Những đặc điểm tâm lý cá nhân trong năng lựctự học Vậtlí của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học tập chương động lực học chất điểm ở chương trình vật lí đại cương (Trang 41)

1.2.4 .Vai trò của tự học trong hoạt động học

1.3.3. Những đặc điểm tâm lý cá nhân trong năng lựctự học Vậtlí của sinh

Điều quan trọng là việc tự học còn phát triển ở sinh viên khả năng độc lập, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và trong mọi hoạt động khác. Khi đó sinh viên sẽ được làm quen với nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập đến một vấn đề, từ đó SV sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri thức.

Qua đó có thểnói: tự học của sinh viên khơng những quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà cịn có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.

1.3.3. Những đặc điểm tâm lý cá nhân trong năng lực tự học Vật lí của sinh viên Cao đẳng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội viên Cao đẳng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây có thể xem là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực, có khao khát đi tìm cái mới, có nhu cầu, có khát vọng thành đạt, nhiều mơước, thích trải nghiệm và dám đối mặt vớithử thách.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những tri thức khoa học, những kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

Ở lứa tuổi sinh viên, hoạt động chủ đạo của các em là học tập và sáng tạođể tiếp thu kiến thức cũng như kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi này là sự phát triển tự ý

thức. Nhờ có tự ý thức, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội.

Đối với mơn Vật lí, là môn cơ bản và thuộc khoa học tự nhiên nhưng khả năngtiếp thu kiến thức của các em SV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chỉ ở mức trung bình. Tuy vậy các em bước đầu cũng đã biết chủ động trong việc học lí thuyết, cũng như hồn thành các bài thí nghiệm tại phịng thí nghiệm của trường. Đặc biệt các em đã có những suy nghĩ tích cực, là làm sao để lĩnh hội được tri thức khoa học. Để từ đó vận dụng được nó vào giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống thường ngày mà các em gặp phải. Tuy nhiên cũng vẫn còn khá nhiều SV chưa thực sự hiểu và cố gắng trong vấn đề tự học.

Sinh viên là những nhà trí thức của tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là một cơ hội tốt rất để các em được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, sự hiểu biết cho mình và sãn sàng đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp SV học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi các em thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Sinh viên có thể xem là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau. Cho nên không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động cịn hạn chế. Bên cạnh những mặt tích cực, thì ở lứa tuổi này SV cũng có những hạn chế.

Đó là trong suy nghĩ, hành động các em cịn thiếu sự chín chắn, có khi mạnh dạn quá, có khi lại rụt rè quá. Đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi cái mới. Ngày nay, với xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thơng tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá khác, kể cả văn hoá phương Đơng và phương Tây. Từ đó việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết.

Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hố khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.

1.4. Phát triển năng lực tự học Vật lí của sinh viên hệ Cao đẳng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

1.4.1. Sử dụng hệ thống bài tập tự học trong dạy học theo hƣớng bồi dƣỡng năng lực TH của SV

Trong thực tế dạy học, bài tập Vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải quyết nhờ những suy luận lơgic, những phép tốn và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp Vật lí.

Trong q trình dạy học Vật lí các bài tập Vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau.

Việc giảng dạy bài tập Vật lí trong nhà trường khơng chỉ giúp sinh viên hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà cịn giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của học tập và những vấn đề mà thực tiễn diễn ra.

Muốn đạt được điều đó thì phải thường xun rèn luyện cho SV những kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng vận dụng kiến thức trong bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được.

Vì vậy trong mục tiêu phát triển năng lực tự học cho sinh viên thì việc sử dụng bài tập là vô cùng quan trọng. Nó có thể giúp giảng viên theo dõi được quá trình tự học của sinh viên, cũng như kiểm tra được khả năng tự học của sinh viên đến đâu.

1.4.2. Sử dụng hệ thống phiếu học tập trong dạy học theo hƣớng bồi dƣỡng NLTH của sinh viên

Phiếu học tập là một mảnh giấyđược in sẵn nhằm mục đích hỗ trợ SV sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu bài tốt hơn.

Giáo viên sẽ yêu cầu sinh viênđiền vào khoảng trống trong tờ giấy để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơđồ đã được chuẩn bị sẵn.

