- Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Ở Việt Nam đó là Luật Các tổ chức tín dụng và hệ thống các quy chế cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ
giá… Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi, làm ảnh hưởng đến quy mơ và hiệu quả huy động. Ví dụ như: Việc thay đổi dự trữ bắt buộc của NHNN sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng dẫn đến dự trữ sơ cấp của ngân hàng tăng, sẽ làm giảm khả năng tăng lợi nhuận của ngân hàng.
- Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế cũng như pháp luật là những nhân tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cư cao và ổn định, nguồn tiền vào và ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được dồi dào và cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hàng hoá tăng, các doanh nghiệp kinh doanh khơng có lãi dẫn đến thu hẹp sản xuất, thu nhập của dân cư và các doanh nghiệp giảm, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Thơng thường, chi phí huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất huy động, do ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo lãi suất thực dương.
- Điều kiện thị trường và cạnh tranh
Trong q trình hoạt động, các ngân hàng ln phải tính đến điều kiện mơi trường kinh doanh, như có bao nhiêu cơ hội đầu tư tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trên địa bàn đó? Để tiến hành cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến chất lượng phục vụ, ấn định một lãi suất phù hợp với thị trường, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện thị trường… Như vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn.
- Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi mua bán các cơng cụ tài chính, nhờ đó vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi các loại tài sản tài chính thành tiền mặt, do đó làm cho những tài sản tài chính “lỏng” thêm. Tính lỏng thêm của những tài sản tài chính khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế sẽ dễ dàng hơn cho các NHTM khi phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn.
Nếu thiếu thị trường tài chính hoặc thị trường tài chính kém phát triển thì tính thanh khoản của các tài sản tài chính kém, người tiết kiệm sẽ ưa thích nắm giữ tài sản hoặc vốn dưới hình thái tiền mặt, hơn là các hình thái khác gần với tiền. Khi đó, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khốn cũng gây ra khơng ít khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần tiền nhàn rỗi từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống ngân hàng.
- Đặc điểm của khách hàng
Khách hàng của ngân hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người có vốn gửi tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng số vốn đó. Về phía khách hàng gửi tiền, có hai yếu tố quan trọng là thu nhập và tâm lý. Thu nhập ảnh hưởng đến số vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động. Cịn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động vào, ra của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của ngân hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra. Một đặc điểm quan trọng khác của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động vốn tại BIDV Phú Thọ.
Chương 2