Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 58 - 66)

Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tấp trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phục thuộc tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết, năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng năng suất của giống, tức là phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất, như: số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngồi ra, năng suất ngơ cịn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

3.1.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2012

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu và sản xuất ngơ. Năng suất ngơ phản ánh tập trung nhất, chính xác các q trình sinh trưởng, phát triển của cây. Năng suất là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, sâu bệnh, dinh dưỡng...Trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm, các giống khác nhau có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống nào có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp, hạt tốt, là cơ sở đạt năng suất cao. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm vụ Xn hè năm 2012 chúng tơi thu được kết quả ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm vụ Xuân hè 2012 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

TT Giống Bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Hàng/ bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) KL.1000 hạt (gr) 1 LVN 61 1,1 18,67 4,87 13,47 38,6 296,6 2 LVN 66 1,1 19,97 4,57 13,80 33,8 293,1 3 VS36 1,2 17,53 4,37 13,27 35,1 297,3 4 LVN 092 1,2 18,97 4,52 12,80 34,0 300,9 5 LVN 99 1,1 19,18 4,47 12,87 35,6 318,5 6 LVN 885 1,0 18,43 4,45 12,80 35,8 299,3 7 LVN 68 1,1 18,40 4,34 12,90 35,9 334,0 8 NK 4300 (đ/c) 1,1 19,85 4,23 13,80 35,3 304,7 P >0.05 >0.05 <0.05 >0.05 >0.05 <0.01 CV% 6,70 5,00 3,10 2,4 7,40 1,60 LSD05 0,82 1,63 0,24 0,54 4,60 8,66 * Số bắp trên cây

Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô làm rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngơ lấy hạt thì tốt nhất là có 1-2 bắp/cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất hạt cao.

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, số bắp/cây của các giống ngơ thí nghiệm đạt từ từ 1,1 – 1,2 bắp. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ số bắp/cây của các giống tương đương nhau và cùng sai khác khơng có ý nghĩa so với giống đối chứng.

* Chiều dài bắp bắp được xác định bằng cách đo từ đáy bắp đến đầu bắp. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện canh tác. Chiều dài bắp lớn thì khả năng cho năng suất cao và ngược lại. Vì vậy đây là một chỉ tiêu để đánh giá năng suất cây trồng.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, chiều dài bắp của các giống ngơ thí nghiệm vụ Xuân hè năm 2012 có chiều dài bắp dao động từ 18,4 – 19,97 cm, tuy nhiên biến động giữa các giống là khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

* Đường kính bắp: Cũng như chiều dài bắp đường kính bắp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng, năng suất của giống, đường kính bắp to, hạt nhiều thì năng suất cao và ngược lại. Đường kính bắp cũng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện canh tác, chăm sóc.

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, đường kính bắp của các giống dao động từ 4,23 – 4,87 cm. Giống VS36, LVN885 và LV68 có đường kính bắp sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Các giống cịn lại có đường kính bắp cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó giống LVN61 có đường kính bắp cao nhất là 4,87cm, cao hơn giống đối chứng 0,64cm.

* Số hàng/bắp: Số hàng trên bắp là một trong những chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất của giống. Số hàng nhiều, hạt chắc mẩy sẽ cho năng suất cao. Số hàng trên bắp do giống quy định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái.

Vụ Xuân hè 2012 có số hàng/bắp của các giống ngơ thí nghiệm dao động từ 12,8 – 13,8 hàng. Giống LVN61, LVN66 và VS66 có số hàng/bắp sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Các giống cịn lại có số hàng/bắp thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Giống LVN092 và LVN885 có số hàng/bắp thấp nhất là 12,8 hàng, thấp hơn chắc

chắn giống đối chứng 1 hàng.

* Số hạt/hàng: Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống quy định. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Khi trỗ cờ tung phấn, phun râu nếu gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu quá lớn làm hạt phấn bị chết, không xảy ra hiện tượng thụ tinh sẽ làm giảm số lượng hạt trên hàng gây hiện tượng ngơ đi chuột đỉnh bắp khơng có hạt, làm giảm số hạt trên hàng. Cây được chăm sóc tốt dinh dưỡng đầy đủ bắp sẽ to hơn, dài hơn và số hạt trên hàng sẽ nhiều hơn.

Số hạt/hàng của các giống ngơ thí nghiệm vụ Xuân hè 2012 đạt từ 34,8 – 35,9 hạt. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ biến động số hạt/hàng của các giống tương đương nhau và cùng sai khác khơng có ý nghĩa so với giống đối chứng.

* Khối lượng 1000 hạt: Cùng với số hạt trên hàng, số hàng trên bắp, số bắp trên cây …, khối lượng nghìn hạt là một trong những yếu tố cấu thành nên năng suất. Khối lượng nghìn hạt do giống quy định và phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, dinh dưỡng ở từng thời kỳ sinh trưởng của ngơ.

Vụ Xn hè 2012 có khối lượng 1000 hạt của các giống dao động từ 293,1 – 334 g. Giống LVN66 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là 293,1 g, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 11,6 g. Giống LVN99 và LVN68 có khối lượng 1000 hạt cao hơn chắc chắn giống đối chứng từ 13,8 -29,3 g.

3.1.6.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2013

* Số bắp/cây của các giống dao động từ 1,0 – 1,3 bắp. Tuy sai khác giữa các giống khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng hai giống VS36 và LVN092 có xu hướng cho số lượng bắp nhiều hơn các giống khác.

Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

TT Giống Bắp/cây (bắp) dài bắp Chiều (cm) Đường kính bắp (cm) Hàng/ bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) KL.1000 hạt (gr) 1 LVN 61 1,1 18,35 4,59 13,43 37,2 304,8 2 LVN 66 1,1 19,37 4,38 13,40 33,6 298,8 3 VS36 1,2 17,77 4,35 13,13 33,1 323,8 4 LVN 092 1,3 19,11 4,42 12,80 33,7 311,2 5 LVN 99 1,1 18,98 4,35 12,93 35,5 336,8 6 LVN 885 1,0 18,20 4,35 13,07 35,8 312,8 7 LVN 68 1,1 18,21 4,31 13,15 37,8 343,7 8 NK 4300 (đ/c) 1,1 19,43 4,18 13,33 36,1 316,5 p >0.05 >0.05 >0.05 <0.05 >0.05 <0.01 CV% 6,70 4,10 4,60 1,40 7,40 1,60 LSD05 0,82 1,36 0,35 0,31 4,61 9,14

* Chiều dài bắp của các giống ngơ thí nghiệm đạt từ 17,77 – 19,43 cm. Giá trị P>0,05 chứng tỏ sự biến động về chiều dài bắp của các giống là không có ý nghĩa thống kê.

* Đường kính bắp đạt từ 4,18 – 4,59 cm. Các giống ngơ thí nghiệm đều có đường kính bắp tương đương nhau và cùng sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

* Số hàng/bắp của các giống ngơ thí nghiệm biến động từ 12,8 – 13,43 hàng. Giống LVN092 có số hàng/bắp thấp nhất là 12,8 hàng, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 0,53 hàng. Các giống cịn lại có số hàng/bắp tương đương với giống đối chứng.

* Số hạt/hàng của các giống đạt từ 33,1 – 37,8 hạt. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ sự biến động giữa các giống là khơng có ý nghĩa.

* Khối lượng 1000 hạt đạt từ 298,8 – 343,7 g. Giống LVN61 và LVN66 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn chắc chắn so với giống đối chứng từ 11,7 – 17,7 g. Giống LVN99 và LVN68 có khối lượng 1000 hạt cao hơn chắc

chắn so với giống đối chứng từ 20,3 – 27,2 g. Các giống cịn lại có khối lượng 1000 hạt sại khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.

3.1.6.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu * Năng suất lý thuyết

NSLT là tiềm năng năng suất của từng giống, phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Bảng 3.12: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân hè 2012 – 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

TT Giống Vụ Xuân hè 2012 Vụ Xuân hè 2013

NSLT NSTT NSLT NSTT 1 LVN 61 96,69 74,00 95,48 69,87 2 LVN 66 85,72 65,28 84,35 63,58 3 VS36 94,72 75,99 96,26 79,15 4 LVN 092 89,57 76,29 99,47 74,70 5 LVN 99 91,50 79,89 96,93 77,37 6 LVN 885 78,18 61,43 83,43 62,82 7 LVN 68 96,98 79,73 107,12 80,83 8 NK 4300 (đ/c) 93,07 69,56 95,49 68,40 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% = 11,70 6,20 8,10 6,10 LSD05 = 19,19 8,07 13,67 7,69

Biểu đồ 3.3: NSLT, NSTT các giống ngô lai vụ xuân hè 2012

- Vụ Xuân Hè năm 2012: NSLT của các giống thí nghiệm biến động từ 78,18 – 96,98 tạ/ha. P>0,05 chứng tỏ năng suất lý thuyết của các giống sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Tuy nhiên thực tế thí nghiệm chúng tơi thấy giống LVN68 có số bắp/cây, số hàng/bắp trung bình nhưng có số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt cao nên năng suất thực thu có xu hướng cao nhất. Giống LVN885 có số bắp/cây và khối lượng 1000 hạt thấp nên năng suất lý thuyết cũng có xu hướng thấp nhất.

- Vụ Xuân hè 2013: Các giống ngơ thí nghiệm có năng suất lý thuyết cao hơn vụ Xuân hè 2012, đạt từ 83,43 – 107,12 tạ/ha. Mặc dù năng suất của các giống ngơ thí nghiệm đều sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng nhưng khi so sánh năng suất lý thuyết trong nhóm giống thí nghiệm chúng tơi thấy giống LVN66 và LVN68 có năng suất thực thu thấp nhất là 84,35 và 83,43 thấp hơn chắc chắn giống LVN092 và LVN68 ở mức tin cậy 95%.

* Năng suất thực thu

Là chỉ tiêu quan trọng trong trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được ni dưỡng trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Do vậy, trong cùng một điều kiện khí hậu, đât đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp sẽ sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.

Qua bảng 3.12. chúng tôi thấy:

- Vụ Xuân Hè năm 2012: NSTT của các giống ngơ thí nghiệm có sự biến động từ 61,43 – 79,89 tạ/ha. Có thể nói rằng đồng đất canh tác ngơ của

xã Pả Vi nhiều năm cho năng suất cao so với các vùng khác của huyện. Các giống, LVN99, LVN68 có NSTT cao hơn so với đối chứng chắc chắn với mức tin cậy 95%. Giống LVN885 có NSTT thấp hơn chắc chắn so với đối chứng 8,13 tạ/ha. Các giống cịn lại có năng suất thực thu sai khác khơng có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

- Vụ Xuân Hè năm 2013: NSTT của các giống ngơ thí nghiệm có sự biến động từ 62,82 – 80,83 tạ/ha. Các giống LVN68, LVN99 và VS36 có NSTT cao hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức 95%, trong đó cao nhất là giống LVN68 (80,83 tạ/ha), các giống cịn lại có năng suất thực thu tương đương so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng tại huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w