Thành phần hóa học của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 48 - 56)

Diễn giải Công thức 1 Công thức 2

VCK (%) 39,79 34,90 Protein thô (%VCK) 8,18 10,23 Lipid thô (%VCK) 0,96 1,02 Xơ thô (%VCK) 9,79 13,01 Xơ trung tính (%) 17,16 23,24 Xơ axit (%) 12,67 16,59 Khoáng TS (%VCK) 9,44 9,73 Chất hữu cơ (%VCK) 90,23 89,77 DXKD (%VCK) 71,48 67,12

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Khi ủ chua thân lá lạc và một số nguyên liệu thức ăn với tỷ lệ khác nhau, thì tỷ lệ vật chất khô ở công thức 1 là 39,79% và công thức 2 là 34,90%, cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34] nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ni

bị thịt tại Quảng Trị, tỷ lệ vật chât khô là 22,26%, do cơng thức phối trộn khác với thí nghiệm của chúng tôi.

Tỷ lệ protein thơ của thức ăn ủ chua (tính theo VCK), đạt 8,18% cơng thức 1 và 10,23% công thức 2, do tỷ lệ thân lá lạc ở công thức 2 cao hơn 7%, thấp hơn kết quả của nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34]. (21,15%), do tác giả có sử dụng khơ dầu đậu tương trong công thức phối trộn. Lipit thô đạt 0,96% ở công thức 1 và 1,02% ở công thức 2, do thân lá lạc, sắn lát và bột ngơ đều có tỷ lệ lipit thấp. Khống tổng số của 2 cơng thức ủ chua lần lượt là: 9,44% ở công thức 1 và 9,73% ở công thức 2. Tỷ lệ lipit và khống tổng số của 2 cơng thức phối trộn là tương đương nhau. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tào, 1996 [17]. Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34].

Xơ thô của thức ăn ủ chua đạt 9,79% ở công thức 1 và 13,01% ở công thức 2, do cơng thức 2 có tỷ lệ thân lá lạc cao hơn công thức 1 là 7%. Tỷ lệ xơ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tào, 1996 [17]. Theo Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34], tỷ lệ xơ thô là 24,64%, do công thức phối trộn khác nhau.

Dẫn xuất không đạm trong 2 công thức ủ chua đạt 67,12% ở công thức 2 và 71,48% ở công thức 1, do tỷ lệ thân lá lạc ở công thức 1 thấp hơn so với công thức 2 là 7% (65 và 72%).

3.3.2. Đặc điểm sinh khí in vitro của các cơng thức ủ chua

Đối với các công thức phối trộn của thức ăn bổ sung cho bị thịt, được tiến hành thí nghiệm với các lần lặp lại, kết quả sinh khí (sinh ra, tích lũy), được tính trung bình ở các thời điểm khác nhau.

sTừ các kết quả này có thể cho biết tốc độ và động thái sinh khí của các cơng thức phối trộn và được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.1.

Bảng 3.4. Lượng khí sinh ra của các hỗn hợp thân lá lạc tại các thời điểm khác nhau

Cơng thức phối trộn

Lượng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu (ml/200mgTĂ) 3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ

CT1 (65%TLL) 3,53 ± 0,145 11,10± 0,416 26,36± 0,517 36,03± 0,555 41,93± 0,145 44,26± 0,296 45,70± 0,153 CT2 (72%TLL) 3,73± 0,233 9,30± 0,231 21,10± 0,551 30,56± 0,567 35,13± 0,384 36,93± 0,491 37,73± 0,491 p 0,507 0,019 0,002 0,002 0,000 0,000 0,000 Số liệu ở bảng 3.4. cho thấy: Tốc độ sinh khi ở công thức 1 cao hơn công thức 2 ở hầu hết các thời điểm theo dõi (trừ 3h đầu), do tỷ lệ vật chất khơ cao hơn 4,89%, từ đó tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn so với công thức 2. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, sự sai khác về tốc độ sinh khí ở cơng thức 1 cao hơn công thức 2 khá rõ rệt từ 6h ủ trở đi (P<0,05), điều đó cho thấy, cơng thức 1 có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn cơng thức 2.

Kết quả được minh họa qua Hình 3.1.

Hình 3.1. Đồ thị lượng khí sinh ra của các công thức phối trộn thân lá lạc 3.3.3. Tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của các công thức phối trộn

Căn cứ vào thành phần hóa học và lượng khí sinh ra tại thời điểm 24 giờ sau khi ủ các mẫu hỗn hợp thức ăn và cơng thức tính giá trị năng lượng của thức ăn, chúng tơi xác định được tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ OMD và giá

trị năng lượng thô (GE), năng lượng trao đổi (ME) của các cơng thức phối trộn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng của các công thức phối trộn

Diễn giải Công thức 1 (65% TLL) Công thức 2 (72% TLL) P Tỷ lệ tiêu hóa chất HC OMD (%) 61,625 ± 0,483 57,657 ± 0,549 0,006 GE (MJ/kgDM) 18,321 ± 0,067 18,153 ± 0,037 0,088 ME (MJ/kgDM) 10,653 ± 0,234 10,012 ± 0,05 0,002

