Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015,

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 95)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015,

2015, văn bản về địa vị pháp lý của người bào chữa

* Bổ sung qui định hoàn thiện quyền bào chữa của NBBT

BLTTHS năm 2015 đã có những qui định mới về quyền bào chữa của NBBT, thể hiện rõ nét tinh thần của cải cách tư pháp. Trên nền tảng nguyên tắc Hiến định, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc "Tranh tụng trong

xét xử được bảo đảm ” (Điều 26). Đây là quy định mới, căn cứ pháp lý quan

trọng đế đảm bảo quyền bào chữa nói riêng và quyền cơng dân, quyền con người nói chung theo Hiến định; thế hiện rõ mối quan hệ, vị trí giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cử, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan cùa vụ án là bình đẳng, đây là tiền đề quan trọng để các chủ thể thực hiện hoạt động tranh tụng bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng.

Chỉ trên cơ sở bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ thì hoạt động tranh tụng mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả và được thực thi.

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa được qui định thành một mục riêng (mục 5, chương XXI) gồm 20 Điều từ Điều 306 đến Điều 325, trong đó, quy định cụ thể từ trình tự phát biểu tranh luận, đến phần đối đáp giữa người tham gia tố tụng (NBC, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác) với KSV, quy định cho phép bị cáo được nói lời sau cùng để tự bào chừa.

BLTTHS năm 2015 cũng thê hiện bước tiên bộ vê quyên bào chữa khi qui định quyền bào chữa của NBBT bắt đầu kể từ thời điểm một người bị bắt [30, Điều 58, Điều 74] hay qui định bị can có quyền: "Đọc, ghi chép

bản sao tài liệu hoặc tài liệu được sổ hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kê từ khi kết 9 thúc điều tra khi có yêu cầu ”[30, Điều 60] và gián tiếp qui định về “quyền

im lặng” thông qua một số quy định tại điểm e khoản 1 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm d khoản 1 Điều 60, điểm h khoản 2 Điều 61.

Những qui định trên đều là bước tiến dài, làm căn cứ cho việc thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên vẫn cần thiết phải bổ sung thêm những qui định để hoàn thiện hon nữa

Thú' nhất, bố sung qui định quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm

chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét trong suốt quá

trình xét xử

BLTTHS năm 2015 qui định “Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên

và những người tham gia tổ tụng có mặt tại phiên tịa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không” [30, Điều 305],Các yêu cầu liên quan đến triệu tập thêm người

làm chứng, yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên quyền yêu cầu này của bị cáo mới chỉ dừng lại ở thủ tục bắt đầu phiên tịa. Trong thực tế có nhiều trường hợp qua quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa phát sinh những tình huống như lời khai của các bị cáo mâu thuần nhau, xuất hiện tình tiết mới chưa có trong hồ sơ vụ án, lúc này bị cáo hoặc NBC của họ muốn đề nghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa ra vật chứng để xem xét toàn diện và khách quan hơn, tuy nhiên BLTTHS lại không qui định cho họ có

qun này. Vì vậy cân thiêt phải qui định quyên yêu câu triệu tập người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét của bị cáo trong suốt quá trình diễn ra xét xử.

Thứ hai, cần nhanh chóng đưa qui định việc ghi âm hoặc ghi hình

có âm thanh khi hỏi cung bị can vào thực tiễn

BLTTHS năm 2015 đã ban hành qui định về việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh [30, Điều 183]. Liên ngành Cơng an - Viện kiểm sát - Tòa án - Bộ Quốc phịng đã ban hành Thơng tư liên tịch số 03 ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong q trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên trên thực tiễn vẫn chưa triển khai thực hiện được do chưaJ có đủ cơ sở vật chất cũng như cán bộ có kĩ năng thao tác. Vì vậy cần thiết phải đầu tư trang thiết bị cũng như tập huấn kĩ năng cho người THTTđể qui định trên được đi vào thực tiễn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBBT.

* Bơ sung qui định hồn thiện quyền của NBC

Quyền của NBC theo qui định của BLTTHS năm 2015 đã có nhiều điểm mới đột phá so với BLTTHS năm 2003, tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thực hiện nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải bổ sung qui định để hoàn thiện hơn nữa quyền của NBC, cụ thể:

Thứ nhối, bổ sung quyền đề nghị Hội đồng xét xử quyết định việc cho

nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tịa

Điểm c khoản 2 Điều 8 Thơng tư liên tịch số 03 ngày 01/02/2018 [3] qui định Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi

âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tịa khi có đê nghị của Kiêm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác. Trên thực tế thì NBC mới thường là chủ thể đưa ra đề nghị này hon là Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác, tuy nhiên NBC lại khơng có quyền yêu cầu. Do vậy để đảm bào việc xét xử công bằng, tránh việc mớm cung, bức cung, nhục hình, cần thiết qui định cho phép NBC có quyền đề nghị Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tịa.

