1.2. Cơ sở lý luận
1.2.2. Năng lực tư duy
1.2.2.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là một phạm vi của tâm lý học và đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu.Năng lực đƣợc hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Theo từ điển tâm lý học, “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm
chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”[9, tr.178].
Theo Xavier Roegiers, “Năng lực là một tập hợp trật tự các kỹ năng
(các hoạt động) tác động một cách tự nhiên lên các mội dung trong một tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình huống này đặt ra”.
Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã đƣa ra khái niệm về năng lực: Theo Phạm Minh Hạc, năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện hiệu quả hoạt động đó [12, tr. 145].
Theo Ngơ Văn Hƣng, năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả các hành động, giải quyết đƣợc các vẫn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, dựa trên những hiểu biết về kỹ năng, kỹ sảo và kinh nghiệm [14, tr.359-370].
Theo Nguyễn Cơng Khanh, năng lực có cấu trúc phức tạp, nhƣng đƣợc hình thành từ những yếu tố cơ bản: tri thức, kỹ năng, thái độ và tình cảm [17, tr.1-5].
Tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự phân chia định nghĩa năng lực thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất lấy dấu hiệu tố chất tâm lí khẳng định, năng lực là một phẩm chất của nhân cách. Nhóm thứ hai dựa vào thành phần cấu trúc của năng lực, khẳng định năng lực đƣợc cấu thành từ các kĩ năng. Nhóm thứ ba dựa vào nguồn gốc hình thành nên năng lực, khẳng định năng lực đƣợc hình thành từ các hoạt động và thơng qua hoạt động thì năng lực mới hình thành và phát triển. [2, tr. 16-37].
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2014) định nghĩa: “Năng lực là khả năng kết hợp kiến thức, kĩ năng (nhận thức và thực hành), thái độ, động cơ, cảm xúc, đạo đức để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tình huống thực tiễn có hiệu quả” [18, tr. 13-15]. Khái niệm này cũng chỉ ra năng lực gồm 3 thành tố cơ bản, đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Nhƣ vậy, tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm:
Năng lực là tập hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, đáp ứng được yêu cầu của một hoạt động nhất đinh, đảm bảo mang lại hiệu quả cho hoạt động đó.
Dựa vào mức độ chuyên biệt, năng lực đƣợc chia thành 2 loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt [27, tr.9-10].
Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực khác nhau, là nền tảng cho mọi hoạt động của con ngƣời. Các năng lực chung có thể kể đến: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tƣ duy,…
Năng lực chuyên biệt đƣợc hình thành và phát triển theo định hƣớng chuyên sâu, riêng biệt. Một số năng lực chuyên biệt nhƣ: năng lực toán học, hội hoạ, âm nhạc, năng lực sinh học,…
1.2.2.2. Khái niệm tƣ duy
Ngày nay, thế giới đang biến đổi hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Cuộc sống ln đặt ra cho con ngƣời vơ vàn những vấn đề, khó khăn. Những vấn đề con ngƣời chƣa biết, chƣa dự đoán đƣợc địi hỏi chúng ta phải khơng ngừng suy nghĩ, thích ứng. Những tri thức đã có chƣa đủ, buộc chúng ta phải tìm ra những thuộc tính mới, mối quan hệ qua lại mới. Từ đó, con ngƣời nhận biết đƣợc thực tiễn, phân tích đƣợc các yếu tố bản chất, các mối liên hệ bên trong của mỗi sự vật, hiện tƣợng, cuối cùng khái quát thành quy luật. Quá trình này đƣợc gọi là tƣ duy.
“Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh các thuộc tính bản chất, các mối quan hệ bên trong mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [21, tr.184].
Tƣ duy là những nhận thức lý tính, một mức độ nhận thức mới so với cảm giác và tri giác, địi hỏi q trình phân tích, nhìn nhận bản chất sự vật hiện tƣợng. Trong khi đó, cảm giác và tri giác là những nhận thức cảm tính, cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ban đầu về đối tƣợng nhận thức. Trên thực tế, con ngƣời khơng thể nhìn thấy mọi khơng gian, màu sắc, nghe đƣợc mọi âm thanh, ngửi và nếm đƣợc tất cả mùi vị. Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắt bản chất của đối tƣợng. Để làm đƣợc điều này, con ngƣời phải tƣ duy, tức là phải phản ánh bản chất, những quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tƣợng.
