Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 85)

Chƣơng 3 : Thực nghiệm sƣ phạ m

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm có mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nghiên cứu đề tài: nếu được trang bị và rèn luyện kĩ năng tự học truyện dân gian hiệu quả thì HS sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tác phẩm truyện dân gian; từ đó tạo tiền đề cho hoạt động tự học các phần học khác của HS. Đồng thời kiểm tra tính khả thi của vấn đề nghiên cứu: Áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng tự học đề xuất vào việc dạy học các truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội. Đây là trường thực hành của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chất lượng đầu vào lớp 10 của HS tương đối tốt với điểm xét tuyển là 52 điểm, điểm thi vào trường hai mơn Tốn, Ngữ văn năm học 2013 – 2014 là 15 điểm.

Việc thực nghiệm do tôi tiến hành ở lớp 10A3, lớp đối chứng là lớp 10A1 cũng do tôi trực tiếp giảng dạy. Lớp 10A1, 10A3 là lớp ban A học sinh chú trọng học các mơn tự nhiên Tốn, Lí, Hóa, Sinh hơn. HS ban A học SGK Ngữ văn chương trình cơ bản.

Để tìm hiểu kiến thức, kĩ năng về môn Văn cùng thái độ học tập môn học của HS trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi tổ chức cho cả hai lớp làm cùng một đề kiểm tra khảo sát. Kết quả thu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. So sánh trình độ HS trƣớc khi dạy thực nghiệm

Kết quả Lớp

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10A1 2/48 HS (4%) 15/48 HS (31%) 28/48 HS (59%) 3/48 HS (6%) 0/48 HS (0%) 10A3 3/50 HS (6%) 17/50 HS 34%) 27/50 HS (54%) 2/50 HS (4%) 1/50 HS (2%) 0 10 20 30 40 50 60

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10 A1 10 A3

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả học tập trƣớc khi dạy thực nghiệm

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rõ: trình độ nhận thức và thực hành của HS hai lớp không chênh lệch nhau đáng kể. Cụ thể, số HS đạt điểm khá giỏi ở lớp 10A3 cao hơn một chút so với lớp 10A1. Nhưng sự chênh lệch này chỉ dao động trong khoảng 2% - 3%. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và yếu kém giữa hai lớp cũng chênh lệnh theo tỉ lệ như vậy.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy học lực của HS hai lớp tương đương nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm mà tôi sẽ tiến hành.

Ngồi ra, cịn có một điểm tương đồng nữa giữa hai lớp là: ít có HS thích học mơn Văn vì các em đều lựa chọn học ban A nâng cao các môn tự nhiên Tốn, Lí, Hóa. Đây sẽ là một khó khăn với GV khi rèn kĩ năng tự học môn Văn cụ thể là phần truyện dân gian. Nhưng có một thuận lợi là với HS có thiên hướng ở các mơn tự nhiên các em có khả năng tư duy nhanh, thích tìm tịi tự

mình khám phá. Nếu GV biết khai thác những điểm mạnh này của HS cộng với tổ chức các hoạt động tự học kích thích được hứng thú học tập chắc chắn sẽ lơi cuốn được HS nhiệt tình tham gia.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi ý thức rất rõ việc rèn kĩ năng là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục bởi thế đã tiến hành dạy thực nghiệm ở tất cả các giờ dạy học truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 từ tuần 3 đến tuần 8 của học kì I năm học 2013 – 2014. Song để đánh giá quá trình rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT, tôi chọn dạy học bài học sau: Truyện An Dương Vương

và Mị Châu, Trọng Thủy (truyền thuyết).

3.4. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm

3.4.1. Cách tiến hành

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng thời gian từ tuần 3 – tuần 8 học kỳ I năm học 2013 – 2014 và cùng nội dung dạy học các tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 cơ bản theo phân phối chương trình.

- Các lớp thực nghiệm dạy theo hướng áp dụng các biện pháp đã đề xuất để rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS. Các lớp đối chứng dạy theo các phương pháp vẫn đang sử dụng phổ biến hiện nay.

- Để thực nghiệm dạy học bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (truyền thuyết) theo hướng áp dụng các biện pháp đã đề xuất để rèn

kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS tôi tiến hành các bước sau: * Với GV:

+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị giáo án. + Bước 2: Tổ chức các hoạt động tự học trên lớp.

+ Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Sau giờ dạy ở hai lớp bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy tôi yêu cầu hai lớp làm một bài kiểm tra cùng đề bài để đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của các em.