Phiếu học tập giúp sinh viên biết cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngơn ngữ của chính mình khi nghiên cứu một nội dung Vật lí thành một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh.

Khi sử dụng phiếu học tập sẽ rèn luyện cho SVcác kĩ năng, thao tác hoạt động để từ đó phát huy năng lựctự học, nâng cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên trong học tập. Rèn cho SVphương pháp tư duy khái qt có khả năng chuyển tải thơngtin ở mức độ cao hơn.

Quan trọng hơn cả là giúp SV vừa chiếm lĩnh kiến thức,vừa phát triển năng lựctự học,từ đó giúp sinh viên có thể tự học suốt đời.

1.4.3. Sử dụng một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Vật lí theo hƣớng bồi dƣỡng NLTH của sinh viên

Trước hết ta cần nắm rõ phương pháp dạy học tích cực là gì?, kĩ thuật dậy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cựchướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, có nghĩa là tổng hợp và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tổng hợp và phát huy tính tích cực của người dạy, tuy vậy để dạy học theo phương

pháp tích cực này thì địi hỏi giáoviên cần phải có nỗ lực rất nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Còn kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của SV vào q trình học, kích thích trí tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của SV.

Đối với mơn Vật lí dành cho SV hệ Cao đẳng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tác giả áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật sau:

- Phương pháp dạy học nhóm - Phương pháp giải quyết vấn đề - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Kĩ thuật đặt câu hỏi...

1.5. Thực trạng tự học của sinh viên trong dạy mơn Vậtlí ở hệ Cao đẳng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

1.5.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên ở hệ Cao đẳng Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Hà Nội

Qua q trình khảo sát thực tiễn, tác giả nhận thấy đa số SV đều hiểu được vai trò quan trọng của tự học. Tuy vậy, sức ỳ cũng như tính thụ động của các em còn rất lớn. Hoạt động tự học của SV, đặc biệt hệ cao đẳng còn khá kém. Rất nhiều SV khi được hỏi đều trả lời khơng có thói quen tự tìm hiểu hay chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nếu có cũng chỉ là xem qua.

Một thực trạng hiện nayđối với SV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nữa làcác bạn “rất lười đọc sách”. Cụ thể: trên 80% SV nói “có đọc” nhưng chỉ đọc sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hoặc làm bài kiểm tra. Gần 20% cịn lại thì nói rằnghọ khơng đọc tài liệu tham khảo. Đặc biệt có những sinh viên năm cuối mà chưa từng một lần đến thư viện tìm sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều SV lựa chọn kênh thông tin từ các trang web. Điều này là tốt nhưng vì quá lạm dụng nên đại đa số SV đã bỏ lỡ một kho tàng tri thức rất có giá trị từ sách tham khảo trên thư viện của nhà trường. Thậm chí ngay cả khi tra cứu tài liệu trên Internet, sinh viên cũng chưa biết cách thu thập, xử lý khối lượng thơng

tin đa dạng đó như thế nào để từ đó thu được những kiến thức thật sự cần thiết và có hiệu quả.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nhiều SV chưa nhận thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học. SV chưa tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình mà cịn thụ động, phụ thuộc nhiều vào những gì thầy dạy, khơng có nhu cầu mở rộng hiểu biết, phát huy sáng tạo, đào sâu kiến thức.

Một số ít SV có ý thức tự học thì kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin phục vụ nhiệm vụ học tập còn yếu. Phương pháp tự học theo kiểu đối phó, theo phong trào, học để thi vẫn là hình thức tự học phổ biến hiện. Với phương pháp tự học như vậy của SV hiện nay thì rất khó có kết quả tốt với quy chế đào tạo theo hình thức tín chỉ như hiện nay của nhà trường.

1.5.2. Thực trạng của việc bồi dƣỡng NLTH cho sinh viên hệ Cao đẳng trong dạy học mơn Vật lí ở Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Hà Nội

Hiện nay trong công tác giảng dạy mơn Vật lí cho sinh viên hệ cao đẳng của trường thì các giảng viên cũng đang hết sức chú trọng vào việc bồi dưỡng NLTH cho sinh viên.