Có 3 yếu tố thúc đẩy tƣ duy của học sinh: giáo viên, học sinh và môi trƣờng [22, tr.125]. (Hình 1.2)
Hình 1.2. Các yếu tố thúc đẩy tư duy của HS
Yếu tố học sinh: HS ln có nhu cầu nâng cao khả năng và thành tích
học tập, ln cố gắng hết mình, độc lập trong tƣ duy, biết giải quyết vấn đề linh hoạt,…
Yếu tố giáo viên: GV đóng vai trị gợi mở và hƣớng dẫn tƣ duy, biết
khích lệ niềm tự hào và địi hỏi cao (vừa sức) ở cơng việc.
Yếu tố mơi trường: khơng khí trong lành, khơng gian phù hợp góp phần
kích thích tƣ duy, tạo tƣ duy từng bƣớc, ngƣời học từ đó có đủ thời gian suy nghĩ và đƣa ra giải pháp.
1.2.2.3. Đặc điểm cơ bản của tƣ duy
Tƣ duy có những đặc điểm cơ bản sau:
Tính có vấn đề: Khi gặp những tình huống mà vấn đề hiểu biết cũ,
phƣơng pháp hành động đã biết của chúng ta không đủ giải quyết, lúc đó chúng ta rơi vào “tình huống có vấn đề”, và chúng ta phải cố vƣợt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ để đi tới cái mới, hay nói cách khác chúng ta phải tƣ duy. Tình huống có vấn đề chính là cơ sở, nguồn gốc nảy sinh tƣ duy, mang đến cho cá nhân nhiều kinh nghiệm, phát triển đƣợc khả năng đặc biệt – tƣ duy sáng tạo.
Tính gián tiếp: Tƣ duy sử dụng phƣơng tiện ngơn ngữ và các công cụ
hỗ trợ (thiết bị đo, máy móc,…) để có thể nhận thức đƣợc sự vật, hiện tƣợng mà không cần trực tiếp tri giác vào sự vật, hiện tƣợng đó. Tính gián tiếp của tƣ duy cho phép con ngƣời vƣợt qua đƣợc các giới hạn của không gian và thời gian để nhận thức thế giới.
Tư duy gắn chật với ngôn ngữ: Tƣ duy và ngôn ngữ diễn ra đồng thời
trong q trình nhận thức lý tính. Ngơn ngữ là phƣơng tiện khơng thể thiếu của q trình tƣ duy, tham gia vào mọi khâu của quá trình tƣ duy. Ngơn ngữ càng phong phú thì sự biểu đạt của tƣ duy càng rõ ràng, mạch lạc. Ngƣợc lại, tƣ duy làm cho ngôn ngữ của con ngƣời thêm phong phú và sâu sắc hơn. Có thể nói, tƣ duy là nội dung cịn ngơn ngữ là hình thức.
Tính trừu tượng và khái qt hóa: Tƣ duy không phản ánh những đặc
điểm cụ thể, riêng biệt, mà tập trung phản ánh thuộc tính chung, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tƣợng. Tƣ duy phản ánh bằng khái niệm, quy luật chứ khơng phải bằng những hình ảnh, vật thể cụ thể. Đặc điểm này của tƣ duy cho phép con ngƣời giải quyết đƣợc các vấn đề hiện tại, và sáng tạo ra những cái mới và những dự đoán cho tƣơng lai.
Tư duy khơng tách rời q trình nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm
tính cung cấp nguyên liệu và làm cơ sở cho q trình tƣ duy, tạo ra hồn cảnh có vấn đề cho tƣ duy. Tƣ duy và sản phẩm của tƣ duy ngƣợc lại chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính.
