5. Kết cấu khóa luận
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự
Việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp xác định được những vấn đề trong khâu tuyển dụng và tìm cách khắc phục phù hợp. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng cũng cho phép các cơng ty có cái nhìn tổng quan về hoạt động tuyển dụng của mình – vốn là một trong những phần quan trọng trong việc vận hành công ty.
Dưới đây là một số các tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng phổ biến.
➢ Thời gian tuyển dụng
Qua mỗi bước của phễu tuyển dụng, ứng viên sẽ nhận thức sâu sắc hơn về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Điều này có thể làm ứng viên cảm thấy hứng thú hơn hoặc không phù hợp với môi trường làm việc của công ty.
Đây chính là yếu tố tác động đến việc lựa chọn cơng việc của một ứng viên. Do đó, thời gian tuyển dụng chính là một tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Ứng viên phải chờ đợi càng lâu, doanh nghiệp càng có khả năng sẽ nhận được những bình luận hoặc cảm xúc tiêu cực từ họ.
Nói cách khác, thời gian tuyển dụng càng dài, hiệu quả tuyển dụng càng giảm. Trong một khoảng thời gian nhất định, HR và ban lãnh đạo cần đưa ra quyết định nhanh chóng để thu về nhân tài cho doanh nghiệp của mình.
Theo nghiên cứu, thời gian tuyển dụng trung bình cho một vị trí chỉ nên dao động trong khoảng từ 24 đến 34 ngày. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng của một doanh nghiệp nên cân nhắc yếu tố này. Lý do bởi thời gian tuyển dụng thể
23
hiện mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng tốt sẽ có thời gian tuyển dụng ngắn hơn.
➢ Nguồn tuyển dụng
Với sự phát triển của công nghệ, việc tuyển dụng cũng diễn ra trên nhiều kênh hơn. Điều này làm tăng cơ hội tuyển dụng cho cả ứng viên và doanh nghiệp.
Nguồn tuyển dụng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác tuyển dụng nhân lực. Nó giúp đánh giá hiệu quả tuyển dụng của từng chiến dịch và từng kênh. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định kênh tuyển dụng phù hợp với cơng ty hoặc vị trí mà mình cần tuyển nhất.
Việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng theo kênh cũng giúp công ty tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian tuyển dụng và nhắm tới đúng đối tượng mà mình mong muốn hơn.
➢ Tỷ lệ chuyển đổi giữa các giai đoạn tuyển dụng
Đây là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp quyết định số lượng ứng viên và chiến dịch tuyển dụng.
Thông qua mỗi bước trong phễu tuyển dụng, tỷ lệ chuyển đổi giữa giai đoạn sẽ cho HR biết có bao nhiêu ứng viên đi tới vịng tiếp theo của quy trình tuyển dụng. Bằng cách phân đoạn quy trình tuyển dụng và kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi của mỗi bước, HR có thể tìm ra ngun nhân để cải thiện.
Nếu doanh nghiệp thu hút được rất nhiều ứng viên ở đầu phễu, nhưng ở cuối phễu lại có rất ít hoặc khơng có ứng viên vào được nhận. Vậy, có thể q trình phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ của bạn quá khó khăn. Điều này khiến doanh nghiệp bỏ lỡ ứng viên tiềm năng cũng như thời cơ tuyển dụng nhân tài.
Chỉ số này đặc biệt có ý nghĩa đối với những doanh nghiệp đang có mong muốn tăng quy mơ tuyển dụng. Ngồi ra, nó cũng quyết định KPIs của phòng ban liên quan như Marketing (thu hút đủ số lượng ứng viên ở đầu phễu).
24
Để chuyển đổi một ứng viên tiềm năng qua phễu, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra những chi phí khác nhau. Do đó, đây cũng được coi là một tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng.
Các chi phí này có thể bao gồm: chi phí cơ sở vật chất, chi phí cơ hội, chi phí quảng cáo bài tuyển dụng, chi phí thuê các headhunter, … Đây là yếu tố cốt lõi trong việc tính tốn chi phí, ngân sách và hoạch định chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp.