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của công thức 1 (65% thân lá lạc), là 61,625%, cao hơn so với công thức 2 (72% thân lá lạc), là 57,657%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Năng lượng thô (GE) của hai công thức phối trộn tương đương nhau (P>0,05), nhưng năng lượng trao đổi (ME) của công thức 1 (10,653MJ/kg VCK), cao hơn công thức 2 (10,012MJ/kgVCK), là 0,641MJ/kgVCK, sai khác rõ rệt (P<0,05). Điều đó cho thấy, tỷ lệ thân lá lạc ở cơng thức 1 (65%), thấp hơn công thức 2 (72%) đã dẫn đến tỷ lệ xơ thơ thấp hơn, vì vậy, năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của công thức 1 cao hơn. Do vậy, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở công thức 1 cao hơn so với công thức 2.

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng của thức ăn trong thí nghiệm này, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân, 2009 [34], là do cơng thức phối trộn của chúng tơi khơng có thành phần khơ dầu và urê.

3.4. Thí nghiệm bổ sung thân lá lạc ủ chua ni bị trong nơng hộ

3.2.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Thí nghiệm sử dụng cơng thức 1 ủ chua bổ sung cho bị lơ thí nghiệm 1, công thức 2 ủ chua bổ sung cho bị lơ thí nghiệm 2, sau khi được chăn thả tự do vào chiều tối. Lô đối chứng không được bổ sung thức ăn ủ chua, mà chỉ được chăn thả tự do. Sau ba tháng theo dõi thí nghiệm, tăng trọng của bị thịt được trình bày qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khối lượng bị thí nghiệm qua các kỳ cân (kg)

Thời điểm Lơ ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 P

BĐ TN 204,63 ± 2,00 209,50 ± 3,13 203,13 ± 2,29 0,198 30 ngày TN 206,75 ± 1,97 213,50 ± 3,40 207,63 ± 2,35 0,171 60 ngày TN 209,00 ± 1,59 219,63 ± 3,15 213,00 ± 2,38 0,020 90 ngày TN 210,75 ± 1,72 225,25 ± 2,51 217,75 ± 2,82 0,001

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Khối lượng bị bắt đầu thí nghiệm dao động từ 203,13 – 209,50 kg/con là khá đồng đều trong giới hạn cho phép đối với thí nghiệm trên bị (P>0,05), sau các giai đoạn thí nghiệm, khối lượng bị ở cả 3 lô đều tăng dần theo quy luật, tuy nhiên, sự biến động có khác nhau giữa các lơ.

Bị ở lơ đối chứng chỉ được chăn thả tự do, khối lượng của chúng thay đổi không đáng kể, tháng thứ nhất tăng 2,12 kg, tháng thứ 2 tăng 2,25 kg, nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 1,75 kg, điều này cho thấy trong vụ Đông Xuân thức ăn thô xanh bị thiếu nghiêm trọng, cộng với giá rét, đặc biệt vào thời gian cuối Đông sang Xuân, nếu chỉ chăn thả tự do, mà khơng cho bị ăn thêm các loại thức ăn khác, sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trọng của bò.

Ở hai lơ thí nghiệm, bị sau khi chăn thả được bổ sung thêm thức ăn ủ chua, lơ thí nghiệm 1 là cơng thức 1 và lơ thí nghiệm 2 là cơng thức 2, đã cho kết quả tăng khối lượng cao hơn lô đối chứng khá rõ rệt. Cụ thể, sau 30 ngày bổ sung thân lá lạc ủ chua, khối lượng của bị lơ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã cao hơn so với lô đối chứng tương ứng là 1,88 và 2,38 kg, tuy nhiên sự sai khác giữa 2 lơ thí nghiệm và lơ đối chứng chưa rõ rệt (với P>0,05).

Nhưng sang tháng thứ 2 bổ sung thân lá lạc ủ chua, khối lượng của bị thí nghiệm tăng cao hơn so với lơ đối chứng là 3,88 kg (thí nghiệm 1) và 3,12 kg (thí nghiệm 2), sự sai khác thống kê về khối lượng của bị thí nghiệm đã rõ rệt (với P<0,05). Ở tháng thứ 3, khối lượng tăng của bị lơ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cao hơn so với đối chứng tương ứng là: 3,87 và 3,0 kg. Sau 90 ngày bổ sung thân lá lạc ủ chua, bị ở lơ thí nghiệm 1 có khối lượng tăng trung bình cao hơn đối chứng là 9,63 kg/con; lơ thí nghiệm 2 cao hơn đối chứng là 8,50 kg/con, sự sai khác thống kê về khối lượng là khá rõ rệt (với P<0,01). Tính chung trong tồn kỳ thí nghiệm, các lơ đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tăng tương ứng là: 6,12kg; 15,75kg và 14,62 kg.

