Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 44 - 51)

Đặc điểm hình thái, sinh lý cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tích lá, trạng thái cây, độ bao bắp, độ đồng đều. Các đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến năng suất, tính chống chịu và khả năng thích nghi để tồn tại của cây. Thơng qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể xác định được những biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.

3.1.3.1. Chiều cao cây

quan đến khả năng chống đổ, tiếp nhận ánh sáng, và khả năng thụ phấn. Đối với các giống chiều cao cây cao, cây tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, việc thụ phấn diễn ra thuận lợi, năng suất sẽ cao hơn nhưng khả năng chống đổ kém. Các giống có chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ tốt hơn nhưng năng suất lại thấp hơn. Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bơng cờ đầu tiên. Trong suốt q trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.

Bảng 3.5: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2012 - 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

TT Giống Vụ Xuân hè 2012 Vụ Xuân hè 2013

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) TL CĐB/CCC (%) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) TL CĐB/CCC (%) 1 LVN 61 215,73 98,80 45,80 207,90 98,87 47,55 2 LVN 66 195,03 101,23 51,91 197,23 101,23 51,33 3 VS36 210,00 97,57 46,46 210,47 94,57 44,93 4 LVN 092 213,50 101,40 47,49 210,07 101,53 48,33 5 LVN 99 213,73 100,47 47,01 216,52 100,80 46,56 6 LVN 885 213,77 101,37 47,42 215,03 101,57 47,23 7 LVN 68 215,25 96,43 44,80 205,28 91,40 44,52 8 NK 4300 (đ/c) 209,37 101,40 48,43 206,73 103,07 49,85 P >0.05 >0.05 - >0.05 >0.05 - CV( % ) 5,90 8,60 - 5,10 8,20 - LSD.05 21,9 15,1 - 18,7 14,3 -

Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp các giống ngơ lai vụ xn hè 2012

vụ xuân hè 2013

Qua bảng 3.5 cho thấy: Chiều cao cây của các giống ngơ lai trong thí nghiệm biến động từ 195,03 – 215,73 cm (vụ Xuân hè năm 2012) và 197,23 – 216,52 cm (vụ Xuân hè năm 2013). Giá trị P ở cả 2 vụ lớn hơn 0,05 chứng tỏ chiều cao đóng cây của các giống tương đương nhau và cùng sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

3.1.3.2. Chiều cao đóng

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hóa của các giống ngơ. Những giống có chiều cáo đóng bắp càng cao thì khả năng chống đổ càng kém. Tuy nhiên, những giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hóa thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống ngơ có thời gian sinh trưởng dài ngày. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài thường bằng khoảng 45-60% chiều cao cây, những giống ngơ có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35-38% chiều cao cây. Nhìn chung, chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng 1/2 chiều cao cây.

Qua bảng 3.5 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngơ lai trong thí nghiệm biến động từ 96,43 – 101,37cm (vụ Xuân hè năm 2012) và 91,40 – 103,07 cm (vụ Xuân hè năm 2013). Biến động về chiều cao đóng bắp của các giống ngơ ở cả 2 vụ đều khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ các giống có chiều cao đóng bắp như nhau và cùng tương đương với giống đối chứng.

cũng biến động từ 46,46 – 51,91% (vụ Xuân hè năm 2012) và 44,52 – 51,33% (vụ Xuân hè năm 2013). Trong đó tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của giống LVN66 cao hơn so với đối chứng và các giống cịn lại đều có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng và hầu hết các giống đều có tỷ lệ chiều cao đóng bắp xấp xỉ bằng ½ chiều cao cây.

3.1.3.3. Số lá trên cây

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngơ, đồng thời cịn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hơ hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trị quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngồi ra số lá trên cây cịn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Đối với cây ngơ, số lá trên cây ngồi phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Số lá trên cây của ngô là một đặc điểm khá ổn định có quan hệ chặt với thời gian sinh trưởng. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn.

