Vai trò của giáoviên và sinh viên trong quá trìnhdạy tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học tập chương động lực học chất điểm ở chương trình vật lí đại cương (Trang 35 - 38)

1.2.4 .Vai trò của tự học trong hoạt động học

1.2.6. Vai trò của giáoviên và sinh viên trong quá trìnhdạy tự học cho sinh viên

nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên, người học phải phát huy tính tích cực, sự tự giác và chủ động tự sắp xếp kế hoạch để huy động mọi trí tuệ, kỹ năng của bản thân để hoàn thành tốt những yêu cầu được giao. Tự học của SV theo hình thức này liên quan chặt chẽ với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung, cũng như vạch ra phương pháp cụ thể để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức thứ ba này ta có thể nói, q trình tự học của sinh viên liên quan trực tiếp với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó khơng thể thiếu yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của sinh viên.

1.2.6. Vai trị của giáo viên và sinh viên trong q trình dạy tự học cho sinh viên viên

Trong vấn đề của giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có vai trị hết sức quan trọng. Tự học giúp người học có thể hiểu sâu, mở rộng và củng cố tri thức. Đồng thời, nó cũng giúp người học hình thành tính tích cực, sự độc lập, tự giác trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học.

Do đặc thù học tập ở đại học khác cơ bản so với học tập ở phổ thông, ở đại học khơng có sự kiểm tra, giám sát hàng ngày của giáo viên nên việc học tập của SV phần lớn là tự học. Hoạt động đó được diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể coi: Bản chất công việc tự học của SV đại học là q trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực và chủ động.

Trước kia, trong phương thức đào tạo theo hình thức niên chế, sinh viên tuân thủ theo một chương trình do nhà trường định sẵn. Cịn với phương thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay, kế hoạch học tập phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên. Khi đó địi hỏi sinh viên phải có ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho quá trình học tập của mình đạt hiệu quả tốt nhất.

Mặt khác, hình thức tổ chức dạy học theo phương thức tín chỉ qui định hoạt động tự học của sinh viên là một thành phần bắt buộc trong thời khóa

biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự

học. Ba hình thức tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học.

Tùy thuộc tính chất đặc thù riêng của từng mơn học mà có các hình thức tổ chức dạy - học khác nhau. Có những mơn học chỉ có một kiểu giờ tín chỉ,cũng có những mơn học có hai hoặc cả ba kiểu giờ tín chỉ.

Trong hình thức đào tạo theo niên thìhoạt động tự học của SV chỉ mang tính chất tự nguyện, cịn với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ thì tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của SV. Để có thể học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành, thực tập ở trên lớp thì địi hỏi sinh viên phải có 3 giờ chuẩn bị trước ở nhà. Đó chính là một trong những u cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của SV.

Tiếp đến, nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉcũng gồm 3 thành phần chính:

- Một là: Phần nội dung bắt buộc (A1) được giảng trực tiếp trên lớp. - Hai là: Phần nội dung nên biết (A2) có thể khơng được giảng trên lớp mà giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.

- Ba là: Phần nội dung có thể biết (A3), nội dung này dành riêng cho việc tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, làm thí nghiệm, seminarhay thảo luận nhóm,… và các hoạt động liên quan đến mơn học.

Như vậy, kiến thức của mỗi môn học được tích lũy qua tìm tịi của người học dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn vàgiúp đỡ của giáo viên. Nếu sinh viên khơng tự học thì họ chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như thế có nghĩa họ đã khơng hồn thành được u cầu của mơn học.

Ngoài ra, một điểm rất quan trọng, khác biệt giữa học chế niên chế và học chế tín chỉ đó là hoạt động tự học ở học chế tín chỉ được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nghiêm túc thông qua các bài kiểm tra, bài tập…trong suốt q trình học.

Qua đó ta thấy, trong phương thức đào tạo theo hình thức tín chỉ, hoạt động tự học của SV trở thành hoạt động bắt buộc với các chế tài cụ thể.

* Vai trị của giảng viên trong q trình tự học của sinh viên

Giảng viên có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho SV. Ngoài những giờ học ở trên lớp, thì ngay đối với những giờ tự học, tự nghiên cứu của SV, giảng viên cũng rất cần phải quan tâm, theo dõi để từ đó có những tư vấn kịp thời khi SV gặp vướng mắc.

Một số nhiệm vụ của giảng viên đối với hoạt động tự học của sinh viên: -Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học: Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần phải giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề cương chi tiết mơn học. Để từ đó SV chủ động trong việc học, việc tìm hiểu thêm tài liệu tham khảo liên quan cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động học tập cụ thể, chi tiết.

-Xác định rõ nội dung tự học và phương cách thực hiện nội dung đó: Trong hình thức tín chỉ, nội dung A2, A3 như đã nêu ở trên là những nội dung mà SV phải tự học. Khi đó GVcần thiết kế các nhiệm vụ cụ thể để SV có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của môn học. Mặt khác giảng viên cũng cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, cũng như tài liệu tham khảo và cách thu thập, tra cứu, xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, cụ thể cho SV.

-Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên: Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ và hoạt động tự học đã trở thành bắt buộc, khơng thể thiếu trong cơ cấu mơn học thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này một cách chi tiết. Nếu giảng viên chỉ giao nhiệm vụ mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó, khơng đem lại kết quả như mong muốn.

Vì vậy giảng viên phải thường xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của mơn học thơng qua các hình thức như bài tập cá nhân; bài tập nhóm; bài tập lớn... Qua đó hình thành cho sinh viên ý thức tự học và làm việc nghiêm túc để được đạt kết quả cao trong học tập.

* Vai trò của sinh viên đối với hoạt động tự học

Muốn tự học đạt kết quả cao thì ngồi sự hướng dẫn, chỉ dạy của giảng viên, cũng như công tác quản lý, giáo dục của nhà trường thì một yếu tố khơng thể thiếu đó là: sự nỗ lực của chính bản thân sinh viên. Khi chuyển sang phương thức đào tạo mới, đòi hỏi sinh viên phải thay đổi nhận thức, để từ đó có những phương pháp học tập phù hợp nhằm thích ứng với những yêu cầu học hiện nay.

Một số nhiệm vụ của sinh viên trong với hoạt động tự học:

- Chuẩn bị tốt về động cơ, về thái độ học tập, cũng như tinh thần trách nhiệm, tự lực để “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong học tập một cách chủ động và có hiệu quả.

- Nắm chắc các mục tiêu, các yêu cầu của môn học. Cụ thể hơn là mục tiêu, yêu cầu của từng bài học. Từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó.

- Phải hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu được giao trước giờ lên lớp.

- Trong q trình tự học, sinh viên cần tích cực suy nghĩ, chủ động và mạnh dạn đưa ra ý kiến, cũng như các nhận xét hay thắc mắc của mình chứ không nên quá phụ thuộc vào tài liệu cũng như bài giảng của thầy.

1.3. Năng lực tự học Vật lí của sinh viên hệ Cao đẳng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học tập chương động lực học chất điểm ở chương trình vật lí đại cương (Trang 35 - 38)