3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa
Bên cạnh việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về địa vị pháp lý của NBC, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ đế góp phần nâng cao địa vị pháp lý của NBC trong thực tế. Những giải pháp trên bao gồm:
Thứ nhât, nâng cao năng lực và thay đôi nhận thức của CQTHTT, người THTT về vai trò của NBC
Trong khi pháp luật còn chưa qui định một cách cụ thể về một số trình tự thực hiện quyền của NBC thì năng lực và nhận thức của người THTT đóng vai trị rất lớn trong việc nâng cao địa vị pháp lý của NBC. Người THTT phải nhận thức được việc đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của NBBT là giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đầy đủ, toàn diện. Là người trực tiếp giải quyết vụ án, hơn ai hết, người THTT phải nắm vững những qui định của pháp luật nói chung, cũng như những qui định về quyền bào chữa. Họ có nghĩa vụ phải giải thích cho NBBT rõ về quyền bào chữa cũng như tạo điều kiện để NBBT thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người THTT nào cũng nhận thức đủng và đầy đủ về vấn đề này, chứ chưa nói đến việc thực hiện trên thực tiễn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải triền khai nhiều biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ người THTT đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, tập trung ở những vấn đề sau:
- Các CQTHTT cần phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để giúp những người có thẩm quyền THTT có hiểu biết sâu hơn về pháp luật TTHS, đồng thời thay đổi nhận thức của mình về quyền bào chữa của NBBT cũng như địa vị pháp lý của NBC. Người THTT phải thay đổi nhận thức của mình về việc NBC tham gia vào q trình TTHS khơng phải để gây phức tạp quá trình giải quyết vụ án mà là góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp CQTHTT và người THTT giải quyết vụ án được đúng đắn và đúng pháp luật, hạn chế được tình trạng oan sai cũng như tình trạng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ hay có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Phát động các phong trào thi đua trong toàn ngành về nghiệp vụ cũng như đạo đức, lối sống, kịp thời tuyên dưỡng, khen thưởng cho những cá nhân,
tập thê có thành tích xt săc. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra để đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kịp thời phát hiện những sai phạm để có biện pháp xử lý đúng pháp luật.
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc trang bị đầy đủ phương tiện, kinh phí phục vụ cho cơng tác chuyên môn của người THTT. càn tập trung xây dựng
về cơ sở vật chất cũng như đào tạo về mặt con người để sớm đưa qui định về ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can vào thực tiễn.
- Bàn thân người THTT cũng càn tự mình trau dồi, nâng cao hơn nữa phẩm chất đạo đức chính trị cũng như năng lực chun mơn nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc cài cách tư pháp.
Thứ hai, xây dựng và tăng cường cơ chế phối hợp giữa CQTHTT với
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Cục trợ giúp pháp lý
Trong nhũng năm gần đây, mối quan hệ giữa NBC và người THTT đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, cả hai bên cùng hướng đến đối tượng là NBBT, nhung một bên là buộc tội, một bên là gỡ tội. Mặc dù vậy, để đảm bảo thuận lợi hon nữa cho NBC khi tham gia tố tụng, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân Tối cao cần thiết phải phối họp chặt chẽ với nhau để cải thiện hon nữa mối quan hệ giữa NBC và CQTHTT đặc biệt trong việc lên danh sách và công khai thông tin về các Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý tại các cơ sở giam giữ đề người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có điều kiện thực hiện quyền bào chữa của mình, để họ có thể tiếp cận và lựa chọn NBC cho mình sớm nhất có thể.
Thứ ba, tăng thêm so lượng và nâng cao chất lượng NBC
- Đối với đội ngũ Luật sư: Theo quyết định số 1072/QĐ-TTG ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phù về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nghề của Luật sư đến năm 2020 thì mục tiêu đề ra đến năm 2020 là phát triển được từ
18.000 đên 20.000 Luật sư, đạt tỉ lệ sô Luật sư trên sô dân khoảng 1/ 4.500 [34]. Đe đạt được mục tiêu trên, cần thiết phải mở rộng đối tượng được tham gia hành nghề Luật sư đối với Giảng viên Luật đang công tác tại các cơ sở đào tạo Luật, những người có trình độ cử nhân Luật trở lên đã qua lớp đào tạo Nghề Luật sư đang công tác ở các cơ quan, tổ chức khác. Đây là nguồn bổ sung không những về số lượng mà còn đáp ứng về mặt chất lượng cho đội ngũ Luật sư đang vô cùng thiếu hụt hiện nay. Bộ tài chính và Bộ tư pháp cũng cần có chính sách mới về mức thù lao cũng như các khoản chi phí khác và đơn giản hóa thủ tục chi trả cho cho Luật sư. Qui định như hiện nay về mức thù lao chi trả cho một ngày làm việc của Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do CQTHTT yêu cầu là “Ỡ4 lần
mức lương cơ sở do Chính phủ qui định ” [9, Điều 2] còn tương đối thấp, chưa
phù hợp với tình hình kinh tế và tính chất cơng việc của Luật sư.
Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và kĩ năng tranh tụng cho Luật sư, phải đổi mới về chương trình đào tạo, chú trọng vào các kĩ năng hành nghề của Luật sư như kĩ năng tranh tụng tại phiên tòa, kĩ năng nghiên cúư hồ sơ, kĩ năng viết bản bào chữa...Việc đào tạo về trình độ chun mơn phải đi kèm với trau dồi về mặt đạo đức, lối sống. Mỗi Luật sư phải không ngừng học hỏi và tu dưỡng để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cũng như ngày càng xứng tầm với khu vực và trên thế giói.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phối hợp với Bộ tư pháp tăng cường cơ chế giám sát đối với các Luật sư để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm qui tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Đồng thời thường xuyên tổ chức nhũng buổi tọa đàm để trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh thành phố, cũng như các tổ chức Luật sư nước ngoai đế đội ngũ Luật sư có điều kiện trau dồi kiến thức cũng như kĩ năng hành nghề của mình.
- Đối với đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý: thực tiễn hiện nay cho thấy đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý tuy cịn rất ít về mặt số lượng, nhung đã đóng
góp cơng sức khơng nhỏ trong việc bảo vệ cho NBBT. Bởi người phạm tội phần lớn là người nghèo, có hồn cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn chưa được đảm bảo, nói gì đến việc có tiền th Luật sư bào chữa. Việc qui định các đối tượng được trợ giúp pháp lý là một việc làm hết sức nhân đạo của nhà nước ta. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách tư pháp cũng như đảm bảo quyền con người, Chính phú, mà trách nhiệm chính của cơ quan chủ quản là Bộ tư pháp cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triến đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý. cần tiếp tục rà sốt, hồn thiện thể chế, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tạo chuyển biến trong công tác trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, khơi dậy tinh thần tự giác học tập, trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của mồi Trợ giúp viên pháp lý để đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Đối với bào chữa viên nhân dân: cần thiết phải xây dựng và ban hành qui chế cụ thể về tổ chức hoạt động của Bào chữa viên nhân dân. Bên cạnh đó, cần tăng cưịng cơng tác đào tạo và bồi dưỡng về trình độ pháp luật cũng
như kĩ năng nghiệp vụ cho Bào chừa viên nhân dân.
Thứ tư, nâng cao nhận thúc và ý thức pháp luật cho người dân
Mặc dù trình độ dân trí cùa nước ta đang ngày càng được nâng cao, tuy nhiên đại bộ phận người dân còn tương đối thiếu hiểu biết về mặt pháp luật. Khi có việc liên quan đến TTHS, nhiều người khơng hiểu rõ, thậm chí hồn tồn khơng biết về quyền có NBC bảo vệ cho quyền và lợi ích họp pháp của mình. Có nhiều người cho rằng NBC không phải là người của cơ quan nhà nước nên không thể bảo vệ quyền lợi cho họ, thuê chỉ tốn kém, nên tìm đến những “cửa khác đế chạy án”, hoặc có người lại cho rằng NBC là người chạy tội cho bị cáo, giúp bị cáo đổi trắng thay đen. Những nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về NBC của người dân phần nào đã cản trở sự tham gia tố tụng
của NBC. Việc NBC có thê tham gia vào TTHS đê bảo vệ cho người bị băt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phụ thuộc rất nhiều vào chính NBBT, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Do vậy, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về quyền bào chữa cũng như địa vị pháp lý của NBC khi tham gia TTHS là hết sức cần thiết. Các cơ quan chức năng cần phối hợp để thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân cũng như hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng. Điều này khơng nhũng giúp người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, làm hạn chế việc tội phạm đang ngày càng gia tăng mà còn giúp người dân có những kiến thức nhất định để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
KÊT LUẬN CHNG 3