Bảng 3.6: Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các giống lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2012 – 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang TT Giống Vụ Xuân hè 2012 Vụ Xuân hè 2013

Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) 1 LVN 61 17,60 2,99 17,50 2,94 2 LVN 66 17,50 3,07 17,40 3,01 3 VS36 16,87 3,05 16,80 2,99 4 LVN 092 17,80 3,32 17,70 3,29 5 LVN 99 17,03 3,28 17,00 3,25 6 LVN 885 18,53 2,92 18,30 2,98 7 LVN 68 18,57 2,64 18,40 2,75 8 NK 4300 (đ/c) 17,20 2,68 17,10 2,66 P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV(%) 0,80 4,70 1,30 4,50

LSD.05 0,24 0,24 0,39 0,23

Qua bảng 3.6 cho thấy số lá trên cây của các giống ngơ lai trong thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2012 biến động từ 16,87 – 18,57 lá/cây. Giống VS36 có số lá/cây thấp nhất là 16,87 lá, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống LVN99 có số lá/cây tương đương với giống đối chứng. Các giống cịn lại có số lá/cây cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, trong đó giống LVN68 có số lá/cây cao nhất là 18,57 lá, cao hơn giống đối chứng 1,37 lá.

Vụ xn hè 2013: Các giống ngơ thí nghiệm có số lá/cây biến động từ 16,8 – 18,4 lá. Giống VS6 vẫn có số lá/cây thấp nhất là 16,8 lá, tuy tương đương với giống đối chứng nhưng thấp hơn chắc chắn giống LVN61, LVN66, LVN092, LVN885 và LVN68 từ 0,6 – 1,6 lá. Giống LVN61, LVN092 LVN885 và LVN68 có số lá/cây cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống cịn lại có số lá/cây sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

3.1.3.4. Chỉ số diện tích lá (LAI)

Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngơ là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khơ cho cây, có tới 60% vật chất khơ trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% là do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá ngơ có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngơ có khoảng 2 – 6 triệu khí khổng và có 500 – 900 khí khổng/1 mm2 lá. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngơ rất nhạy cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mật khác, lá ngơ cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa rất nhỏ, chỉ cần lượng mưa khoảng 7 – 8 mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngơ ở độ sâu 25 – 30 cm đã chứa một lượng nước chiếm 70 – 80 % tổng lượng mưa (Nguyễn Đức Lương và cs,

2000)[18]. Như vậy, lá ngơ đóng vai trị quan trọng trong việc tạo năng suất giống. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá khơng những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiêm cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2lá/m2

đất). Qua nhiều kết quả nghiêm cứu đã cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao hệ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá tối ưu của giống ngô là 4 m2lá/m2 đất.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nâng cao diện tích lá bằng cách tạo ra giống có bộ lá thẳng và góc lá nhỏ, trong kỹ thuật trồng điều chỉnh sao cho lá hướng sang ngang hàng cách hàng để có thể tăng mật độ, tăng năng suất. trong giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang hợp tăng nhưng nếu CSDTL quá lớn sẽ làm cho các lá ở phía dưới bị che lấp ánh sáng thì hiệu suất quang hợp giảm. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào số lá/ cây và số cây/m2. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ, diện tích tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng thời gian từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Sau đó, diện tích lá ngơ giảm do các lá ở phía dưới bị chết dần.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy:Vụ Xuân Hè 2012 các giống tham gia thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 2,64 – 3,32 m2lá/m2 đất. Giống LVN885 và LVN68 có chỉ số diện tích lá thấp nhất là 2,92 và 2,64 m2lá/m2

đất, sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Các giống cịn lại có chỉ số diện tích lá cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, trong đó giống LVN092 có chỉ số diện tích lá cao nhất là 3,32 m2lá/m2

đất, cao hơn giống đối chứng 0,64 m2lá/m2 đất.

Vụ Xuân hè 2013: Chỉ số diện tích lá của các giống biến động 2,66 – 3,29 từ m2lá/m2 đất. Giống LVN68 vẫn có chỉ số diện tích lá thấp nhất là 2,75 m2lá/m2 đất, tương đương với giống đối chứng. Các giống khác có chỉ số diện tích lá cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, giống LVN092

vẫn có chỉ số diện tích lá cao nhất là 3,29 m2lá/m2 đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w