Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 81)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.2. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm

* Mục đích: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích thẩm định

về tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức các hình thức tổ chức học tập trong dạy học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống ở các trường THPT.

Thực nghiệm nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn chỉnh các nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, thích hợp để vận dụng các hình thức tổ chức học tập vào trong dạy học nghị luận xã hội ở trường THPT.

Việc nghiên cứu thực nghiệm sư phạm của chúng tôi tuân thủ những yêu cầu chung của thực nghiệm sư phạm, đồng thời có chú ý tới đặc trưng của vấn đề nghiên cứu để có sự đánh giá, xử lí một cách khách quan, trung thực những kết quả thu được từ thực nghiệm.

* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, q trình thực nghiệm phải giải quyết

những nhiệm vụ sau:

- Chọn đối tượng để thực nghiệm và đối chứng.

- Tiến hành giảng dạy trên đối tượng thực nghiệm với việc sử dụng các hình thức tổ chức học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời tiến hành giảng dạy bằng phương pháp truyền thống trên đối tượng đối chứng.

- Xây dựng các biểu mẫu thống kê các kết quả thực nghiệm, xử lí các kết quả đó bằng phương pháp thống kê tốn học. Qua đó kiểm tra, so sánh, đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để chứng minh tính khả thi của các hình thức tổ chức dạy học đã nêu.

- Đưa ra kết luận khoa học về việc tổ chức học tập nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT.

* Nguyên tắc thực nghiệm: Phải đảm bảo tính khoa học, khách quan về khối

lượng kiến thức trong SGK Ngữ Văn 12 - THPT do Nhà xuất bản giáo dục phát hành.

- Thực nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Bài thực nghiệm phải thể hiện được nội dung của đề tài đề ra.

- Thực nghiệm phải tơn trọng thời khóa biểu của nhà trường, khơng làm ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của các lớp được chọn làm thực nghiệm.

* Cơ sở thực nghiệm: Các cơ sở thực nghiệm chúng tôi lựa chọn theo hai

- Đảm bảo tính đại diện cho các loại hình trường học - Đảm bảo tính đại diện cho khu vực

Cụ thể chúng tôi chọn 3 trường thực nghiệm:

- Trường THPT Hàn Thuyên (tỉnh Bắc Ninh)

- Trường THPT Chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh – Đại diện khối trường chuyên)

- Trường THPT Quế Võ 2 (Bắc Ninh )

Chúng tôi chọn 3 trường THPT như trên làm đối tượng thực nghiệm vì các trường này tiêu biểu cho phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học Ngữ Văn ở khối trường THPT của tỉnh Bắc ninh. Địa bàn của các trường TN trải đều từ nông thôn đến thành phố, học sinh có trình độ nhận thức khác nhau, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Ngữ Văn đều được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, đáp ứng được việc triển khai tổ chức dạy học nghị luận xã hội. Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn 3 trường nêu trên làm địa bàn thực nghiệm cho Luận văn của mình.

* Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 trường THPT. Tổng số học

sinh tham gia ở cả hai vịng là 480 HS. Trong đó vịng một là 166 HS (84 học sinh ở nhóm TN, 82 học sinh ở nhóm ĐC), vịng 2 khảo sát tổng cộng 480 học sinh (240 học sinh ở nhóm TN và 240 học sinh ở nhóm ĐC).

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học: 2013 – 2014 ở 3 trường đã lựa chọn. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tơi tiến hành theo hình thức song song, trong đó tương ứng với phương án thực nghiệm có một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều do một giáo viên thực hiện, chỉ khác là lớp đối thực nghiệm giáo viên giảng dạy theo quy trình kĩ thuật do chúng tơi đề xuất, cịn lớp đối chứng giảng dạy theo phương án truyền thống.

Kết thúc mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm, cùng với một đề kiểm tra được phân tích và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học.

Sau mỗi giai đoạn thực nghiệm, chúng tôi tổ chức tọa đàm, phỏng vấn lãnh đạo trường THPT, giáo viên và học sinh tại các trường thực nghiệm để kịp thời bổ sung, chỉnh lí cho phù hợp.

3.4. Mơ tả thƣ̣c nghiệm

Lập ý và lập ý cho bài văn nghị luận xã hội là một việc hết sức quan trọng trong q trình học tập mơn Ngữ văn trong nhà trường và trong cuộc sống sau này của học sinh. Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và thực tế học tập môn Ngữ văn ở trường THPT của học sinh, đồng thời để kiểm tra hiệu quả của các hình thức rèn luyện kỹ năng lập ý mà luận văn đã đề xuất, qua đó có điều kiện và căn cứ hồn thiện những hạn chế của các hình thức ấy, tác giả luận văn tiến hành thực nghiệm giảng dạy với một số yêu cầu sau:

- Trình độ của các lớp thực nghiệm phải đa dạng để có thể bao quát hết các đối tượng học sinh và giúp cho kết quả thực nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Các lớp thực nghiệm dạy theo phân phối và chương trình cơ bản, giáo án dạy – học theo hướng dẫn của tài liệu này.

