu
Phun râu bắt đầu khi có một vài râu ngơ đã xuất hiện nhìn thấy ở ngồi lá bi. Phun râu được xác định khi vòi nhụy dài 2 - 3 cm, sự phun râu của ngô từ dưới lên trên, râu ngơ nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số nỗn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và sẽ bị thối hố, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột. Đối với cây ngơ thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt ngơ.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, thời gian từ gieo đến phun râu của các giống dao động từ 69 – 73 ngày (vụ xuân hè 2012); 71 – 72 ngày (vụ xuân hè 2013). Vụ xuân hè 2012 có giống LVN66 phun râu cùng ngày với giống đối chứng, các giống còn lại phun râu muộn hơn đối chứng từ 1 - 4 ngày.Vụ xuân hè 2013 có các giống LVN66, VS36, LVN092 và LVN68 phun râu cùng thời gian với giống đối chứng, các giống còn lại phun râu muộn hơn đối chứng 1 ngày.
Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu của các giống ở cả 2 vụ rất ngắn, dao động từ 1 – 3 ngày. Với khoảng cách này rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh của ngơ.
Thời gian sinh trưởng của cây ngơ được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Thời kỳ chín sinh lý được xác định khi xuất hiện chấm đen ở chân hạt, khi cây ngơ chín sinh lý vật chất khơ trong hạt đạt trọng lượng tối đa. Thân lá, và lá bi chuyển sang màu vàng, khô dần đi, lúc này độ ẩm hạt giảm xuống chỉ còn 30 - 35%.