Tính xã hội: Tƣ duy là q trình đƣợc tiến hành trong bộ óc của từng cá
nhân, đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của mỗi ngƣời nhƣng nó ln mang bản chất xã hội. Tƣ duy bị thúc đẩy từ chính nhu cầu xã hội. Tƣ duy của con ngƣời đƣợc hƣớng vào giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ của xã hội ở giai đoạn lịch sử đƣơng đại.
1.2.2.4. Mối quan hệ giữa tƣ duy và nhận thức
Tƣ duy là kết quả của nhận thức, đồng thời là sự phát triển cao cấp của nhận thức[21, tr.208].
Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tƣợng… đƣợc phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thơng tin về hình dạng, hiện tƣợng bên ngồi đƣợc phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này đƣợc gọi là tƣ duy cụ thể.
Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tƣ duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, khơng căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất.
1.2.2.5. Năng lực tƣ duy a. Khái niệm năng lực tƣ duy
Năng lực tƣ duy của con ngƣời chính là khả năng vận dụng tổng thể các tri thức đã có để tạo ra đƣợc những tri thức mới, tạo ra những giải pháp đúng đắn và thích hợp cho việc giải quyết những vấn đề đang đƣợc đặt ra trong thực tiễn. Để tƣ duy, con ngƣời buộc phải sử dụng bộ máy các khái niệm, phạm trù, các tri thức nằm trong hệ thống các khái niệm, phạm trù đó. Năng lực tƣ duy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng quan trọng và quyết định nhất vẫn là hệ thống các tri thức, trong đó đặc biệt là các tri thức tổng thể và khái quát - những tri thức triết học.
Năng lực tƣ duy của mỗi cá nhân và cộng đồng đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động và phát triển của họ. Nó đƣợc thể hiện qua khả năng kịp thời nắm bắt những thay đổi nhanh chóng của thế giới bên ngoài.
Những yếu tố cơ bản của năng lực tƣ duy: - Ghi nhớ, tái hiện và vận dụng
- Liên tƣởng, tƣởng tƣợng, suy luận - Trực giác, linh cảm
Bốn loại yếu tố này nằm trong tổng thể nhƣ một q trình bao hàm, chuyển hóa lẫn nhau tạo thành năng lực tƣ duy
b. Phân loại năng lực tƣ duy
Năng lực tƣ duy có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Đề tài tiếp cận phân loại năng lực tƣ duy theo bản chất các thao tác tƣ duy và theo xu hƣớng biểu hiện bên ngoài.
Theo bản chất các thao tác tƣ duy:
Xét về bản chất: “Tư duy là quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí
tuệ để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra” [19,tr.116]. Cá nhân có năng
lực tƣ duy hay khơng chính là ở chỗ năng lực tiến hành các thao tác tƣ duy trong đầu họ nhƣ thế nào. Các năng lực đó là:
+ Phân tích, tổng hợp: là khả năng phân tích đối tƣợng nhận thức thành
các bộ phận, thuộc tính, các mối liên hệ và ngƣợc lại, khả năng hợp nhất các bộ phận, thuộc tính riêng lẻ thành một chỉnh thể để nhận thức đối tƣợng sâu sắc hơn.
+ So sánh: là khả năng xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tƣợng nhận thức.
+ Trừu tượng hóa và khái quát hóa: là khả năng gạt bỏ những thuộc tính khơng cơ bản, những mối liên hệ thứ yếu không cần thiết về phƣơng diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, khả năng bao quát nhiều đối tƣợng thành một nhóm theo những thuộc tính, những mối liên hệ thống nhất.
Theo xu hƣớng biểu hiện bên ngoài:
Howard Gardner và nhóm cộng sự đã đặt ra lý thuyết về “đa thông minh” (the theory of multiple intelligences). Theo đó một học sinh bình
thƣờng (ngoại trừ trẻ em bị khuyết tật) đều thông minh tới một mức độ nào đó tại một hay nhiều miền sau đây:
Trí thơng minh logic – tốn học: thuộc về loại này là những học sinh ƣa
thích làm việc với các con số, ƣa phân tích và phân loại sự vật, đặt câu hỏi rồi giải đáp, có khả năng lý luận dài dịng và trong cách làm việc theo trừu tƣợng. Đây là miền thể hiện tƣ duy khoa học và khả năng thực hiện các tính tốn phức tạp.