So sánh kết quả tăng khối lượng của bò được bổ sung thân lá lạc ủ chua cho thấy, bị ở lơ thí nghiệm 1 ln tăng cao hơn so với bị ở lơ thí nghiệm 2. Điều này cũng hồn tồn phù hợp với kết quả phân tích thành phần hóa học, cũng như kết quả thí nghiệm in vitro của 2 cơng thức phối trộn. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê, cho thấy sự sai khác về tăng khối lượng giữa 2 lơ thí nghiệm chưa rõ ràng (P>0,05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân, ni bị bằng thân lá lạc ở tỉnh Quảng Trị (2009) [34], thì kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn, do công thức phối trộn thức ăn của thí nghiệm này có năng lượng trao đổi, tỷ lệ protein thấp hơn, và khác nhau về phương thức chăn nuôi, mặt khác, thời tiết vụ Đông Xuân ở Sơn La bất lợi hơn, nhiệt độ thấp kéo dài, đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trọng của bị thí nghiệm.

Kết quả sinh trưởng tích lũy của bị thí nghiệm được minh họa qua Hình 3.2.

Hinh 3.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bị thí nghiệm

3.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối của bị thí nghiệm được biểu thị qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của bị thí nghiệm (g/con/ngày). Giai đoạn TN

(ngày) Lơ ĐC Lô TN1 Lô TN2

BĐ - 30 70,67 133,33 150,00

30 - 60 75,00 204,33 179,00

60 - 90 58,33 187,33 158,33

BĐ - 90 68,00 175,00 162,44

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của bị thí nghiệm có sự biến động qua các giai đoạn thí nghiệm, trong đó, giai đoạn 30 - 60 ngày thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng của bị ở cả ba lơ đều đạt cao nhất. Giai đoạn 60 - 90 ngày thí nghiệm, tăng trọng của 2 lơ thí nghiệm giảm đi chút ít, nhưng

lơ đối chứng giảm mạnh. Tính cả thời kỳ thí nghiệm (90 ngày), lơ thí nghiệm 1 có tốc độ sinh trưởng cao nhất (175 g/con/ngày), tiếp sau là lơ thí nghiệm 2 (162 g/con/ngày), thấp nhất là lô đối chứng (68 g/con/ngày). Kết quả trên cho thấy, bò địa phương tại xã Chiềng Sung, giai đoạn 20-24 tháng tuổi ni trong vụ Đơng Xn, có mức tăng trọng thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Cương và cs (2001) [6], khi sử dụng rơm lúa kết hợp với lõi ngô, cây ngô sau thu hoạch bẻ bắp ngô, trong khẩu phần ni bị Lai Sind vỗ béo, cho tăng trọng từ 0,70 – 0,88kg/con/ngày. Đỗ Thị Thanh Vân và cs (2009) [34], sử dụng thân lá lạc trong vỗ béo bò Lai Sind tại tỉnh Quảng Trị, kết quả cho thấy bổ sung thân lá lạc ủ chua vào khẩu phần vỗ béo cho tăng trọng từ 0,54 – 0,94kg/con/ngày. Theo Victor J. Clarle, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên (1997) [35], khi vỗ béo bò Lai sind sử dụng khẩu phần ăn được phối hợp trên nền bột sắn với 70% chất khô trong khẩu phần và 10% bột ngơ cho tăng trọng trung bình từ 895,5 gam/con/ngày đến 925 gam/con/ngày.

Lại Thị Nhài (2006) [14], sử dụng lõi ngơ nghiền trong khẩu phần vỗ béo bị Lai Sind sau 84 ngày, sinh trưởng tuyệt đối cũng đạt 0,35 đến 0,6 kg/con/ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2006) [24], khi sử dụng khẩu phần rơm tươi ủ urê vỗ béo bò Lai Sind, kết quả tăng trọng bình quân 357,3 gam/con/ngày. So với kết quả của Vũ Văn Nội, và cs (1999) [15]; Đỗ Thị Thanh Vân và cs (2009) [34], thì sinh trưởng tuyệt đối của bị trong thí nghiệm của chúng tơi cũng thấp hơn. Có sự sai khác lớn như vậy là do yếu tố giống, phương thức nuôi bị của các tác giả trên đều nhốt hồn tồn và cho ăn tự do, mặt khác, công thức phối trộn thức ăn và điều kiện thời tiết khí hậu ở Sơn La cũng khác các thí nghiệm trên. Vì vậy, ngồi việc nghiên cứu về thức

ăn, cần tiến hành cơng tác lai giữa bị địa phương với các giống bị có năng suất cao hơn. Kết quả tăng khối lượng tuyệt đối được minh họa ở Hình 3.3.

Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bị thí nghiệm

Mặc dù vậy, bổ sung thêm thân lá lạc ủ chua với tỷ lệ 65% làm cho sinh trưởng của bị thí nghiệm cao hơn tỷ lệ 72% và cao hơn khẩu phần cơ sở, không cho ăn bổ sung.

3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn bổ sung

Lượng thức ăn bổ sung của bị ni ở lơ thí nghiệm 1 và lơ thí nghiệm 2 trong các tháng thí nghiệm 1, 2, và 3 lần lượt là 3 kg – 4 kg – 5 kg/con/ngày, cịn lơ đối chứng khơng bổ sung thức ăn ủ chua, nên chúng tơi chỉ tính cho bị ở 2 lơ thí nghiệm. Kết quả về lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở bảng 3.8.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 48 - 56)