- Giáo viên dạy thực nghiệm là những giáo viên trẻ có trình độ chun mơn từ trung bình đến khá, chưa thật nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhằm triệt để thực nghiệm theo phương pháp mới.

- Khi tiến hành thực nghiệm, cố gắng đến mức tối đa để lớp thực nghiệm khơng biết mình đang “bị thực nghiệm”.

- Tuân thủ và bám sát phân phối và chương trình cơ bản của Bộ giáo dục hiện hành (nếu có thay đổi thì cũng khơng đáng kể), khơng làm đảo lộn trật tự và kế họach giảng dạy của nhà trường và của bản thân giáo viên thực nghiệm.

3.5. Nội dung thực nghiệm

Nghị luận xã hội là một trong hai loại bài cơ bản và quan trọng trong chương trình THPT được học ở cả lớp 10, 11, 12. Chúng tôi chọn đối tượng học sinh lớp 12 để tiến hành khảo sát, đề ra phương pháp rèn luyện và thử nghiệm rèn cách lập ý cho bài văn NLXH

Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình dạy học, các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ chính khóa theo đúng thời khóa biểu của nhà trường nhưng có đổi thứ tự các tiết trong ngày để chúng tôi tiến hành dự giờ các tiết thực nghiệm và đối chứng.

Kế hoạch bài học thực nghiệm được thiết kế dựa trên cơ sở vận dụng các hình thức tổ chức dạy học phát huy kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, khả năng nhận thức trong dạy học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống ở trường THPT.

Sau mỗi vòng thực nghiệm, chúng tơi tập hợp tồn bộ các thơng tin về kết quả thực nghiệm trên hai phương diện định tính và định lượng. Đồng thời qua quan sát, trao đổi, chúng tôi thu thập thông tin để bổ sung thêm những căn cứ để đánh giá thực nghiệm.

3.6. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1. Tổ chức Thực nghiệm vòng 1

* Mục tiêu:

Thực nghiệm vòng 1 nhằm thực hiện mục tiêu thăm dị hiệu quả của việc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, các kĩ thuật tổ chức dạy học và các quy trình tổ chức dạy học kỹ năng sống trong dạy học nghị luận xã hội lớp 12 trường THPT. Từ kết quả thực nghiệm vịng 1, chúng tơi sẽ tổ chức đánh giá xem các biện pháp mà Luận văn đề ra đã thực sự phát huy được vai trò nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT chưa. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh để Luận văn mang tính khả thi cao, thực sự góp

phần nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ Văn lớp 12 ở trường THPT.

* Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy thực nghiệm

Khi hoàn thành các nội dung trên, chúng tôi trao đổi với Ban giám hiệu và giáo viên thực nghiệm về kế hoạch tập huấn về dạy học nghị luận xã hội nhằm giúp giáo viên hiểu rõ hơn về các hình thức tổ chức dạy kỹ năng mềm trong dạy học Ngữ văn.

Chúng tôi gửi đến giáo viên dạy thực nghiệm kế hoạch bài học có sử dụng dạy học theo kỹ năng mềm. Tiến hành trao đổi, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của giáo viên về nội dung của giáo án. Đồng thời chúng tơi trình bày rõ ý đồ, mục đích sư phạn của mình khi thiết kế kế hoạch bài học.

* Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm thực nghiệm tại 2 trường: THPH Hàn Thuyên và THPT Chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).

Bước 1: Tác giả luận văn gặp và trao đổi trực tiếp với các giáo viên về tinh thần và cách thức tiến hành thử nghiệm giảng dạy. Đồng thời, phát giáo án thử nghiệm giảng dạy theo các biện phát luận văn đề xuất và các bảng biểu đánh giá kết quả...

Trong các giờ dạy TN và ĐC, chúng tôi trực tiếp dự giờ dạy của giáo viên, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác tồn bộ tiến trình của giờ dạy Ngữ Văn, các hình thức tổ chức học tập GV sử dụng, cũng như các biện pháp mà GV đã vận dụng trong bài dạy.

* Kết quả thực nghiệm

Sau các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng một tuần, chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của tổ chức học tập nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ Văn lớp 12 trường THPT. Chúng tôi đánh giá thông qua các bài kiểm tra sau tiết học, hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một bài kiểm tra như nhau, do cùng một giáo viên thực hiện nhằm đảm bảo sự khách quan và công bằng.

Kết quả lớp thực nghiệm như sau: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng ở hai trường THPTHàn Thuyên ) và THPT Chuyên Bắc Ninh sẽ được nêu rõ tại phần phụ lục. Trên cơ sở kết quả của hai trường chúng tôi dùng số liệu tổng hợp để phân tích:

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm của các trường sau thực nghiệm lần 1

Đơn vị: %

Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy, bước đầu vận dụng tổ chức dạy học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống theo hình thức đào tạo kỹ năng sống trong dạy học Ngữ văn đã bước đầu đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiệu quả mà hình thức dạy học này đem lại vẫn chưa cao so với khả năng và ưu thế của nó. Sự chênh lệch kết quả giữa lớp thực nghiệm và đối chứng không nhiều.