Thứ hai, cần thiết mở rộng qui định sự có mặt của NBC vào các hoạt

động điều tra

NBC có quyền có mặt trong một sổ hoạt động điều tra theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên chỉ có hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói là được liệt kê cụ thể trong điều luật qui định về quyền của NBC. Điều này dẫn đến đối với những hoạt động điều tra khác sẽ có những cách hiểu khác nhau dẫn đen việc áp dụng khác nhau trong thực tiễn. Bởi điểm c khoản 1 Điều 73 qui định NBC có quyền có mặt trong “hoạt động điều tra

khác theo qui định của Bộ luật này” sẽ dần đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ

nhất là mọi hoạt động điều tra theo qui định của BLTTHS năm 2015 thì NBC đều có quyền có mặt. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách này thì việc liệt kê ba hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói là điều không cần thiết. Cách hiểu thứ hai là những hoạt động điều tra khác mà trong điều luật qui định có sự tham gia của NBC thì NBC có quyền có mặt, cịn nếu khơng qui định tức là khơng có quyền. Chính cách qui định như trên nên thực tiễn người THTT thường từ chối sự có mặt của NBC, mặc dù sự có mặt của họ là hết sức cần thiết. Vì vậy cần thiết phải mở rộng hơn qui định sự có mặt của NBC vào các hoạt động điều tra. Đó là có mặt khi lấy lời khai người làm chứng, bị hại, hoạt động giám định, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, khám xét,

như vậy mới đủ căn cứ đê NBC có thê thực hiện qun của mình, cũng như bảo vệ quyền bào chữa cùa NBBT.

* Bổ sung cơ chế đảm bảo thực hiện quyền hành nghề của NBC

Để NBC có thể thực hiện tốt nhất các quyền của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng, cần thiết phải bổ sung các cơ chế để đảm bảo tốt nhất quyền hành nghề của NBC, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bảo đăm việc cẩp vãn bản thông báo người bào chữa đủng hạn

Một điểm mới quan trọng của BLTTHS năm 2015 là qui định thay việc cấp giấy chứng nhận NBC bằng việc cấp văn bản thông báo NBC. Khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015 qui định thời hạn cấp văn bản thông báo NBC là

“trong thời hạn 24 giờ kê từ khi nhận đủ giấy tờ”. Tuy nhiên với qui trình như

hiện nay, thời hạn này thường không được đảm bảo. Bởi lẽ BLTTHS năm 2015 không qui định cụ thể chủ thể có thẩm quyền cấp văn bản thơng báo. Thực tế hiện nay việc cấp văn bản thông báo NBC trong giai đoạn điều tra là

do Lãnh đạo CQĐT cấp phịng hoặc cấp quận/huyện/thị xã kí, giai đoạn truy tố do Lãnh đạo cấp phòng hoặc Lãnh đạo VKS cấp quận/huyện/thị xã kí, trong khi giai đoạn xét xử thì Thẩm phán được phân cơng trực tiếp kí văn bàn. Đối với giai đoạn điều tra, khi NBC nộp đầy đủ giấy tờ cho bộ phận tiếp nhận, bộ phận tiếp nhận phải tổng hợp và chuyển cho Lãnh đạo các Phịng nghiệp vụ/ Lãnh đạo CQĐT. Sau đó Lãnh đạo các Phòng nghiệp vụ/ Lãnh đạo CQĐT chuyển cho Điều tra viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án. Điều tra viên phải làm đề xuất trình Lãnh đạo các Phịng nghiệp vụ/ Lãnh đạo CQĐT kí rồi chuyển lại cho bộ phận tiếp nhận. Sau đó bộ phận tiếp nhận sẽ gửi văn bản thông báo NBC cho NBC. Có thể thấy với qui trình như trên, rất khó để đảm bảo trong thời hạn 24 giờ, CQĐT có thể cấp được văn bản thơng báo NBC. Vì vậy, cần thiết phải thay đổi cơ chế theo hướng rút gọn thủ tục để đảm bảo việc cấp văn bản thông báo cho NBC được đúng hạn, đảm bảo cho NBC có thể thực hiện quyền của mình khi tham gia TTHS.

