1.2.1 .Chương trình VHDG lớp 10
2.2. Một số kĩ năng tự học truyện dân gian cần hình thành
Trong các nhóm kĩ năng tự học cần hình thành ở người học, chúng tơi lựa chọn một số kĩ năng cơ bản sau để rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT:
- Kĩ năng thu thập thơng tin - Kĩ năng xử lí thơng tin
- Kĩ năng hợp tác, trao đổi thông tin
Chúng tôi lựa chọn rèn những kĩ năng này với những lí do sau :
- Đây là những kĩ năng tự học rất cơ bản và cần thiết với HS tự học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục có sự hướng dẫn của GV.
- Đây cũng là những kĩ năng rất phù hợp để HS đọc – hiểu văn bản truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.
- Những kĩ năng này qua điều tra HS đang gặp nhiều lúng túng, thậm chí nhiều HS chưa có những kĩ năng này.
2.2.1. Kĩ năng thu thập thông tin
Thu thập thơng tin là q trình tập hợp thơng tin liên quan đến vấn đề mà người học đang tìm hiểu, giải quyết. Để hình thành kĩ năng này, người học phải tiến hành các thao tác sau:
- Tìm kiếm thơng tin: cần xác định rõ chủ đề cần tìm kiếm thơng tin là chủ đề gì; xác định các loại thơng tin cần phải tìm kiếm; xác định các nguồn/các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp các loại thơng tin đó (Ví dụ như: sách, báo, mạng internet, các tổ chức có liên quan…)
- Tiến hành thu thập thông tin bằng cách đọc và ghi chép các tài liệu đã thu thập được: đọc mục lục, đọc lời giới thiệu, lời kết luận (nếu có), đọc một vài đoạn, đọc sâu văn bản; ghi chép theo những hình thức khác nhau tùy thuộc mục đích của việc đọc tài liệu.
- Sắp xếp thông tin đã chọn lọc một cách hệ thống, theo từng nội dung.
2.2.2. Kĩ năng xử lí thơng tin:
Xử lí thơng tin là q trình tìm hiểu, phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thơng tin thu thập được; xem xét một cách tồn diện, thấu đáo, có hệ thống các thơng tin đó để giải quyết vấn đề. Để hình thành kĩ năng này, người học phải tiến hành các thao tác sau:
- Tóm tắt, phân loại thơng tin: là tóm lược ngắn gọn các thơng tin đã thu được và phân chúng ra thành các loại thông tin khác nhau để tiện cho việc tìm hiểu.
- Phân tích thơng tin: là tìm ra ý nghĩa của các thơng tin có được xem chúng nói lên điều gì bằng cách đọc, so sánh, đối chiếu các thông tin tổng hợp được.
- Tổng hợp, hệ thống hóa thơng tin: là sắp xếp những thơng tin cùng một loại vào cùng một nhóm với nhau. Mục đích của tổng hợp là để dễ xem xét, đối chiếu trong bước kế tiếp.
2.2.3. Kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin:
Việc trao đổi, chia sẻ thông tin tri thức hay diễn ngơn theo u cầu thơng qua các hình thức: trình bày, trao đổi, thảo luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt động này giúp người học hình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng lời nói hay văn bản), giúp người học chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và quan trọng hơn giúp khách quan hóa và chính xác hóa kết quả tự học của HS.
Để hình thành và hồn thiện kĩ năng này, người học phải thực hiện có hiệu quả các hành động sau:
- Hợp tác với bạn, với thầy: người học cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thầy hỗ trợ trị trình bày, thảo luận.
- Trình bày vấn đề bằng ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ viết: Người học có thể trình bày kết quả tự học cá nhân của mình hoặc nêu lên những thắc mắc, băn khoăn mà mình chưa giải quyết được hay nêu ra các vấn đề nảy sinh trong quá trình thu thập và xử lí thơng tin để nhận sự phản hồi từ phía các bạn và thầy.
- Tham gia tranh luận trao đổi, chia sẻ thông tin: người học không chỉ biết trình bày ý kiến mà cịn phải biết bảo vệ ý kiến của mình, khơng chỉ biết tiếp nhận thơng tin một chiều mà cịn phải có tư duy phê phán để tranh luận, trao đổi với bạn, với thầy nhằm hiểu vấn đề chính xác hơn, cặn kẽ và sâu sắc hơn.
Trong hợp tác trao đổi thông tin, HS không chỉ được cọ xát để đo kiến thức của mình mà cịn được hình thành và nâng cao những kĩ năng xã hội cần thiết như: kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh luận…
Thực ra, trong q trình thu thập và xử lí thơng tin đã diễn ra một cuộc giao tiếp ngầm giữa người học (với tư cách là bạn đọc) và người sáng tác thông qua tác phẩm truyện dân gian tìm hiểu. Nhưng sự giao tiếp này vẫn mang tính cá nhân diễn ra bên trong sự nhận thức và tiếp nhận của người học. Khi HS hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin thực chất vẫn diễn ra hành động thu thập, xử lí thơng tin. Tiếp thu lời thầy giảng, ý kiến, quan điểm, cách hiểu và cách cảm của bạn, HS phải tập hợp thông tin, sàng lọc thơng tin, xử lí thơng tin để tiếp thu hoặc phản biện. Mọi sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối bởi vậy, để tiện cho việc nghiên cứu rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS, ở nhóm kĩ năng hợp tác, trao đổi, phổ biến thông tin chúng tôi chỉ chú trọng rèn kĩ năng ở phương diện “hợp tác”, trao đổi thông tin trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ở trên lớp giữa HS - HS, HS – GV mà không đặt ra việc thu thập và xử lí thơng tin nữa.
2.2.4. Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập:
Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong bất kì hoạt động nào cũng đều có vai trị quan trọng vì nó giúp cho chủ thể kịp thời phát hiện thiếu sót và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với mục đích đề ra. Trong q trình học tập, nhất là quá trình tự học thì việc người học tự kiểm tra, tự đánh giá có một ý nghĩa quan trọng. Đây là một việc làm rất cần thiết vì nó sẽ hồn chỉnh chu trình tự học, đảm bảo kết quả tự học.
Trong quá trình tự học, người học tự kiểm tra, tự điều chỉnh theo trình tự các thao tác sau:
- So sánh đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình: đúng – sai, hay – dở, đủ - thiếu…
- Kiểm tra lí lẽ, tìm kiếm luận cứ… để có cơ sở chứng minh đúng – sai. - Tổng hợp thêm lí lẽ, chốt lại vấn đề.
- Tự sửa những chỗ sai sót.
- Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.