Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa của người bị

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 83)

3.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của

3.1.1. Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền bào chữa của người bị

bị buộc tội

Qui định về địa vị pháp lý của NBC muốn được đảm bảo trong thực tiễn, trước hết cần bảo đảm tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền bào chữa của NBBT. Chỉ khi quyền con người, quyền bào chữa của NBBT được đảm bảo trong thực tiễn thì địa vị pháp lý của NBC mới được nâng cao.

Quyền con người là khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, bị tác động bởi hoạt động đặc thù mang tính đậm nét cùa quyền lực nhà nước. Không phố biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày, hàng giờ như các lĩnh vực khác nhưng hậu quả quyền con người nếu bị xâm phạm trong TTHS lại rất nặng nề [19]. Vì vậy, song song với việc đấu tranh làm rõ sự thật khách quan của vụ án để không bỏ lọt tội phạm thì các CQTHTT cũng cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân để tránh làm oan người vô tội.

Trên cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 131 Hiến pháp năm 2013, Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của NBBT như sau:

Người bị buộc tội có quyền tự bào chừa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

BLTTHS năm 2015 cũng như các văn bản pháp lý liên quan chưa có khái niệm pháp lý chính thức về quyền bào chữa. Tuy nhiên, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể hiểu về mặt nội dung bào chữa là tất cả các hoạt động của NBBT và NBC từ khi bị buộc tội đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Thơng qua hành vi cụ thể, họ sử dụng các quyền luật định để làm sáng tỏ những tình tiết chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như những tình tiết khác có lợi cho người bị buộc tội. Đó có thế là hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội của CQTHTT; hoặc nhằm đưa ra chứng cứ nhằm làm giảm nhẹ trách nhiệm của NBBT hoặc các hành vi tố tụng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của NBBT, kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm hình sự trong vụ án [10]. Chỉ khi quyền bào chữa của NBBT được thực thi thì các quyền con người và quyền công dân khác mới được đảm bảo trên thực tế, và việc thực hiện quyền bào chữa cùa NBBT là điều kiện càn thiết để CQTHTT xử lí vụ án đúng người, đúng tội, đủng pháp luật.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)