Vậy, làm thế nào để tối ưu chi phí tuyển dụng. Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp cần tính tốn thời gian tuyển dụng hợp lý, sử dụng nguồn tuyển dụng đúng với nhu cầu của công ty và tăng tỷ lệ chuyển đổi giữa các giai đoạn tuyển dụng. Điều này giúp giảm tối đa chi phí cho mỗi ứng viên của doanh nghiệp.
➢ Trải nghiệm của ứng viên trong quá trình tuyển dụng
Trải nghiệm của ứng viên đối với quá trình tuyển dụng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp chú trọng vào trải nghiệm của nhân viên có doanh thu cao gấp đơi và lợi nhuận cao gấp 04 lần so với với cơng ty khác.
Ngồi ra, việc đánh giá hiệu hiệu quả tuyển dụng ở những công ty này cũng cho thấy chất lượng của họ cao hơn 70% so với những doanh nghiệp khác. Đối với xu hướng tuyển dụng hiện nay, các công ty đều đang chú trọng cải thiện trải nghiệm của nhân viên. Rất nhiều doanh nghiệp có tư duy rằng, tuyển dụng những khách hàng tốt nhất chính là cách để phát triển doanh nghiệp. Đối với họ, mỗi nhân viên đều là một khách hàng. Chỉ khi khách hàng có trải nghiệm tốt thì cơng ty mới có thể bền vững phát triển. Chính vì lý do đó mà khi đánh giá hiệu quả tuyển dụng, tiêu chí trải nghiệm ứng viên được đưa vào.
➢ Chất lượng tuyển dụng
Chất lượng tuyển dụng là một tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác tuyển dụng nhân lực cốt lõi. Tiêu chí này nhằm xác định chất lượng ứng viên và mức độ phù hợp của quy trình tuyển dụng trong việc sàng lọc tài năng cho cơng ty.
25
Ngồi ra, nó cũng thể hiện mơi trường làm việc, văn hóa cơng ty và thương hiệu tuyển dụng có thực sự phù hợp với nhân viên mới hay không.
Chất lượng tuyển dụng này thể hiện ở việc nhân viên có làm đúng với mô tả công việc mà họ được nhận lúc tuyển vào cơng ty hay khơng. Ngồi ra, số lượng nhân viên được ký hợp đồng chính thức sau q trình thử việc cũng là một tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp.
Nếu như phễu tuyển dụng của cơng ty có tỷ lệ chuyển đổi cao nhưng tỷ lệ nhân viên làm việc chính thức lại thấp. Vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại quá trình làm việc và mơ tả cơng việc đã thực sự đúng với nhu cầu của doanh nghiệp hay chưa.
➢ Mức độ hài lòng của cấp quản lý
Tương tự như trải nghiệm của ứng viên, tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng này nhắm tới mục tiêu là cấp độ quản lý của công ty. Việc tuyển dụng cần đáp ứng nhu cầu của cả hai bên: ứng viên và công ty.
Trong trường hợp này, cấp quản lý cũng cần cảm thấy hài lòng khi tuyển được nhân sự mới vào cơng ty. Có những cá nhân xuất sắc về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, trong mơi trường làm việc, văn hóa của cơng ty và tác động của công việc, nhà quản lý có thể cảm thấy khơng hài lịng về cá nhân hoặc nhóm nhân viên mới.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng này phụ thuộc lớn vào cảm nhận của người quản lý. Tuy nhiên, dưới góc độ doanh nghiệp, việc cá nhân hòa nhập nhanh và làm việc tốt trong một nhóm mới cũng là một yếu tố quan trọng khi quyết định tuyển dụng.
Để hạn chế yếu tố cảm xúc, người tuyển dụng (HR) cần trao đổi nhiều hơn với các cấp quản lý đội nhóm, phịng ban – những người trực tiếp làm việc với ứng viên – để đưa ra những bộ tiêu chí đánh giá nhân viên chính xác. Từ đó, tăng mức độ hài lòng của cấp quản lý đối với việc tuyển dụng những nhân viên mới.
26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HUY TRANG