- CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH TẠI ĐÀ NẴNG
3.1.1. Những kết quả mà công ty đã đạt được
Nhìn chung, từ năm 2003 đến năm 2007, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty tăng dần, thấp nhất là năm 2003 và năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt của các chỉ tiêu. Sở dĩ có việc này là vì:
- Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định, tỷ lệ tăng trưởng khá cao, trung bình 8,4 %/năm, cùng với sự tăng trưởng này kéo theo tất cả các ngành nghề khác phát triển, cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh, do vậy nhu cầu của người dân về các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng cao.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường
- Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô hoạt động bằng việc mở thêm các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… và mở rộng các mặt hàng kinh doanh.
- Xét về cơ cấu mặt hàng cho thấy trong những năm qua, mặt hàng kinh doanh của công ty rất phong phú. Thực hiện chính sách đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, Tân Liên Minh đã triển khai kinh doanh nhiều nhóm hàng, ngành hàng. Từ mặt hàng có giá trị thấp đến những mặt hàng có giá trị cao. Trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh, một số mặt hàng chủ yếu, có giá trị cao, có xu hướng tiêu thụ ổn định và gia tăng qua các năm. Trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên thương trường, việc Tân Liên Minh vẫn giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ những mặt hàng kinh doanh chính được đánh giá là tiến bộ đáng kể, có thể xem đó là một lợi thế để doanh nghiệp phát huy, nhằm củng cố vị trí của họ trên thương trường.
- Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty ngày càng cao, nhân viên phục vụ ngày càng có cảm tình với khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả cạnh tranh hợp lý nên sản phẩm ngày càng được sự tính nhiệm của khách hàng.
- Cùng với sự mở rộng địa bàn kinh doanh, đội ngũ nhân viên của công ty đã được bổ sung và hồn thiện theo thời gian. Số người có trình độ Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều làm chất lượng quản lý và năng suất lao động của công ty ngày càng tăng..
- Tác động của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận của cơng ty cũng là một nguyên nhân cần bàn đến. Chi phí quản lý doanh nghiệp là tồn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và điều hành chung của công ty. Đây là những nhân tố ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận của cơng ty. Nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm hoặc tăng theo. Như ta đã biết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong q trình kinh doanh. Do đó, nó là nhân tố chủ quan trong q trình quản lý của cơng ty. Năm 2007, tỷ suất chi phí của cơng ty đạt mức thấp nhất cho thấy hoạt động quản lý của cơng ty đang có hiệu quả tốt. Chi phí tài chính năm 2006 và 2007 đều giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty là rất tốt.
- Bên cạnh đó, cùng với sự mở cửa nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động liên kết ngày càng mở rộng phát triển, khả năng tiếp cận với nhiều nhà sản xuất uy tín trên thế giới ngày càng có hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm phong phú và đảm bảo. Thực tế cho thấy, trong thời gian từ khi mới thành lập cho đến nay, công ty liên tục trở thành nhà phân phối sản phẩm của nhiều nhà sản xuất nổi tiếng và có uy tín trên thế giới như TANAKA, HUYNDAI, GODREJ, YATOMO… điều đó có nghĩa là số lượng sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng được đảm bảo, tạo được uy tín với người tiêu dùng trong nước cũng như với các đối tác nước ngoài.
- Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân nói chung và của cơng ty nói riêng…