Thứ hai, bơ sung quỉ định xử lý kỷ luật đôi với người tiên hành tô tụng, xử phạt đối với cơ quan, tổ chức, có nhân có hành vi căn trở hoạt

động hành nghề của NBC

NBC có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm căn cứ bảo vệ cho thân chủ của mình. Để thu thập được chứng cứ, NBC có quyền “đề nghị

cơ quan, tơ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đen việc báo chữa’’ [30, Điều 88].Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều trường hợp

cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình khơng cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan cho NBC, chỉ đến khi NBC "đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng thu thập’’ [30, Điều 81] thì cơ quan, tồ chức, cá nhân mới cung

cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chừa cho CQTHTT. Những hành vi trên đã gây cản trở đến hoạt động hành nghề của NBC, tuy nhiên chưa có một chế tài xử phạt phù hợp, khơng mang tính chất răn đe, dẫn đến việc NBC bị cản trở thực hiện hoạt động nghề của mình vẫn diễn ra trong thực tiễn, không những ảnh hưởng đến quyền của NBC mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NBBT. Vì vậy cần thiết phải bổ sung qui định về xử phạt đổi với cơ quan, tổ chức, có nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của NBC. Bên cạnh đó, những trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi cản trở hoạt động hành nghề hợp pháp của NBC như không cấp thông báo bào chữa, không cho NBC gặp mặt bị can đang bị tạm giam, Thẩm phán hạn chế thời gian tranh luận, không cho NBC tham gia việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa... cũng cần thiết phải có qui định về việc xử lý kỷ luật đối với họ về những hành vi trên.

Thứ ba, bổ sung qui định việc không bảo đảm quyền bào chữa của

NBBT là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và là căn cú' đế Tòa án trả

hồ so’ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung

BLTTHS năm 2015 qui định một trong những căn cứ để Tòa án ra quyết

A — . 9 9

định trả hô sơ cho Viện kiêm sát đê điêu tra bơ sung là có sự vi phạm nghiêm

trọng về thủ tục tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố [30, Điều 280], Điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02 ngày 22/12/2017 [43] qui định một trong số những trường hợp vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là

“Không chi định, thay đôi hoặc chẩm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật To tụng hình sự", cịn nhũng hành vi khác cúa CQTHTT không đảm bảo quyền bào

chữa của NBBT thì khơng được qui định cụ thể. Điều đó dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn khơng được thống nhất, bởi mỗi Thẩm phán khác nhau sẽ có sự nhận định khác nhau về việc khơng đảm bảo quyền bào chữa có phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không, dẫn đến quyền bào chữa của NBBT bị xâm phạm. Do vậy cần thiết qui định việc không bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và là căn cứ để Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Đồng thời đề nâng cao trách nhiệm của CQTHTT, càn thiết bổ sung những quy định ràng buộc hoặc chế tài xử phạt cụ thể đối với người THTT khi họ không tạo điều kiện hoặc cố tình cản trở, ngăn chặn khơng cho người bào chữa thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Thứ tư, cần thay đoi qui định về trình tự xét hỏi

Điều 307 BLTTHS năm 2015 qui định về trình tự xét hỏi như sau: “c/tủ ÍỌỠ phiên tịa hỏi trước sau đó quyết định để Thấm phán, Hội thẩm, Kiểm sát

viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hịi Theo như trình tự này, HĐXX và Kiếm sát viên hỏi trước

rồi mới đến NBC, đến lượt NBC thì bị cáo thường đã khai nhận hành vi phạm tội, trong đó có rất nhiều tình tiết bất lợi cho bị cáo. Cùng với một tình tiết đó nhưng cách đặt câu hỏi khác nhau sẽ dẫn đến câu trả lời khác nhau và cách đánh giá khác nhau, nên khi NBC hởi bị cáo, bị cáo trả lời khác thì HĐXX và Kiểm sát viên lại nhận định bị cáo khai báo quanh co, không thành khẩn. NBC

là người hỏi sau, vì vậy khi đên lượt thì có rât nhiêu vân đê đã được HĐXX và Kiểm sát viên hỏi rồi. Neu khơng hỏi lại thì khơng làm rõ được các tình tiết theo ý đồ bào chữa ban đầu của NBC, nhưng nếu hỏi lại thì lại bị trùng lặp.

Theo tinh thần của cải cách tư pháp, các trình tự tố tụng tại phiên tịa phải được tiến hành trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc đảm bảo tính tranh tụng, phiên tịa xét xừ phải được quy định là một phiên tòa tranh tụng. Do vậy, trình tự xét hởi cần phải sửa đổi theo hướng Kiểm sát viên hởi trước, tiếp theo là NBC, Thấm phán lắng nghe các bên trình bày chứng cứ và đóng vai trị là người trọng

tài, điều khiển và định hướng hoạt động xét hỏi và tranh tụng giữa các bên diễn ra tại phiên tịa, mà khơng phải là người thẩm tra. Việc qui định như trên mới đảm bảo cho NBC có thể thực hiện tốt nhất việc bào chữa của mình.

* Ban hành văn bản hướng dẫn qui định trình tự, thủ tục thực hiện các

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 95)