* Những vấn đề cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm ở vòng 1

- Chúng tơi nhận thấy việc vận dụng các hình thức tổ chức học tập nghị luận xã hội của các GV dạy thực nghiệm vẫn còn rất lúng túng. Các bước tổ chức học tập kỹ năng sống chưa thực hiện đúng quy trình, tổ chức dạy học nghị luận về hiện tượng đời sống vẫn còn rất lộn xộn. Sự chuẩn bị về phương tiện vật chất như máy chiếu, bản đồ, tranh ảnh,… chưa được chu đáo. Do chưa bao giờ làm quen với các hình thức tổ chức học tập nghị luận xã hội theo hình thức dào tạo kỹ năng sống như thiết kế trong giáo án thực nghiệm nên GV rất khó nhuần nhuyễn trong phương pháp giảng dạy. Khơng gian lớp học chật, rất khó cho sự sắp xếp bàn ghế, sự di chuyển của học sinh trong lớp khó, thời gian cho chuẩn bị, tổ chức chiếm nhiều vì vậy bài dạy của GV bị cắt xén một số nội dung.

- Học sinh tuy rất thích thú với hình thức tổ chức dạy học mới nên các em rất nhiệt tình tham gia học tập nghị luận xã hội, tuy nhiên do chưa làm quen với phong cách học tập mới nên cũng tồn tại rất nhiều hạn chế trong việc thảo luận, báo cáo kết quả. Nhiều em chưa biết cách học tập nghị luận xã hội theo các hình thức mà GV đưa ra. Hầu hết các em trong lớp còn nhút nhát, chưa dám hang hái xây dựng bài, còn e dè trong việc đưa ra những ý kiến chủ quan của bản thân. Các em cịn ngại nói, ngại phát biểu và tranh luận. Khả năng ứng xử của các em còn rất hạn chế. Do tổ chức hoạt động học tập với nhiều tình huống được đưa ra có cùng chủ đề hết quá nhiều thời gian cho nên dẫn đến tình trạng GV dạy ở cả hai trường THPT Hàn Thuyên và THPT

Chuyên Bắc Ninh đều bị cháy giáo án, phải dạy kéo dài hết cả giờ ra chơi của học sinh.

Từ những kết quả thực nghiệm của vịng 1, chúng tơi nhận thấy rằng những tiết dạy thực nghiệm trên đây mới chỉ thể hiện được một phần nào ý đồ sư phạm của chúng tôi khi xây dựng kế hoạch bài học và mới chỉ góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của bài học. Vì vậy chúng tơi quyết định sẽ điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho phương án thực nghiệm lần 2.

3.5.2. Tổ chức Thực nghiệm vòng 2 * Mục tiêu

Tổ chức thực nghiệm vòng 2 nhằm thăm dò hiệu quả của việc điều chỉnh một số nội dung của Luận văn từ việc rút kinh nghiệm thực nghiệm vòng 1.

Thực nghiệm vòng 2 nhằm chứng minh các phương án mà chúng tôi đưa ra trong Luận văn mang tính khả thi cao, khi ứng dụng thực sự góp phần vào nâng cao hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học nghị luận về hiện tượng đời sống trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT.

* Giai đoạn Chuẩn bi thực nghiệm

Bước 1: Thiết kế giáo án: Để đảm bảo tính khách quan và tính khả thi

của tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ văn lớp 12 THPT, chúng tôi thiết kế giáo án theo hướng:

Tơn trọng chương trình, kế hoạch và nội dung chính thức đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Phù hợp với hoàn cảnh, cơ sở vật chất và điều kiện cũng như địa bàn của các trường THPT.

Kế hoạch bài học của chúng tơi hồn tồn được thiết kế theo đúng kết cấu, bố cục của một kế hoạch giảng dạy mà giáo viên Ngữ văn ở các trường THPT thường thiết kế. Tuy nhiên để cho bài dạy theo hướng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đào tạo kux năng sống, kỹ năng hùng biện, ứng xử nhanh với các tình huống xảy ra trong cuộc sống nên chúng tôi đã hướng kế

hoạch bài học mà chúng tơi soạn có những đặc thù riêng phù hợp với dạng bài có tổ chức học tập kỹ năng sống.

Bước 2: Lựa chọn và bồi dưỡng GV dạy thực nghiệm

Rút kinh nghiệm từ vịng 1, chúng tơi nhận thấy sự thành công hay thất bại của việc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học nghị luận xã hội theo hướng đào tạo kỹ năng hùng biện, ứng xử vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT phụ thuộc rất lớn vào vai trị của GV. Vì vậy chúng tơi coi việc bồi dưỡng về nghiệp vụ cho GV Ngữ văn là một khâu cơ bản của quá trình thực nghiệm. Chúng tơi lựa chọn những GV có sự nhiệt tình, chun mơn cao và đặc biệt có tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Trước thời gian thực nghiệm, chúng tơi tiến hành trình bày và trao đổi về mục đích sư phạm của thực nghiệm sư phạm. Sau đó chúng tơi cho GV xem băng tư liệu về tiết dạy thực nghiệm ở vòng 1, nhấn mạnh những trích đoạn trong đó khâu tổ chức học tập chưa được ổn, để GV rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 81)