Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 53 - 61)

- Nội tệ 1.010 90 1.271 89 1.533 91 Ngoại tệ1151015511

3.2.1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Mặc dù luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhiều chính sách hấp dẫn trong q trình huy động vốn, nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ vẫn giữ được thị phần và duy trì mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn. Có được như vậy là do BIDV đã luôn thực hiện chiến lược đa dạng hố các hình thức huy động bao gồm nhiều hình thức huy động tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, chính sách lãi xuất, chủ

động, đẩy mạnh phát triển khách hàng và chính sách khách hàng. Chính sách phát triển mạng lưới. Chính sách phát triển sản phẩm. Đầu tư công nghệ, Marketing, quảng bá sản phẩm được thực hiện tốt và hiệu quả hơn. Nhờ đó khối lượng vốn huy động từ mỗi nguồn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể.

3.2.1.1.Các nhóm sản phẩm huy động vốn

Theo xu hướng phát triển kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, BIDV đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh. Danh mục sản phẩm của BIDV được quản lý thống nhất trong tồn hệ thống. Do đó, tồn bộ các sản phẩm BIDV Phú Thọ đang cung cấp tới khách hàng được quản lý và triển khai từ BIDV theo 3 nhóm khách hàng: Định chế tài chính; Tổ chức và Cá nhân. Hoạt động huy động vốn được thực hiện thông qua các loại tiền tệ: VND; USD và EUR. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm cạnh tranh trên địa bàn mà BIDV Phú Thọ áp dụng linh hoạt chính sách về lãi suất. Các sản phẩm được chia thành các nhóm như sau:

Nhóm sản phẩm tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại BIDV với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.

Để sử dụng, khách hàng cần thực hiện việc mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản (hoặc thơng qua ghi Có tài khoản từ các nghiệp vụ thanh toán hoặc chuyển tiền). Khách hàng có thể rút tiền, chuyển tiền tại quầy hoặc tại các điểm ATM, MobileBanking. Chủ tài khoản tiền gửi thanh toán được phép phát hành séc từ tài khoản của mình. Ngồi ra, khách hàng có thể thực hiện ủy quyền giao dịch từng lần hoặc thường xuyên, giao dịch một phần hoặc toàn bộ quyền liên quan đến tài khoản và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động đi trong hoặc ngồi hệ thống BIDV.

Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm nhưng chưa dự tính được thời gian gửi. Điều kiện là cá nhân là cơng dân Việt Nam, cá nhân người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

Đối tượng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân người cư trú. Hình thức phát hành là sổ tiết kiệm khơng kỳ hạn.

Nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn (hay cịn gọi là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với BIDV, là tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Điều kiện là tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Đối tượng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là cá nhân người cư trú.

Hình thức phát hành là Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm.

• Nhóm sản phẩm phát hành giấy tờ có giá

BIDV huy động thơng qua các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành giấy tờ có giá phải được sự cho phép của NHNN và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những năm qua, hình thức phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi. Giai đoạn đầu là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn kỳ hạn 2,3,6,9 tháng, 364 ngày, giai đoạn mở rộng là kết hợp khuyến mại dự thưởng.

Hình thức phát hành: Giấy chứng nhận quyền sở hữu Giấy tờ có giá. Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng toàn bộ và tài khoản được chuyển nhượng không thay đổi đặc điểm ban đầu nếu tài khoản được chuyển nhượng cho đối tượng khách hàng khác.

3.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn vốn đóng vai trị quan trọng, nó quyết định đến quy mơ, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của NHTM. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, BIDV Phú Thọ đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình hiện đại hố ngân hàng, cơng tác huy động vốn của BIDV Phú Thọ đã phát triển, đa dạng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn thì đến nay BIDV Phú Thọ đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh hoạt... Bên cạnh đó, BIDV Phú Thọ cịn thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ lệ số tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thơng để giới thiệu các chương trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ không ngừng tăng trưởng qua các năm.

Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng huy động vốn năm 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ)

Nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ đến 31/12/2011 là 1.829 tỷ đồng, có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tỷ trọng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, trong khi đó nguồn vốn bằng VND qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Xác định nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cư, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, BIDV Phú Thọ đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút được các đơn vị, tổ chức kinh tế là các định chế tài chính có tiềm năng về nguồn tiền gửi như: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.... đầu tư gửi vốn. Từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của BIDV Phú Thọ trên địa bàn.

