Những hạn chế

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty tnhh thương mại và kỹ thuật tân liên minh giai đoạn 2003-2007 (Trang 51 - 55)

- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH TẠI ĐÀ NẴNG

3.1.2.Những hạn chế

Mặc dù năm 2007 vừa qua, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh đều tăng vọt so với các năm trước đó, nhưng qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cho thấy hiệu quả kinh doanh của cơng ty đang có xu hướng giảm xuống. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Trước tiên, theo đánh giá chung của giới doanh nghiệp, hệ thống chính sách và cơ chế điều hành kinh tế vĩ mơ hiện nay cịn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Chưa thật sự tạo ra một sân chơi đồng nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế . Cạnh tranh vẫn còn bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính, độc quyền. Các thủ tục phiền hà trong các lĩnh vực quản lý chậm được khắc phục, thậm chí đang có xu hướng trở lại các quy chế và phương thức xử lý theo kiểu tập trung quan liêu, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tôn trọng đầy đủ. Đặc biệt, sự thay đổi thất thường, không ổn định của chính sách và cơ chế, một mặt đã gây ra nhiều tổn thất vật chất cho các doanh nghiệp, mặt khác tạo ra một tâm lý thiếu yên tâm trong việc phát triển kinh doanh.

- Thứ nhất là do tác động của giá vốn hàng bán tới lợi nhuận. Có thể thấy giá vốn hàng bán tăng liên tục qua các năm và năm 2007, giá vốn hàng bán đạt mức cao nhất. Việc tăng giá vốn hàng bán chủ yếu do khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm tăng. Tuy nhiên, để đánh giá kỹ hơn về việc tăng giá vốn hàng bán, ta phải phân tích cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Do thị trường giá cả thế giới trong những năm qua có nhiều biến động, nhiều sản phẩm có giá tăng vọt, thị trường nguyên vật liệu trên thế giới có diễn biến phức tạp, đặc biệt là thị trường xăng dầu không ổn định. Mặt khác, do ảnh hưởng của chính sách thuế xuất nhập khẩu thay đổi liên tục, mức thuế tăng làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên, trong khi giá bán ra không theo kịp với giá cả trên thị trường thế giới.

- Thứ hai, do cơng ty gặp khó khăn về vốn kinh doanh. Một trong những khó khăn lớn nhất của một doanh nghiệp là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Ít vốn đồng nghĩa với việc quy mơ kinh doanh nhỏ làm hạn chế hoạt động của công ty. Nếu thiếu vốn, cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc tái sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mơ hoạt động. Ngồi phần vốn của chủ sở hữu, công ty phải vay vốn của ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này ln đặt cơng ty vào tình trạng có mức rủi ro tài chính khá cao. Nguồn vốn đi vay ln là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp.

- Thứ ba, số lượng hàng tiêu thụ chưa tương ứng với khả năng cung cầu của thị trường. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về nguyên nhân chủ quan, bộ phận kinh doanh của công ty chưa bám sát thị trường, chưa nắm bắt giá cả từng loại hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, chưa đưa ra các biện pháp nhằm quảng bá thương hiệu công ty và xúc tiến bán hàng như quảng cáo, tiếp thị… nguyên nhân chủ quan là sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Thứ tư, mặc dù thiếu vốn trong kinh doanh nhưng công ty cũng gặp phải những khó khăn trong q trình thu hồi vốn. Điều này làm cho những khó khăn về thiếu vốn kinh doanh lại càng khó khăn hơn.

-Thứ năm, xét về cơng tác tổ chức tạo nguồn hàng kinh doanh của công ty ta có thể thấy, nguồn hàng kinh doanh của Tân Liên Minh chủ yếu là nguồn hàng nhập khẩu. Hạn chế lớn nhất của Tân Liên Minh trong việc duy trì quan hệ với bạn hàng và các nhà sản xuất trong nước là chưa làm tốt công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu dùng cụ thể đối với từng mặt hàng để đặt hàng với bên sản xuất. Vì thế khơng lơi kéo, thu hút được các nhà sản xuất để họ tự nguyện liên kết với mình vì lợi ích chung. Mặt khác, đối với các bạn hàng nước ngồi, do chưa làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường nên nguồn hàng Tân Liên Minh nhập về chậm tiêu thụ, chi phí lưu thơng cao dẫn tới giá bán cao, ảnh hưởng tới việc luân chuyển vốn

- Thứ sáu, khâu tổ chức thị trường thiêu thụ hàng hóa trong thời gian qua cịn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Thể hiện:

+ Tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường bán buôn thấp

+ Chưa tạo được mạng lưới chân rết ổn định để lưu chuyển nhanh hàng hóa. Mạng lưới tiêu thụ cịn bó hẹp tại một số thị trường thành thị, vùng đồng bằng, chưa mở rộng tới thị trường tiêu thụ nông thôn, miền núi…

+ Chưa chỉ đạo chặt chẽ, tập trung điều hành lưu thơng hàng hóa trên địa bàn cả nước

- Thứ bảy, đó là những khó khăn về yếu tố con người. Yếu tố con người trong doanh nghiệp được thể hiện ở các phương diện sau:

+ Người lãnh đạo công ty

+ Hệ thống tổ chức nhân sự các cấp + Người lao động trực tiếp

Như ta vẫn biết, ở mỗi vị trí khác nhau con người có những vai trị tác động khác nhau tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Người lãnh đạo doanh nghiệp có nhiệm vụ định hướng, hoạch định chiến lược kinh doanh, đề ra những chủ trương lớn và kiểm tra sự thực hiện. Trình độ và năng lực lãnh đạo quản lý doanh nghiệp là nhân tố quan trọng, thậm chí cịn là nhân tố quyết định thành quả cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường thì nghệ thuật quản lý được xem là kim chỉ nam cho hướng phát triển của cơng ty để duy trì sự sống cịn và đạt tới các mục tiêu của nó. Các bộ phận nhân sự trung gian có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, đề ra các biện pháp cần thiết, tổng hợp tình hình và cố vấn cho lãnh đạo ban hành những chủ trương kịp thời và hợp lý, còn người lao động có nghĩa vụ thực hiện và hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, mặc dù đội ngũ nhân sự ngày càng được hoàn thiện nhưng số lượng người có trình độ dưới Cao đẳng vẫn cịn cao, làm ảnh hưởng tới chất lượng quản lý và hoạt động của công ty. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành cơng ty cịn lúng túng, quản lý kém hiệu quả. Phần lớn cán bộ quản lý thiếu hiểu biết về thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, thiếu hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh cũng nhu kiến thức cần thiết về nghệ thuật kinh doanh… Họ điều hành công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa chú trọng vào việc đổi mới phương pháp quản lý. Vì vậy, chức

năng điều hành, quản lý tập trung, kiểm tra, kiểm soát đối với các bộ phận trong nội bộ công ty kém hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh trên văn phòng Tân Liên Minh chưa đảm đương tốt nhiệm vụ là bộ phận kinh doanh chủ lực, tạo nguồn hàng tập trung hỗ trợ các đơn vị thành viên trong khâu tạo nguồn hàng, thực hiện những mục tiêu lớn, định hướng lớn trong hoạt động kinh doanh. Bộ phận này, trên thực tế lại trở thành bộ phận kinh doanh trực tiếp vì lợi ích riêng của chính bộ phận và khối văn phịng. Ngược lại, các đơn vị thành viên hoạt động gần như độc lập với nhau, thiếu sự phối hợp, gắn bó vì mục tiêu chung trong toàn hệ thống cũng như của từng bộ phận, thiếu sự trao đổi thơng tin qua lại, vì vậy độ rủi ro trong kinh doanh cao. Mặt khác do khả năng phối hợp, phân công phân cấp yếu nên không phát huy được tiềm năng và lợi thế về con người, về địa điểm kinh doanh nhằm nâng cao tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, gây khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường.

- Thứ tám, vấn đề phân phối lợi ích trong cơng ty chưa theo ngun tắc gắn với kết quả cuối cùng của người lao động. Nhìn chung, cơng ty chưa phát huy được năng suất lao động thông qua các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. chưa sử dụng tiền thưởng như là một địn bẩy kích thích người lao động tăng năng suất, nâng cao hiệu quả. Quyền lợi của các bộ phận, thành viên trong công ty tách rời nhau, dẫn tới tình trạng cạnh tranh lẫn nhau ngay trong cùng một hệ thống vì lợi ích riêng của từng bộ phận.

- Cuối cùng, chức năng kiểm tra, kiểm soát kết qủa kinh doanh chưa phát huy được tác dụng, chưa có sự chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những hiện tượng vi phạm quy định báo cáo định kỳ, quy định báo cáo thực hiện các hợp đồng, quy định thực hiện chế độ thống kê kế tốn.

Tóm lại, từ những kết quả và hạn chế đã phân tích ở trên, trong tương lai, để tồn tại và phát triển, công ty cần đề ra những giải pháp đồng bộ ở tầm vĩ mô và vi mô, đề xuất được các định hướng hoạt động cơ bản trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty tnhh thương mại và kỹ thuật tân liên minh giai đoạn 2003-2007 (Trang 51 - 55)