Cụ thể: Ở trường, mơn Vật lí có 2 phần cơ bản đó là lí thuyết và thí nghiệm. Đối với lí thuyết các giảng viên áp dụng rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau để tạo động lực cũng như thúc đẩy SV tự tìm tịi, tự học để chiếm lĩnh tri thức. Cịn đối với phần thí nghiệm, thì nhà trường đã đầu tư 6 phịng thí nghiệm với trang thiết bị rất tốt có thể đáp ứng nhu cầu tự học của SV. Trong q trình hướng dẫn thí nghiệm, các giảng viên hết sức chú trọng đến yếu tố tự học, tự tìm tịi của SV. Giảng viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đường, vạch kế hoạch còn việc tiến hành lắp ráp cũng như quy trình tiến hành, xử lý số liệu là hoàn toàn do các em SV tự làm.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học trong q trình dạy học, chúng ta có thể thấy:

- Tự học trong quá trình dạy học đã được nghiên cứu và vận dụng từ rất sớm theo lịch sử phát triển của nhà trường trên thế giới.

- Tự học đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Đặc biệt đối với sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng, tự học là động lực biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

- Tự học gắn liền với hoạt động tư duy và hoạt động nhận thức độc lập, tự lực của người học.

- Muốn tự học có hiệu quả thì phải biết các phương pháp tự học (phương pháp đọc, phương pháp ghi chép, cách đặt câu hỏi, cách trả lời câu hỏi,…); phương pháp phát hiện vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề.

- Quá trình tự học người học phải biết: Lập kế hoạch – Thực hiện kế hoạch – Tự kiểm tra – Tự điều chỉnh, các hoạt động này được tiến hành theo một chu trình kín.

- Để giúp sinh viên tự học tốt giáo viên phải dạy học theo định hướng Dạy – Tự học.Đây cũng chính là định hướng để xây dựng các tiến trình dạy học, tổ chức hoạt động dạy học chương Động học chất điểm theo định hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho SV các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

TRONG HỌC TẬP CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”Ở CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ ĐẠI CƢƠNG

2.1. Tổng quan về dạy học chƣơng “Động lực học chất điểm” ở Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Hà Nội

2.1.1. Vai trị, vị trí của chƣơng “Động lực học chất điểm”

Vật lí là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những qui luật và bản chất của sự vận động, trong đó cơ học đi sâu nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể, tức là sự thay đổi vị trí của vật trong khơng gian theo thời gian.

Trong chương trình VLĐC của Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội, cơ học là phần học đầu tiên và là học phần thuộc khối kiến thức cơ bản. Những kiến thức của mơn học Vật lí đại cương là cơ sở và tiền đề cần thiết để học tốt các môn tiếp theo trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Trong đó, cơ học gồm 3 phần: Động học chất điểm nghiên cứu về những đặc trưng của chuyển động cũng như những dạng chuyển động khác nhau; động lực học chất điểm và hệ chất điểm thì nghiên cứu mối liên hệ của chuyển động và sự tương tác giữa các vật; tĩnh học nghiên cứu trạng thái cân bằng của các vật. Cho đến bây giờ, nhiều nhà giáo dục khi viết giáo trình đều theo xu hướng chú trọng logic của Vật lí và đều cho rằng cơ học là nền tảng để nghiên cứu các phần tiếp theo,trong đó có chương “Động lực học chất điểm”.

Chương “Động lực học chất điểm” là chương thứ hai ở phần cơ học trong giáo trình Vật lí đại cương của trường. Chương này nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến đổi trạng thái chuyển động của các vật và nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó. Cụ thể nó nghiên cứu:

- Mối quan hệ giữa gia tốc của chất điểmvà các lực tác dụng lên chất điểm.

- Các phương trình động lực học rút ra chỉ có thể áp dụng được đối với các vật có kích thước nhỏ, hay cịn được gọi là chất điểm.

2.1.2. Nội dung kiến thức của chƣơng “Động lực học chất điểm”

Sơđồ logic nội dung kiến thức của từng bài, nội dung kiến thức cơ bản SV cần nắm được.

Ở chương này tác giả muốn xây dựng một số thiết kế cho quá trình dậy học. Từ đó giúp sinh viên tự học và có thể nắm bắt kiến thức. Cũng như đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học tập chương động lực học chất điểm ở chương trình vật lí đại cương (Trang 41)