Bối cảnh của Hiến pháp năm 1946

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến pháp năm 1946 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53)

2.1. Bối cảnh và các nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946

2.1.1. Bối cảnh của Hiến pháp năm 1946

2.1.1.1. Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh

Trước cách mạng tháng Tám, nhiều nhà yêu nước đã có những tư tưởng xây dựng cho nước nhà một bản Hiến pháp, tuy nhiên họ lại có sự khác nhau về tư tường, các nhà tư tưởng lập hiến tiêu biểu của thời kỳ này có thể kể đến như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Trực, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ... Ớ bên ngoài nước, tại nước Pháp cũng xuất hiện nhóm lập hiến do Diệp Văn Ký và Dương Văn Giáo đứng đầu. Tuy nhiên tư tưởng lập hiến cùa các nhà cách mạng yêu nước và các nhà nghiên cứu về Hiến pháp là khác nhau, do đó dẫn đến một sự thống nhất để xây dựng một bản Hiến pháp cho nước ta vào thời điếm đó là khơng thể xảy ra.

Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969), một trong số các chí sĩ yêu nước được coi là người có tư tưởng tiến bộ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám, tư tưởng này được thế hiện:

Ttó nhất: Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi cho Hội nghị các nước đồng minh thắng trận họp tại Versailles, bản yêu sách đòi cải cách nền pháp lý ở Đông Dương. Sau này bản yêu sách được Người diễn thành yêu cầu ca gửi Việt kiều tại Pháp, trong đó yêu cầu:

Bảy xin hiển pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền Tám xin được cử nghị viện

Quan tây thay mặt giữ quyền thổ dân [24, tr.439]

Trong bản yêu sách này nội dung về pháp luật và tư tưởng về Hiến pháp đó là, thay “thay thể chế độ sắc luật bằng chế độ luật, phải có đại biểu thường trực

người Việt Nam do người bản xứ bâu ra ở bên cạnh nghị viện Pháp đê trình bày nguyện vọng của người bản xứ” [12, tr.23J. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã xa rời Tổ quốc được 19 năm, trong thời gian này Người đã nhìn thấy giá trị sâu sắc và đích thực cùa Hiến pháp. Nguyễn Ái Quốc đà coi Hiến pháp là một trong những biện pháp tốt nhất để giữ đất nước, quản lý đất nước, tuy nhiên Hiến pháp phải mang nội dung pháp quyền.

Thứ hai: Nhời hơ hốn cùng Vạn Quốc hội.

Đây là bức thư Nguyễn Ái Quốc gửi cho Hội Quốc liên năm 1926, bản này được viết bằng chữ quốc ngữ và có cả chữ ký của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh nhân danh Hội Phục Việt. Nội dung bức thư đòi Vạn Quốc hội “Phải giữ quyền tự quyết cho dân Việt Nam, phải giữ quyền độc lập hoàn toàn, tức khắc của dân tộc Việt Nam” [12, tr.24]. Tư tưởng về Hiến pháp được Nguyễn Ái Quốc cùng các bậc tiền bối thế hiện ở nội dung sau:

Nếu được độc lập ngay, thì chúng tơi:

1- Tình nguyện giả (...) một phần nợ mà nước Pháp đã vay Mỹ và Anh trong hồi Âu chiến.

2- Ký tờ hòa ước liên minh với nước Pháp (...)

3- Sắp xếp không “xin ban hành” mà tự mình “sắp xếp lấy” một nền Hiến pháp theo như những lý tưởng dân quyền luật, kính trọng những cái thiểu số của chủng loại (...), biết tôn trọng sự làm ăn.

4- Lập một đạo quân theo như cách những tuần dinh thủa trước (dân quân?) để giữ gìn bờ cõi (...)

5- Cử đại biểu vào Hội Vạn Quốc như nước Xiêm và Tàu [12, tr.25]

Tóm lại tư tưởng Hiến pháp ở đây khơng phải là xin Pháp ban hành mà tự mình, nghĩa là, tự dân tộc Việt Nam khẳng định dân tộc Việt Nam đã đủ trí tuệ ban hành Hiến pháp. Bản hiến pháp dân tộc Việt Nam ban hành mang một nội dung hợp với Việt Nam, đáp ứng được nguyện vọng đông đảo của đa số Nhân dân lao động, đó là lý tưởng dân quyền.

Thứ ha: Chính cương văn tăt của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sách lược vắn tắt và chương trình tóm tắt của Đảng (tháng 2 - 1930) chỉ rõ đường lối cách mạng nước ta là; đánh đổ đế quốc Pháp và bọn thực dân phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ cơng nơng binh, tổ chức ra qn đội công nông. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930 là bài học thực tiễn, là mơ hình chính quyền cách mạng mà Đảng ta rút ra từ đó. Tháng 10 -

1930, Tổng bí thư Trần phú triệu tập Hội nghị trung ương, thông qua Cương lĩnh chính trị mới, đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông dương, vạch ra đường lối;

“Muốn đánh đổi được đế quốc và phong kiến thì phải dựng lên chính quyền Xô

viết công nông”. Trong sách lược cũng nêu rõ: không đụng đến phú nông, trung

nông và tư sản Việt Nam, địa chủ nhỏ [38, tr. 117]. Cương lĩnh vắn tắt này của Đảng phần nào là ý chí và tư tưởng lớn lao của Nguyễn Ái Quốc trong việc xây dựng bản Hiến pháp sau này.

Thứ tư: Chương trình cách mạng của Mặt trận Việt Minh.

Tình hình thế giới và trong nước biến động rất nhanh khi Hiller lên cầm quyền ở Đức, thực hiện chế độ độc tài, Nhật mở rộng chiến tranh ở châu Á, Pháp thua trận, Nhật chiếm Đông dương. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào, Người triệu tập Hội nghị trung ương Đảng lần thứ tám và nhận định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thề dân tộc ... Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng: nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa, muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm giải quyết được” [8, tr.l 19].

Ngày 19-5-1941 thì mặt trận Việt Minh ra đời với mục tiêu rất rõ ràng; “Đánh đổ Nhật - Pháp, xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và tự do, thành lập Chính phù nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Như vậy, chủ trương trước đây dựng ra chính quyền cơng nơng của “dân chúng số nhiều' đã chuyển thành chủ trương dựng “chính quyền Nhân dârí\ chính quyền của tồn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định; Muốn đánh đổ Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Tồn dân đồn kết. Chương trình Việt Minh gồm 44 điểm, vạch ra các chính sách chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội đêu dựa trên đường lơi đại đồn kêt toàn dân đê đánh giặc cứu nước và dựng lên một nước tự do và độc lập “theo tinh thần tân dân chủ”. Như vậy tư tưởng về Hiến pháp của Hồ Chí Minh căn bản đã được định hình theo kiểu Hiến

pháp cộng hịa dân chủ [12, tr.27].

Thứ năm: Đại hội quốc dân Tân Trào và Chương trình mười điểm (Quốc hội

lâm thời và Hiến pháp lâm thời)

Tháng 2 - 1943, Trung ương Đảng đã ra nghị quyết nhằm giúp giai cấp tư sản dân tộc và những người trí thức thành lập một đảng cách mạng, mở rộng thêm Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật - Pháp, Đảng Dân chũ cử 12 đại biểu lên Tân Trào, trong tổng số hơn 60 đại biểu của Đại hội. Trong ủy ban dân tộc giải phóng, cũng như trong Chính phủ nhân dân lâm thời gồm 15 thành viên, thỉ Đảng Dân chủ có 3 đại biếu, bên cạnh 8 đảng viên Đảng cộng sản và hội viên cứu quốc và 4 nhân sĩ trí thức ngồi đảng. Quốc dân Đại hội Tân Trào là đại hội đại biểu các đảng phái, đồn thể, dân tộc, tơn giấo từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và cịn có các đại biểu là Việt kiều ờ Thái Lan, Lào, đại biểu các giới, các dân tộc, các tôn giáo cùng tham gia Mặt trận Việt Minh họp tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày 16/8/1945, đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng lần thứ 2 của

nước ta”. Trong đại hội quyết định Tổng khởi nghĩa, cử ra úy ban dân tộc giải

phóng lãnh đạo nối dậy của tồn dân, và chính phủ lâm thời được thành lập [45].

Cũng trong đại hội này, các chính sách và mệnh lệnh do Chính phú lâm thời ban hành là căn cứ vào chương trình mười điểm mà Đại hội Tân Trào đã thơng qua để biết thành ý chí của toàn dân. Nội dung của chương trinh mười điềm bao gồm: Giành lấy chính quyền, thành lập một đất nước VNDCCH, phát triển quân Giải phóng Việt Nam, bở thuế do Pháp, Nhật đặt ra, ban bố những quyền cho dân; Nhân quyền, Dân quyền, ban bố luật lao động, xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng nền giáo dục,giao hảo với các nước đồng minh. Sau này được Người sáng tác thành Diễn ca “Mười chính sách của Việt Minh”'.

Hội hè, tín ngưỡng, báo chương Họp hành, đi lại, có quyền tự do

... Cơng nhân làm lụng gian nan

Tiền lương phải đủ, mồi ban tám giờ ... Khuyên ai nên nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh [24, tr.243].

Nội dung của chương trình mười điềm có “manh nha” hình thành nên nội dung chính của bản Hiến pháp nước ta.

Thứ sáu: Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.

Tại vườn hoa Ba Đình, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tun ngơn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước đầu tiên ở Đơng Nam châu Á. Có thể coi bản Tuyên Ngôn là “nguồn’’cwà Hiến pháp năm 1946; với nhiều nội dung quan trọng của Tuyên ngôn được Hiến pháp năm 1946 cụ thể thành những quy phạm hiến định, đó là; Hiến pháp nàm 1946 khẳng định về mặt pháp lý với thế giới rằng, nước Việt Nam độc lập, thốt khỏi xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân Pháp gần một thế kỷ và hàng nghìn năm chuyên chế của chế độ phong kiến. Nội dung này được thể hiện ở nôi dung của tuyên ngôn;

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều được sinh ra hình đắng, dân tộc nào củng cỏ quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [46]. Hiến pháp còn khẳng định

điểm tất yếu và quyết tâm của dân tộc Việt Nam để giữ gìn thành qủa độc lập tự do đã giành được. Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần khẳng định ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam, một lần nừa khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập và được cụ thể hóa trong bản Hiến pháp năm 1946. Tư tưởng pháp lý dân tộc, dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khơng phải ngẫu nhiên mà nó, nó đã nhen nhóm trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành và chính thức thành văn bản tại Hội nghị Varsailles với 8 yêu sách của Nhân dân An Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc, quyền con người trong Tuyên ngôn sau này đã trở thành một phạm trù của luật quốc tế, đó là: Quyền dân tộc cơ bản bao gồm: Độc lập chù quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiến pháp năm 1946 thể chế hóa ngun lý của Tun ngơn độc lập, đó là: Đức tính cao đẹp, giá trị của dân tộc trong đấu tranh dựng nước, giừ nước và xây dựng đất nước 12, tr.31].

2. ỉ. 1.2. Bôi cảnh của sự ra đời của bản Hiên pháp đâu tiên của nước VNDCCH

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố trước toàn thể thế giới rằng: “Nước Việt

Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thê dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và

của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [24, tr.8J.

Luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin thì cho ràng; giành được chính quyền là một việc rất khó khăn, nhưng giữ được chính quyền lại càng là một việc khó khăn hơn và hồn tồn đúng với hồn cảnh Việt Nam vào lúc bấy giờ. Một Nhà nước với chính quyền non trẻ mới được thành lập đang đứng trước vơ vàn khó khăn và thách thức phía trước. Đó là nguy cơ chiến tranh đến với đất nước vào bất cứ thời gian nào mà không dự báo trước, những thế lực phản động trong nước thì ln tính cách chống phá chính quyền, nền tài chính thì hết sức eo hẹp, có những lúc gần như kiệt quệ, hơn 90% dân số là mù chữ và trải qua một nạn đói kinh hồng năm 1945. Trước nhừng khó khăn chồng chất này, Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân, một loạt cách biện pháp để giữ vững chính quyền bàng mọi cách thì những biện pháp phải có tính thuyết phục và hiệu quả trong thời điểm khó khăn này:

Thử nhất: Tư tưởng chỉ đạo

Ngay sau ngày Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngơn độc lập thì, ngày hơm sau 3-9-1945 là phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, HỊ Chủ Tịch đề nghi Chính phủ phải nhanh chóng thực hiện nhiều việc quan trọng và cấp bách, trong đó có việc phải tồ chức Tồng tuyển cử và ban hành Hiến pháp. Người chỉ rõ: “Chúng

ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tơi đề nghị Chính phủ tơ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phơ thơng đầu phiếu” [24, tr.4J. Vì có Tổng

tuyển cử sẽ bầu ra Quốc hội, đối với trong nước thì Nhân dân tin tường vào chế độ mình bầu ra, cịn bên ngồi nước, thì thế giới Quốc hội do Nhân dân bầu ra thì

khơng ai có thê phủ nhận và cơng nhận một Chính phủ hoàn toàn hợp pháp. Tiêp theo trong khoảng thời gian đó, cùng với việc tạo lập cơ sở pháp lý cho cuộc Tống tuyển cừ, Chính phủ tiếp tục ban hành sắc lệnh số 39/SL, ngày 26 - 9 - 1945 về việc thành lập một úy ban dự thảo thể lệ cuộc Tống tuyển cử, cùng với đó ngày 17- 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 51-SL về thể lệ Tổng tuyển cử trong cả nước. Ngày 6-1-1946 lịch sử, cuộc Tống tuyến cử mang tính chất dân chủ đầu tiên được tiến hành trong phạm vi của cả nước mặc dù điều kiện khó khăn từ những hịm phiếu bầu, khó khăn với cả dân số đa số không biết chữ, nhưng cuối cùng thì cuộc Tổng tuyển cử đã thành cơng.

Ngày 20 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 34-SL về thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm có 7 thành viên gồm:

1. Hồ Chí Minh

2. Vĩnh Thụy (Vua Bảo đại) 3. Đặng Thai Mai

4. Vũ Trọng Khánh 5. Lê Văn Hiền

6. Nguyễn Lương Bằng

7. Đặng Xuân Khu (Trường Chinh)

Thử hai: Chính quyền Trung ương

Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã tiến hành kỳ họp thứ nhất để bầu ra Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu, Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần và 13 bộ được phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Như vậy, Nhà nước trung ương được thành lập một cách dân chủ do Quốc hội bầu ra, vì thế Nhân dân tin tưởng và ủng hộ và thế giới phải cơng nhận, từ việc có Nhà nước trung ương là cơ

sở để thành lập hệ thống Nhà nước tại địa phương.

Thứ ba: Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là cơ quan Nhà nước thuộc địa phương, là cơ quan rất quan trọng để hợp thành bộ máy Nhà nước, vì chính tại địa phương là nơi chính

qun trực tiêp lãnh đạo quân chúng Nhân dân thực hiện đường lơi chính sách của Nhà nước, chính phủ. Trước đó vào năm 1945, hai sắc lệnh số 77, ngày 21-12-

1945, và Sắc lệnh số 63, ngày 22-12-1945 về việc tổ chức chính quyền địa phương. Theo sắc lệnh thì, HĐND được coi là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND được thành lập ở các cấp tỉnh, thành phố, xã và thị xã, còn UBND hành chính được thành lập các cấp từ trên xuống dưới, cấp kỳ đến cấp xã.

Thứ tư: Phát triển hệ thống cơ quan chuyên chính

về quân đội: ở Trung ương có Bộ quốc phịng, dưới địa phương có Tỉnh đội, Huyện đội, và Xã đội.

Lực lượng công an nhân dân: ngày 19-8-1946 được thành lập, sau này lấy là

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến pháp năm 1946 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)