* Với HS:

- Bước 1: Tự đọc hiểu bài học ở nhà theo hướng dẫn của GV và hướng dẫn học bài trong SGK.

- Bước 2: Hợp tác với bạn, với GV thông qua các hoạt động tự học ở trên lớp.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Ở bước 1, HS tự học ở nhà theo hướng dẫn của GV qua Phiếu học tập: thu thập tư liệu về các bản kể Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy khác; về quần thể khu di tích Cổ Loa, lễ hội đền Cổ Loa; tìm đọc tài liệu tham khảo về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Sau đó, HS xử lí thơng tin đã thu nhận được để giải quyết vấn đề bằng việc trả lời các câu hỏi khác trong Phiếu học tập và câu hỏi trong Hướng dẫn học bài SGK.

Ở bước 2: HS đem kết quả đọc hiểu của mình trao đổi với bạn, với thầy thông qua hướng dẫn, tổ chức của GV.

Ở bước 3: HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình qua hợp tác với bạn, với thầy đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân qua phần kiểm tra của GV.

3.4.2. Cách đánh giá

Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tơi chọn hình thức:

- So sánh kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra sau khi dạy học xong bài học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở bài kiểm tra này, các câu hỏi đưa ra vừa kiểm tra kiến thức trọng tâm HS cần nắm sau bài học vừa kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện dân gian theo đặc trưng thể loại của HS.

- Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm được khách quan hơn, tôi đã mời GV trong tổ dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm để nắm bắt ý kiến đánh giá của đồng nghiệp về cách thức tổ chức dạy học và các biện pháp áp dụng để rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT.

3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm

- Việc tự học bài ở nhà được học sinh thực hiện khá nghiêm túc. Nhiều HS tỏ ra khá hứng thú trong việc thu thập các thông tin liên quan đến bài học. Qua phỏng vấn trao đổi với một số HS lớp 10A3, các em cho rằng: việc chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV mất thời gian hơn nhưng thú vị hơn vì chính bản thân các em được thể nghiệm và trải nghiệm; từ đó các em thu nhận được nhiều thơng tin hơn và biết cách thu thập thông tin cho hiệu quả. Việc rèn kĩ năng thu thập thông tin này không chỉ thực hành khi học truyện dân gian mà cịn có thể áp dụng cho những phần học khác, môn học khác.

- Một số HS được hỏi cũng cho rằng: nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn các thao tác khi xử lí thơng tin về bài học các em sẽ dễ dàng hơn khi tự mình tìm ra kiến thức cần nắm về bài học.

- Nhìn chung do có sự tự học tích cực ở nhà nên HS tham gia các hoạt động dạy học khá tích cực, khơng khí học tập sơi nổi. Đa số HS nhiệt tình tham gia tất cả những hoạt động học tập: trao đổi, thảo luận, lắng nghe, phát biểu ý kiến, nêu những vấn đề thắc mắc… tạo nên khơng khí lớp học khá thoải mái, dân chủ.

- Đa số GV dự giờ cho rằng, các biện pháp rèn kĩ năng tự học áp dụng phù hợp với đặc trưng của thể loại, với đối tượng HS. HS tỏ ra khá chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, trong việc phối kết hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp và với GV dạy. Nhiều HS tỏ ra khá tự tin trong việc trình bày, tranh luận để bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm…

3.3.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể

Sau khi triển khai dạy các nội dung bài học phần văn học dân gian, tôi tiến hành cho HS làm một bài kiểm tra 45 phút để đánh giá kiến thức, kĩ năng đã thu được của người học sau giờ dạy thực nghiệm. Ở lớp 10 A1 (lớp dạy với giáo

án đối chứng) tôi cũng cho làm đề bài như vậy, sau khi chấm bài, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm Lớp Thang điểm 10 A3 (Lớp dạy thực nghiệm) 10 A1 (Lớp dạy để so sánh) Số HS đạt điểm 9-10 18% (9 HS) 4% (2 HS) Số HS đạt điểm 7-8 58% (29 HS) 25% (12 HS) Số HS đạt điểm 5-6 22% (11 HS) 61% (29 HS) Số HS đạt điểm dưới TB (dưới 5) 2% (1 HS) 10% (5 HS) Tổng số HS 100% (50 HS) 100% (48 HS)

Kết quả thống kê được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

10 A3 10 A1 18% 4% 58% 25% 22% 61% 2% 10% BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC TẬP số HS đạt 9-10 số HS đạt 7-8 số HS đạt 5-6 số HS đạt điểm dưới TB

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thơng qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tơi nhận thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm, hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đề bài đưa ra. Phần lớn HS đều đi đúng hướng, trả lời đúng trọng tâm. Trong khi làm bài, các em đã biết chọn lọc kiến thức cơ bản, sắp xếp đúng lô gic, vận dụng kiến thức tương đối tốt, thể hiện sự tìm tịi, khám phá, sáng tạo theo ý kiến đánh giá nhận xét riêng của bản thân. Có 76% HS lớp thực nghiệm đạt điểm khá giỏi. Tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 29%.

