Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 61 - 67)

- Nội tệ 1.010 90 1.271 89 1.533 91 Ngoại tệ1151015511

3.2.2. Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng đạt hiệu quả huy động vốn cao khi quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu với chi phí hợp lý và có mức chênh lệch lãi suất bình qn đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ thể hiện qua một số điểm sau:

• Nguồn vốn huy động với nhu cầu sử dụng

Khối lượng vốn huy động của BIDV Phú Thọ thời gian qua liên tục tăng qua các năm, Từ chỗ năm 2009 không đáp ứng được nhu cầu cho vay đầu tư đến năm 2010 và 2011 đã đáp ứng được thừa nhu cầu cho vay và đầu tư của Chi nhánh. Điều này được chứng minh qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn, cho vay và đầu tư của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tổng vốn huy động 1.038 1.466 1.829

2. Số dư cho vay, đầu tư 1.125 1.426 1.686 3. Chênh lệch HĐ - CV, đầu tư -87 40 143 4. Tổng VHĐ/Tổng cho vay, đầu tư 92% 103% 108%

(Nguồn: BIDV Phú Thọ)

BIDV Phú Thọ đã làm tốt công tác cân đối giữa vốn dự trữ với vốn giành cho cho vay và đầu tư. Bằng chứng là những năm qua ngân hàng đã ln duy trì được khả năng thanh toán, kể cả trong những thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng cao nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đã đạt được hiệu quả nhất định trong cơng tác huy động vốn.

Quy mơ khách hàng

Khách hàng trung tâm mọi hoạt động của một NHTM, nhất là đối với nhóm khách hàng dân cư, là khách hàng đóng vai trị quan trọng trong tạo lập nền vốn bền vững. Do đó, mở rộng quy mơ khách hàng có một ý nghĩa quyết định trong việc phát triển huy động vốn.

Trong những năm qua, quy mô khách hàng của BIDV Phú Thọ có bước tăng trưởng tốt, khách hàng được mở rộng tới mọi tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, mọi đối tượng. Đến cuối năm 2008, khách hàng của BIDV Phú Thọ là 22.720 khách hàng, thì đến hết 2011 đã đạt 32.794 khách hàng, tăng 0.5 lần.

Biểu đồ 3.8: Quy mô khách hàng qua các năm (2009-2011)

(Nguồn: BIDV Phú Thọ)

Tuy nhiên, trong số những khách hàng có quan hệ tiền gửi với BIDV Phú Thọ thì số lượng khách hàng có quan hệ tiền gửi có kỳ hạn, là nguồn tiền mang tính chất là khoản tiết kiệm, là nguồn vốn ổn định, thì lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ ở mức dưới 20%, tốc độ phát triển nhóm khách hàng này chậm hơn so với tốc độ phát triển khách hàng nói chung.

Khi thực hiện việc khảo sát bằng số liệu thực tế đối với 256 khách hàng có thu nhập bình qn từ 10 triệu đồng/1 tháng trở lên được chi trả qua dịch vụ trả lương của BIDV Phú Thọ trong năm 2011, kết quả cho thấy có đến 141 khách hàng (chiếm 55%) chỉ sử dụng duy nhất dịch vụ tiền gửi không kỳ hạn mà khơng có tiền gửi có tiền gửi có kỳ.

Bảng 3.7: Tỷ lệ khách hàng gửi tiền có kỳ hạn Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số lượng KH gửi tiền có kỳ hạn 3.163 3.477 4.112

Tỷ lệ so với tổng số KH 14% 12% 13%

Nguồn: BIDV Phú Thọ

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động vốn

Trong những năm qua tổng nguồn vốn huy động tại BIDV Phú Thọ tăng đáng kể (cụ thể năm 2009, 2010, 2011 tương ứng là 53%, 41% và 25% biểu đồ số 3.3). Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 1.829 tỷ, trong đó có sự đóng góp lớn của tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn cả nội tệ và ngoại tệ.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, thì nguồn vốn huy động nội tệ và nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Trong cơ cấu theo kỳ hạn, thì nguồn vốn tập trung ở các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn (có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống).

Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm (2009-2011)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số dư (Tỷ đồng) cấu (%) Số dư (Tỷ đồng) cấu (%) Số dư (Tỷ đồng) cấu (%) NVHĐ 1.038 1.466 1.829 Theo tiền tệ - Nội tệ 942 91 1.334 91 1.690 92

- Ngoại tệ 96 9 132 9 139 8 Theo kỳ hạn

- Khơng kỳ hạn 142 14 243 17 195 11

- Có KH 896 86 1.223 83 1.634 89

Nguồn: Báo cáo tổng kết - BIDV Phú Thọ

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn vốn nội tệ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nguồn vốn ngoại tệ và chiếm tỷ trọng chủ yếu. Xu hướng của người gửi tiền tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn thấp hơn 12 tháng.

Khi gắn kết tốc độ mở rộng khách hàng và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cho thấy qua các năm từ 2009 đến 2011 tốc độ mở rộng khách hàng cao đi đôi với việc tăng trưởng nguồn vốn và việc tăng trưởng nguồn vốn cao hơn so với việc mở rộng khách hàng. Như vậy, chính sách mở rộng khách hàng đã phát huy hiệu quả và việc mở rộng khách hàng đã có trọng tâm hơn. Từ đó, BIDV Phú Thọ đã nâng cao dần số dư huy động bình quân theo khách hàng.

Biểu đồ 3.9: Số dư huy động vốn bình quân theo số lượng khách hàng

Biểu đồ 3.10: Số dư huy động vốn bình quân theo số lượng cán bộ, nhân viên BIDV Phú Thọ

Nguồn: BIDV Phú Thọ

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của BIDV Phú Thọ trong ba năm 2009 đến 2011 là rất tốt, tăng trưởng cả về số dư, quy mô, và số lượng khách hàng. Tạo lập được nền khách hàng vững trắc để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đã tạo lập được uy tín của thương hiệu BIDV và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Chi phí huy động vốn và lợi nhuận

Chi phí huy động vốn được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Khi phân tích chi phí huy động vốn, vấn đề nhắc đến đầu tiên là lãi suất huy động vốn. Lãi suất có vai trị quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Thường thì lãi suất huy động càng cao, vốn huy động tăng trưởng càng nhiều. Tuy nhiên, không phải Chi nhánh muốn định lãi suất huy động bao nhiêu cũng được. Việc xác định lãi suất huy động phụ thuộc vào các quy định của NHNN, của BIDV. Tùy từng thời kỳ, trên cơ sở các quy định của NHNN, việc điều hành lãi suất của BIDV

thông qua việc mua vốn FTP và mặt bằng lãi suất trên địa bàn để Chi nhánh để quy định các mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp, đảm bảo huy động có hiệu quả.

Cơ chế quản lý vốn của BIDV đang áp dụng là cơ chế điều chuyển vốn tập trung. Do vậy, kết quả kinh doanh chính từ hoạt động huy động vốn được tính tốn dựa trên chênh lệch giữa giá mua vốn FTP (do BIDV trả cho BIDV Phú Thọ) với chi phí trả lãi cho các khoản huy động mà BIDV Phú Thọ phải thanh tốn cho khách hàng của mình. Do vậy Chi nhánh huy động vốn càng nhiều thì lợi nhuận mang lại càng cao.

Biểu đồ 3.11: Kết quả kinh doanh từ huy động vốn (2009-2011)

Nguồn: BIDV Phú Thọ

Thu nhập từ hoạt động huy động vốn là khoản thu nhập ròng rất quan trọng và có một tỷ trọng mang tính chất quyết định đối với kết quả kinh doanh vì tính chất ổn định, khơng có rủi ro và dễ dàng tính được hiệu quả kinh doanh ngay khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, để gia tăng nguồn thu này bắt buộc phải phát triển việc huy động vốn từ nhiều kênh.

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu thu nhập dòng từ huy động vốn trong lợi nhuận trước thuế của BIDV Phú Thọ (2009-2011) Nguồn: BIDV Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả mang lại trực tiếp, hoạt động huy động vốn cũng đã góp phần cho BIDV Phú Thọ phát triển các sản phẩm, các mảng nghiệp vụ khác thông qua việc cung ứng cho khách hàng gửi tiền như: dịch vụ ngân hàng điện tử (BSMS, Internet Banking) hoặc các sản phẩm tín dụng cá nhân (cho vay cầm cố, thấu chi tài khoản)… từ đó góp phần gia tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 61 - 67)