Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83 - 85)

3.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp lý của

3.1.2. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (106-43 Tr.CN). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghía Việt Nam vừa có một số đặc trưng chung của Nhà nước pháp quyền, vừa có những đặc trưng riêng mang đậm tính dân tộc và nhân đạo, thể hiện ở những điếm sau:Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiển pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp; quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sổng xã

hội; tôn trọng và bảo vệ quyên con người, các quyên và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng

sản Việt Nam lãnh đạo [23],

Có thể nói, q trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 [23], Quá trình này đang được tiếp tục ờ một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới, một trong những nhiệm

vụ quan trọng, cấp thiết là sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách nền hành chính tư pháp theo hướng vững mạnh, chuyên nghiệp. Để thực hiện cải cách tư pháp, khâu đột phá được xác định là tranh tụng. Tranh tụng không những được đảm bảo trong xét xử, mà cịn phải được đảm bảo trong suốt q trình tố tụng. Đây chính là hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền trong cải cách tư pháp

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu:

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp

lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ [5].

Có thế thấy yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đạo đức, trách nhiệm, có trình độ và bản lình nghề nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình cải cách tư pháp, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa. Nêu chúng ta không thê xây dựng được đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ, phẩm chất, năng lực thì khơng thể đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp cũng như công cuộc hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)