3.2.1.3. Cơ chế lãi suất trong huy động vốn a. Lãi suất huy động (lãi suất đầu vào)

Lãi suất huy động mức lãi tính trên số tiền mà khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời gian nhất định. Lãi suất của BIDV được niêm yết theo

năm. Cơ sở tính lãi của BIDV: một năm có 360 ngày. Tiền lãi thực tế khách hàng được hưởng bằng số tiền gửi của khách hàng nhân với (x) lãi suất nhân với (x) số ngày thực tế khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng và chia cho (:) cơ sở ngày tính lãi. BIDV áp dụng các phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.

Lãi suất huy động áp dụng trong huy động vốn tại BIDV Phú Thọ đều do BIDV Phú Thọ tự quyết định trên cơ sở lãi suất điều chuyển vốn, các quy định về lãi suất của NHNN và tham khảo lãi suất huy động đang áp dụng của các NHTM trên địa bàn cũng như xu hướng biến động lãi suất trong tương lai. Lãi suất huy động được quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng (định chế tài chính, tổ chức, dân cư), từng loại sản phẩm (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá), từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Các mức lãi suất huy động được công bố áp dụng chung toàn bộ các điểm giao dịch trực thuộc BIDV Phú Thọ.

Thông qua việc thu thập các mức lãi suất trả sau một số kỳ hạn áp dụng trong một số thời kỳ tại thời điểm 31/12/2010; 30/06/2011 và 31/12/2011 của BIDV Phú Thọ và một số NHTM khác trên địa bàn là: Agribank; Vietinbank; MHB; MB, đã cho thấy lãi suất huy động vốn của BIDV Phú Thọ trong các thời kỳ cơ bản đảm khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, có thể có một số mức lãi suất còn thấp hơn, đặc biệt là so với các NHTMCP (Chi tiết so sánh các mức lãi suất được trình bày tại Phụ lục 2 của luận văn).

b. Lãi suất điều chuyển vốn (giá điều chuyển vốn, lãi suất đầu ra của hoạt động huy động vốn)

BIDV đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Tương ứng với lãi suất huy động, giá điều chuyển vốn cũng được quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng (định chế tài chính, tổ chức, dân cư), từng loại sản phẩm (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá), từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Việc quy định giá điều chuyển vốn do BIDV thực hiện trên cơ sở lãi suất thị

trường và định hướng cơ cấu tài sản nợ của BIDV theo từng thời kỳ. Giá điều chuyển vốn là cơng cụ giúp Hội sở chính điều hành và định hướng cho hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Để tối ưu hoá lợi nhuận thu được, các chi nhánh cần tập trung huy động vào các kỳ hạn có chênh lệch giữa giá điều chuyển vốn và lãi suất huy động là cao nhất.

Biểu đồ 3.6: So sánh lãi suất huy động và FTP thời điểm 31/12/2011

(Nguồn: BIDV Phú Thọ)

3.2.1.4. Thị phần và mạng lưới huy động của BIDV Phú Thọ

Mặc dù hoạt động huy động của BIDV Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt ở mức cao, tuy nhiên do nền vốn thấp, số lượng NHTM tham gia thị trường ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là mảng huy động vốn tư dân cư. Từ đó khiến thị phần huy động vốn của BIDV chỉ duy trì ở mức thấp, thường xuyên ở mức 11 - 13%.

Biểu đồ 3.7: Thị phần huy động vốn năm 2011

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ)

Bảng 3.5: Nguồn vốn huy động của các NHTM và các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng

Agribank 3.253 3.554 9% 4.389 23% Vietinbank 2.368 2.995 26% 3.666 22% BIDV 1.038 1.466 41% 1.829 25% MB 638 967 51% 1.169 21% MHB 407 524 29% 724 38% CCF 334 381 14% 440 15% Techcombank 136 301 121% 425 41% VIB 230 317 38% 348 10% MaritimeBank 168 254 51% 440 73% VPbank 112 186 66% 215 15% Vietcombank 41 81 97% 90 11% VBSP 9 25 177% 41 64% Cộng: 8.734 11.051 13.690 Thị phần của CN 11.8% 13.2% 13.3%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ)

Như vậy đến năm 2011, Agribank vẫn là NHTM có nguồn vốn huy động chiếm thị phần lớn nhất với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng khắp và quy mô khách hàng lớn, Vietinbank với 4 Chi nhánh cấp 1 cùng hoạt động trên địa bàn được xếp vị trí thứ 2. Tiếp theo là BIDV đứng thứ 3 và MB có quy mơ tương đương BIDV đứng thứ 4. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động

của các NHTM, thì vốn huy động từ dân cư mang tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w