BLTTHS năm 2015 đã có những bước tiên lớn khi bô sung nhiêu qui định về quyền bào chữa cho NBBT cũng như quyền và nghĩa vụ của NBC, khắc phục được những hạn chế, bất cập về địa vị pháp lý của NBC so với BLTTHS năm 2003. Mặc dù vậy sau một thời gian thi hành, BLTTHS năm 2015 cũng bộc lộ những bất cập nhất định, làm ảnh hưởng đến việc NBC thực hiện quyền của mình khi tham gia TTHS. Tác giả đã đưa ra các yêu cầu để bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của NBC và các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS và nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý của NBC trong thực tế. Các giải pháp hoàn thiện qui định của pháp luật TTHS tập trung chù yếu vào việc bổ sung qui định hoàn thiện quyền bào chữa của NBBT, hoàn thiện quyền của NBC, bổ sung cơ chế đảm bão thực hiện quyền hành nghề của NBC và ban hành văn bẳn hướng dẫn qui định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của NBC. Bên cạnh đó, cần thiết phải nâng cao năng lực và nhận thức của CQTHTT, người THTT, tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng của NBC cũng như nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho người dân. Các giải pháp trên nếu được thực hiện nhanh chóng và đồng bộ thì sẽ nâng cao được địa
vị pháp lý của NBC khi tham gia TTHS.
KÊT LUẬN
Qua nghiên cứu vê địa vị pháp lý của NBC trong luật TTHS và từ thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tác giả đã đạt được những kết quả khiêm tốn sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, tác giả đã nghiên cứu và phân tích các vấn đề
lý luận về địa vị pháp lý của NBC như: khái niệm người bào chừa và khái niệm về địa vị pháp lý của NBC, qua đó phân tích làm rõ vị trí, vai trị, địa vị pháp lý của NBC trong TTHS và phân tích các đặc điểm địa vị pháp lý của NBC. Đồng thời nghiên cứu địa vị pháp lý của NBC trong một số mơ hình tố tụng hình sự trên thế giới là mơ hình tố tụng tranh tụng, mơ hình tố tụng xét hỏi và mơ hình tố tụng đan xen để có sự đối chiếu và so sánh để làm rỗ hơn qui định của pháp luật TTHS Việt Nam về chế định NBC.
Thứ hai, về qui định của pháp luật, tác giả đã đi sâu tổng hợp và
nghiên cứu những qui định về địa vị pháp lý của NBC từ năm 1945 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực và phân tích những qui định về quyền và nghĩa vụ của NBC theo BLTTHS năm 2015, qua đó làm sáng tở được những điểm mới của BLTTHS năm 2015 về địa vị pháp lý của NBC. Trên cơ sở nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành, tác giả đã liên hệ với thực tiễn tại tỉnh Hà Nam để đánh giá những điểm tốt đã làm được, tìm ra những thiếu sót hạn chế để làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hơn những qui định về địa vị pháp lý của NBC.
Thứ ba, về các giải pháp hoàn thiện, tác giả đã đưa ra các yêu cầu để
bào đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của NBC và các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS cũng như nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý của NBC trong thực tế. Các giải pháp hoàn thiện qui định của pháp luật TTHS tập trung chủ yếu vào việc bồ sung qui định hoàn thiện
quyên bào chữa của NBBT, hoàn thiện quyên của NBC, bô sung cơ chê đảm bảo thực hiện quyền hành nghề của NBC và ban hành văn bản hướng dẫn qui định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của NBC. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các giãi pháp liên quan đến CQTHTT, người THTT, NBC và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho người dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Tài liêu tiêng Việt
1. Trần Văn Bảy (2000), “Người bào chữa trong tố tụng hình sự”, Tạp chí
khoa học pháp lý, (1).
2. BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC (2018), Thông tư liên tịch số 01/2018/
TTLT- BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 qui định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiêm sát có thâm quyền kiêm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
3. BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP (2018), Thông tư liên tịch sổ 03/2018/TTLT-
BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thù tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong q trình điều tra, truy tố, xét xử, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một
số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Công an (2011), Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 qui định
chi tiết thi hành các qui định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến việc hảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.
7. Bộ Công an (2019), Thông tư sổ 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 qui
định trách nhiệm của Lực lượng Công an nhân dân trong việc thực