Giá trị tăng thêm của thương mại là bộ phận giá trị mới do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Nói cách khác, giá trị tăng thêm thương mại là bộ phận giá trị sản xuất thương mại còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (ICTM).
Phù hợp với chỉ tiêu giá trị sản xuất thương mại, giá trị tăng thêm thương mại được tính theo giá thị trường.
Giá trị tăng thêm thương mại được tính theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối
Theo phương pháp sản xuất ta có:
VATM(SX) = GOTM - ICTM Với GOTM: Giá trị sản xuất thương mại
ICTM: Chi phí trung gian thương mại
Trong đó, chi phí trung gian thương mại là tồn bộ chi phí sản phẩm vật chất và dịch vụ cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp, khơng kể chi phí khấu hao. Chi phí sản xuất dịch vụ ở đây bao gồm cả cho nhu cầu trực tiếp, thường xuyên của sản xuất và cho nhu cầu văn hóa tinh thần của lao động thương mại liên quan trực tiếp đến sản xuất, do sản xuất gây ra.
Theo phương pháp phân phối ta có:
Trong đó, TNI là thu nhập lần đầu, là thu nhập nhờ sản xuất mà có. Thu nhập lần đầu của lao động thương mại gồm: thù lao lao động và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, bảo hiểm xã hội thay lương, tiền ăn trưa, ca ba…
Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp thương mại là lợi nhuận còn lại (hay còn gọi là số dư kinh doanh thuần), có thể bao gồm tồn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ.
Thu nhập lần đầu của nhà nước (xã hội) gồm thuế gián thu. Đó là thuế kinh doanh và các loại phí gián thu. Nó cũng có thể gồm tồn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ.