Kiểm soát quyền lực Nhà nước nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến pháp năm 1946 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 79)

2.2. Đặc điểm cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp

2.2.1. Kiểm soát quyền lực Nhà nước nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước

thuộc về Nhân dân

Sự nghi nhận đặc biệt trong Hiến pháp năm 1946, quyền lực thuộc về Nhân dân là dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng về cách thức tổ chức quyền lực mới ở nước ta, nó chấm dứt hoàn toàn thời kỳ phong kiến mà; quyền lực tập trung về nhà Vua, Vua là thiên tử, Vua là tất cả, để chuyển sang một thời kỳ mới với sự nghi nhận mới là; tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể Nhân dân Việt Nam. Dấu mốc lịch sử này như một cuộc cách mạng về địa vị con người trong xã hội, thay vì đang là khơng có một quyền lực Nhà nước gì, thì nay lại có tất cả, mà lại có quyền lực lớn hơn cả nhà Vua trước đây. Như vậy Hiến pháp năm 1946 chính là bản “khế

ước của nhân dân

2.2. ỉ. J. Tô chức Nhà nước với quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân

“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả các quyền bính trong nước là cưa tồn dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1/HP 1946). Ngay tại điều thứ nhất của Hiến pháp năm 1946 đã quy định rõ ràng rằng, quyền lực Nhà nước là của toàn dân. Thuật ngữ “quyền

bính” trong bối cảnh của Hiến pháp năm 1946 được hiểu với hai nghĩa: quyền bính

là quyền lực, hai là quyền bính là quyền tự quyết của Nhân dân về vận mệnh, số phận của mình [20, tr.56], trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu thuật ngữ quyền bính là quyền lực đế áp dụng vào việc phân tích. Việc phân quyền này đã hình thành trong tư tưởng lập hiến cuả Hồ Chí Minh, những tư tưởng mà Người để lại cho Nhân dân Việt Nam và nhân loại là vô cùng to lớn và quý báu được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và luôn mang tính thời đại sâu sắc mà trong đó tư tưởng về Nhà nước và pháp luật là một trong những cống hiến vĩ đại cho dân tộc ta, với một nền móng vững chắc cho nền lập hiến nước nhà sau này để xây dựng và phát triển. Tư tưởng về một Nhà nước với chính thể dân chủ cộng hòa đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946 với quyền lực là của Nhân dân. Từ những năm tháng hoạt động ở Pháp, Hồ Chí Minh phê phán chế độ cai trị thực dân và thấy sự cần thiết ban hành Hiến pháp nói riêng và pháp luật nói chung nhằm hạn chế sự lạm quyền cùa Nhà nước, ghi nhận, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Một trong những yêu sách mà Người gửi đến các nước đế quốc, là yêu sách về ban hành chế độ ra đạo luật thay sắc lệnh, dành cho người bản xứ những đảm bảo về pháp luật như người châu Âu [13, tr.44J

Quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực Nhà nước; Trên cơ sở của thuyết quyền tự nhiên và thoa thuận xã hội, J.J Rousseau lý giải sự hình thành xã hội, Nhà nước và chủ quyền của Nhân dân. Con người trong trạng thái tự nhiên vốn tự do và bình đẳng, đến một lúc nào đó do sức mạnh bên ngồi lấn át sức mạnh cá nhân, gây trở ngại cho sự sinh tồn của con người, chẳng hạn như sức mạnh của tự nhiên, thì “phương thức duy nhất đê con

người tự bảo vệ họ phải kết hợp lại thành một lực lượng được điều khiến bằng một

r

động cơ chung” [16, tr.41 ]. Như vậy Hiên pháp năm 1946 đã thực hiện theo đúng

z \ 9 A \

nguyên tăc cùa Rousseau vê việc tô chức quyên lực nước. Quyên lực Nhà nước thuộc vê Nhân dân thì qun lực đó đại diện được lợi ích của cả Nhân dân và được X ụ

sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân là biểu hiện chống lại sự tha hóa về quyền lực. QLNN khi được giao cho một nhóm người nắm giữ nó dễ bị các lợi ích cá nhân thao túng lạm dụng, việc này cũng đồng nghĩa với việc tha hóa quyền lực, theo cách mà c. Mác đã giải thích. Chính vì vậy quyền lực thuộc về Nhân dân trong Hiển pháp năm 1946 là thể hiện tầm nhìn nhận rất xa của Hồ Chí Minh về việc phải kiểm sốt QLNN trước khi nó bị lợi ích cá nhân thao túng và lạm dụng. Cũng theo Điều 1 của Hiến pháp này thì, khi quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, và Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, đà khẳng định nguồn gốc của quyền lực Nhà nước là Nhân dân và được lập nên một cách hoàn toàn họp lệ qua Hiến pháp năm 1946 với một cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội của nước VNDCCH. Với việc quyền lực thuộc về Nhân dân, và khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, là thế hiện nội hàm của Nhân dân ở đây là rất rộng bao gồm nịi giống, giới tính, sự giàu nghèo, tầng lớp giai cấp, và tơn giáo. Nội dung đó thêm khắng định sự đoàn kết dân tộc một cách sâu rộng khắp cả nước, khi mà hơn 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp, việc giành được đất nước chưa được bao lâu, khi mà chiến tranh xảy ra bất cứ lúc nào, việc đoàn kết dân tộc là vô cùng cần thiết cho cuộc chiến đấu lâu dài sau này để giữ chủ quyền đất nước, như Hồ Chí Minh từng nói “vũ khí tối tân khơng bằng tồn dân đồn kết”. Sự hịa quyện giữa tính dân tộc, tính giai cấp, sức mạnh Nhân dân hịa làm một tạo nên một khối thống nhất trong Nhân dân, thể hiện QLNN là của Nhân dân và mục đích để phục vụ mọi tầng lớp Nhân dân khơng phân biệt đối xử một ai.

Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp năm 1946, một bộ phận của quyền lực Nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, để thực hiện quyền lực đó, Nhân dân đã ủy quyền, trao một phần quyền lực của mình cho Nhà nước thông qua các thể chế Nhà nước. Nhưng điều này không đồng nhất quyền lực Nhân dân với

quyên lực Nhà nước, Nhân dân cũng không bao giờ trao tồn bộ qun lực của mình cho Nhà nước, vẫn giữ lại những quyền quyết định về những vấn đề trọng đại của quốc gia, trong Hiến pháp năm 1946 có quy định tại Điều 21, “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”, Điều 32/HP1946 thì quy định “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra Nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viện đồng ý”, và Điều 70/HP1946 quy định việc sửa đổi Hiến pháp khi đà được Nghi viện ưng thuận thì phải đưa ra tồn dân phúc quyết. Như vậy mặc dù Nghị viện được Nhân dân bầu ra nhưng trong mối quan hệ giữa Nhân dân và Nghị viện nhân dân thì quyền lực Nhân dân cao hơn quyền lực nghị viện, và Nhân dân là người quyết định cuối cùng về Hiến pháp của mình, khơng một cơ quan nào có quyền lực này [20, tr.58]. “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra Nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý” là nội dung của Điều 32/HP 1946, tuy nhiên những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia thì cũng khơng được liệt kê, nhưng theo những quy định và thông lệ các nước trên thế giới thì việc liên quan đến vận mệnh quốc gia bao gồm việc quyết định; chiến tranh hay hịa bình, việc liên quan đến lãnh thổ đất nước, chia cắt, hay sáp nhập... Các quy định về quyền lực của Nhân dân nêu trên trong Hiến pháp năm 1946 đã thề hiện sự phân công, phối hợp giữa quyền lực Nhân dân và quyền lực Nhà nước, nhưng sau cùng thì những việc quyết định lại thuộc về quyền của Nhân dân.

Từ những quy định theo các điều trong Hiến pháp năm 1946 cho chúng ta thấy rằng, Nhà nước được quy định trong Hiến pháp là Nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc lấy tư tưởng của Hồ Chí Minh về một chính thể Nhà nước cộng hòa với quyền lực thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, và được kết tinh ở bản Hiển pháp này với một Nhà nước thay thể cho Nhà nước thời phong kiến, mà ở đó các tầng trong Nhân dân từ giống nịi, tơn giáo, giai cấp ... đều có quyền tham gia vào hoạt động của Nhà nước, kiểm soát sự hoạt động của Nhà nước, đây cũng là đặc điểm quan trọng của cơ chế kiếm soát quyền lực Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946.

2.2. J.2. Quyên công dân được đảm bảo, hạn chê quyên lực Nhà nước

Hiến pháp năm 1946 quyền công dân được quy định trong Hiến pháp này là vô cùng hạnh phúc của cả một dân tộc, một dân tộc mà sau hơn 80 năm mới giành được độc lập sau khi chịu đơ hộ bởi chính quyền Pháp, thì nay những quyền này được ghi nhận và được bảo vệ bằng các quyền của công dân. Trong Hiến pháp, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong chương 11 với 18 Điều (gồm

11 Điều về quyền cơng dân), ngồi ra cịn những quy định khác không trực tiếp quy định trong cả Điều luật mà quyền công dân này được thực hiện ở biểu hiện khác của Hiến pháp, như Điều 32,67,68,70... Theo đó, quyền cơng dân trong Hiến pháp năm 1946 chiếm khoảng 1/4 tổng các điều quy định trong Hiến pháp (70 Điều), là một số lượng lớn quyền công dân được quy định trong một bản Hiến pháp mà chưa có nước nào quy định như vậy về quyền cơng dân vào thời gian đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, các quyền của công dân được Hiến pháp - đạo luật cơ bản cùa quốc gia ghi nhận và bảo đảm. Việc ghi nhận các quyền trong Hiến pháp năm 1946 có thể coi là sự kết nối từ việc nhân quyền trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, với đoạn mở đầu trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền

khơng ai có thê xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự

do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” [20, tr. 108].

Tiếp sau các bản Hiến pháp sau này thì, quyền cơng dân trong Hiến pháp năm 1946 là khá đầy đủ. Mặt khác các quyền công dân đều được nghi nhận và bảo vệ bởi Hiến pháp năm 1946 thì rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội dân sự, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và quyền trong nhóm người dễ bị tổ thương, như vậy những quyền này được xây dựng đúng theo những nội dung căn bản trong lời giới thiệu của Hiến pháp đó là “đảm bảo các quyền tự do dân chủ ”, Không những các quyền công dân được ghi nhận và bảo vệ bởi Hiến pháp mà cịn tương thích và phù hợp với hai công ước của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966, và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICECSR) năm 1966. Trong những quyền

công dân trong Hiên pháp là phù hợp với quyên trong 2 công ước này như quyên tự do hội họp, quyền di trú, quyền về chăm sóc ... So sánh các mốc thời gian ra đời thì các quyền của cơng dân trong Hiến pháp năm 1946 còn ra đời trước các quyền con người được hưởng theo các Điều ước Quốc tế ICCPR, ICECSR vào năm 1966, điều đó chứng tở một sự vượt lên trước khá lớn về thời gian so với quốc tế trong các quyền mà con người được hưởng, nó khẳng định tầm nhìn sâu rộng, tiến bộ dân chủ, tiến bộ khoa học về các quyền của con người của các nhà lập hiến Việt Nam thời kỳ đó.

Cùng với việc hiến định quyền con người, trong Hiến pháp năm 1946 còn xác lập được nguyên tắc quan trọng khác đó là dùng quyền của Nhân dân chống lại sự lạm quyền, hạn chế quyền lực của cơ quan Nhà nước thông qua Điều 70/HP 1946:

Sửa đối Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

Một là'. Phải do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu

Hai là: Nghị viện Nhân dân bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi

Ba là: Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra

tồn dân phúc quyết

Như vậy việc phúc quyết khi sửa đổi Hiến pháp lại được trao cho Nhân dân thực hiện, đó cũng chính là việc sửa đổi Hiến pháp là khơng thể tùy tiện thực hiện bởi một cơ quan Nhà nước nào, mà phải được kiểm soát bởi Nhân dân, Nhân dân có quyền lập hiến hay quyền cơng dân là cơng cụ để kiểm sốt quyền lực Nhà nước trong trường hợp này.

Quyền công dân trong việc thực hiện bầu cử - một phương thức giới hạn quyền lực Nhà nước

Trong số những nội dung và biện pháp hạn chế quyền lực Nhà nước, bầu cử có một vị trí khá quan trọng. Bầu cử khơng những là biện pháp dân chủ thành lập ra Nhà nước mà còn là biện pháp hữu hiệu hạn chế quyền lực Nhà nước. Nếu quyền bầu cử của Nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc, thì cho dù Nhà nước cùng các quan chức của nó có độc tài đến đâu chăng nữa cũng bị ngãn chặn một cách bằng các nhiệm kỳ hữu hạn của chúng [4, tr. 139]

Ngày 6-1-1946 với ý chí săt đá của một dân tộc quyêt tâm bảo vệ nên độc lập, tự do vừa giành được đến cùng; với niềm tin tưởng mãnh liệt rằng "đi bỏ phiếu

là đặt một viên gạch xây đắp nền cộng hoà dân chủ ”, Nhân dân ta ở khắp mọi miền

đất nước, dù nhiều người phải hy sinh cả tính mạng của mình trong cuộc đàn áp của phe phái chống đối chính phủ cũng đã "tiến đến thùng phiếu ” để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người dân của một nước độc lập, tự do. Sở dĩ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn có một cuộc bầu cử nhanh như vậy là Người muốn có một chính quyền của Nhân dân, do chính Nhân dân thực hiện quyền của mình bầu ra một Nhà nước, bầu cử là chế định chốt yếu của một nền dân chủ tiến bộ, khi bầu cử ta xác định được bản chất Nhà nước, bầu cử gắn liền với dân chủ và gắn liền với quyền công dân để thực hiện QLNN thuộc về Nhân dân một cách họp pháp. Hiến pháp năm 1946 quy định bầu cử tại mục c, từ Điều 17 đến Điều 21/HP 1946 của chương II, với một mục riêng và có sự sắp xếp hợp lý, tại Điều 17/HP 1946 thì quy định chế độ bầu cử; là phổ thông đầu phiếu, việc bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín, điều 18 quy định về tiêu chuẩn ứng cử; công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất cơng quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuồi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cừ và ứng cử. Tuy có rất ít việc bầu cử trong thời gian này, tuy nhiên những quy định trong Hiển pháp đã quy định đầy đủ về tiêu chuẩn và cách bầu cử. Thể thức bầu cử và thể lệ bầu cử trong thời gian này đều được thực hiện theo các sắc lệnh của Chính phủ ban

hành, như sắc lệnh số 39,71,76/SL ...

Bầu cử là một cách kiểm soát QLNN, khi những người trúng cử làm quan chức Nhà nước phải làm tròn trách nhiệm của họ, phải làm đúng những việc mà đã hứa trước cử chi, Nhân dân. Qua bầu cử sẽ hạn chế quyền lực của những người sau khi trúng cử, nhưng người khơng có đủ khả năng đề thực hiện quyền lực Nhà nước do Nhân dân trao cho. Ngoài ra những người đại diện cho Nhân dân trực tiếp bầu ra

Một phần của tài liệu Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến pháp năm 1946 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)