Trí thơng minh ngơn ngữ: những học sinh thuộc về loại này giỏi về đọc,
viết, kể chuyện, ƣa thích giải các bài ơ chữ, nhạy cảm với các ý nghĩa của các từ ngữ, biết các chức năng khác nhau của ngơn ngữ. Họ thƣờng có khả năng ghi nhớ cao, hiểu và vận dụng đƣợc các cú pháp, cấu trúc của từ ngữ.
Trí thơng minh khơng gian: các học sinh thuộc loại này thƣờng giỏi vẽ,
giỏi hình dung, có đầu óc dự đốn, ƣa thích mơ mộng và tạo ra các kiểu mẫu, có năng khiếu về khơng gian và về các biến đổi theo nhận thức đa chiều. Các học sinh này nên đƣợc khuyến khích làm việc với các hình ảnh và màu sắc, dự kiến và dùng con mắt của tâm hồn .
Trí thơng minh âm nhạc: thuộc loại này là những học sinh này có khả
năng nhận thức, ghi nhớ, thƣờng rất nhạy với âm nhạc và có thể sáng tạo nhịp điệu, âm thanh, tiết điệu, ƣa thích đánh đàn, nghe nhạc và ca hát, biết thƣởng thức cách diễn tấu...
Trí thơng minh vận động: học sinh thuộc loại này thƣờng thành thạo
trong các hoạt động thể chất nhƣ thể thao, khiêu vũ,… Họ thƣờng làm việc tốt nhất khi cơ thể vận động chứ khơng phải bằng lời nói.Vùng vận động địi hỏi sự khéo léo, dẻo dai.
Trí thơng minh thiên nhiên:những học sinh này hiểu biết và yêu mến
thiên nhiên, biết phân biệt và nhận ra các chủng loại, ƣa thích tìm hiểu về cây cỏ, sinh vật, các hiện tƣợng thiên nhiên... Họ thƣờng có khả năng quan sát
một cách sắc bén về sự thay đổi của các hiện tƣợng thiên nhiên cũng nhƣ các mối quan hệ trong thiên nhiên.
Trí thơng minh tương tác – giao tiếp: những học sinh này hiểu rõ về
bản chất con ngƣời, có đầu óc tổ chức, truyền thông và giải quyết các bất đồng, họ cũng ƣa thích nhiều bạn bè, tham gia vào các nhóm, cộng tác với nhiều ngƣời khác.
Trí thơng minh nội tâm: học sinh thuộc loại này ƣa thích suy tƣ, làm
việc đơn độc, theo đuổi các cơng trình một cách thầm lặng, hiểu rõ chính mình, nhận ra các ƣu khuyết điểm của các hành vi cá nhân và biết đặt ra các mục tiêu thích hợp với nguyện vọng và trí thơng minh của từng ngƣời.
Theo Howard Gardner, trƣờng học nên giúp đỡ học sinh tham gia học hỏi, phát triển nhiều loại thông minh, cộng tác vào nhiều loại sinh hoạt học đƣờng và xã hội, khiến cho học sinh có khả năng nhiều mặt để sau này phục vụ xã hội theo nhiều chiều hƣớng xây dựng. Lý thuyết về “đa thơng minh” góp phần giúp ngƣời học có nhiều cơ hội khám phá, từ đó phát triển cả những năng khiếu cịn tiềm ẩn.
Ngồi ra, năng lực tƣ duy có thể đƣợc phân loại dựa trên sự khác biệt về đặc điểm và chức năng của hai bán cầu não. Bán cầu não phải có vai trị quyết định năng lực tƣ duy về màu sắc, nhịp điệu, hình khối, sáng tạo. Bán cầu não trái quyết định năng lực tƣ duy về logic, ngôn ngữ [27, tr.58]. Việc học tập phải hƣớng tới sự cân bằng giữa 2 nhóm năng lực tƣ duy này.