1.2. Dạy học dự án
1.2.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
1.2.5.1. Vai trò của học sinh
chủ động vào cả 3 giai đoạn quá trình học tập ( Nhập dữ liệu ; xử lí dữ liệu; xuất dữ liệu ). Trong đó , giai đoạn 3 là giai đoạn hoạt động quan trọng nhất, thể hiện kết quả của hai giai đoạn trước và là giai đoạn HS được phát huy các phong cách tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của mình:
- HS đóng vai là những chuyên gia thuộc những ngành nghề khác nhau trong xã hội, hoàn thành vai trị của mình dựa trên những kiến thức và kỹ năng nhất định (người học chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức).
- HS được giao những nhiệm vụ cụ thể, có thật trong cuộc sống bằng những kiến thức theo sát chương trình học, có phạm vi liên môn và bằng những kỹ năng sống của người lớn, thơng qua đó người học được rèn luyện kỹ năng sống như: kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng đưa ra những quyết định chín chắn, kỹ năng lập kế hoạch và phân chia nhiệm vụ, chủ động giải quyết các vấn đề phức tạp,..
- HS được tự quyết cách tiếp cận vấn đề và cách hoạt động.
- HS phải hoàn thành dự án với một số sản phẩm cụ thể (chú trọng sự tích hợp cơng nghệ cơ bản trong sản phẩm, cũng là cách giải quyết công việc của tất cả mọi người trong thế kỷ XXI): bài trình diễn, sản phẩm, trang web,…
1.2.5.2. Vai trò của giáo viên
Theo tác giả Đỗ Hương Trà [17, trang 264]Trong DHDA, GV không dạy nội dung bài học mà:
- Tạo vai trò cho HS và làm sao để gắn vai trò của họ với nội dung bài học. - Tư vấn, hướng dẫn, định hướng chứ không cầm tay chỉ việc.
- Tạo sự hỗ trợ khi cần thiết chứ không phải là dạy học truyền thụ một chiều. Vì vậy, năng lực, vai trị của giáo viên thể hiện ở các hỗ trợ người học: không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sản phẩm mẫu, các tài liệu, các nguồn thông tin, các chuyển giao công việc, các phiếu đánh giá,…