Kết quả kiểm tra cho thấy các biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian được áp dụng cùng với việc tổ chức các hoạt động tự học hiệu quả đã khơi dậy được niềm hứng thú tìm tịi, khám phá tri thức cùng việc bước đầu đã hình thành được cho HS những kĩ năng cần thiết cho hoạt động tự học truyện dân gian.

Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn cịn 22% HS đạt điểm trung bình và 2% HS đạt điểm kém. Điều này chứng tỏ việc rèn kĩ năng tự học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.

Mặc dù thí điểm thực nghiệm ở một bài học, ở hai lớp học nhưng sự khác biệt trong kết quả học tập này cũng phần nào cho thấy triển vọng và tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học truyện dân gian cho HS THPT hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục của giả thuyết khoa học nghiên cứu đề tài: nếu được trang bị và rèn luyện kĩ năng tự học truyện dân gian hiệu quả thì HS sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tác phẩm truyện dân gian.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: việc tổ chức các hoạt động tự học nhằm rèn kĩ năng tự học truyện dân gian ảnh hưởng khá rõ đến kết quả học tập của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học này đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong cả khâu tự học ở nhà lẫn khâu tự học ở trên lớp. Khi các kĩ năng tự học được hình thành, các em tỏ ra khá chủ động trong việc khám phá và lĩnh hội tri thức. Trong khi ở lớp đối chứng sự tích cực, chủ động của học sinh trong q trình học cịn bị hạn chế; khả năng nắm bắt và xử lí kiến thức của nhiều HS còn chậm và thiếu độ chắc chắn.

Tuy nhiên, hình thành kĩ năng tự học cho HS là cả một quá trình rèn luyện thường xun, liên tục địi hỏi sự kiên trì của cả GV và HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS được coi như khâu đột phá để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục. Trong sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường hiện nay, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là điều rất quan trọng trong đó khơng thể thiếu rèn kĩ năng tự học.

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận nghiên cứu như sau:

1. Kĩ năng tự học của HS vừa là mục tiêu, vừa là kết quả, vừa là phương tiện, điều kiện để HS thực hiện hoạt động học tập song trên thực tế dạy học hiện nay, HS chưa được chú trọng trang bị kĩ năng tự học. Bằng chứng cho thấy là hầu hết HS tỏ ra rất lúng túng trong việc thực hành các kĩ năng tự học cụ thể để tự mình chủ động chiếm lĩnh tri thức.

2. Môn Ngữ văn là mơn học có những đặc điểm mang tính đặc thù nên địi hỏi nhiều ở năng lực tự học của HS. Bởi vậy, rèn kĩ năng tự học cho người học trong môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết và cấp thiết. Việc rèn kĩ năng tự học truyện dân gian là bước khởi đầu cho quá trình rèn kĩ năng đọc văn trong chương trình THPT hướng tới việc HS tự đọc được những tác phẩm cùng loại hoặc gần gũi trong và ngoài nhà trường.

3. Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT là một quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục qua các biện pháp cụ thể dựa trên chu trình tự học và đặc điểm nhận thức tâm lí của HS THPT cũng như đặc điểm cơ bản của VHDG nói chung và truyện dân gian nói riêng. Các biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT rất phong phú, đa dạng. Mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng nhằm hình thành và từng bước nâng cao kĩ năng tự học phần học này của HS. Những kĩ năng tự học này khi được thực hành thành

thạo, HS không những dễ dàng làm chủ được kiến thức mà cịn hình thành cả kĩ năng sống góp phần phát triển nhân cách.

4. Qua q trình thực nghiệm, có thể khẳng định: việc rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT có tính thực tiễn và tính khả thi cao. Sau 8 tuần rèn luyện, chưa thể kết luận tất cả HS đã thành thạo kĩ năng tự học truyện dân gian song kết quả thực nghiệm cho thấy đã có sự chuyển biến đáng mừng trong nhận thức, trong hành động của HS. HS đã tích cực, chủ động, sáng tạo khi tiếp cận và xử lí thơng tin về bài học để giải quyết vấn đề; chủ động hơn trong hợp tác, trao đổi thông tin với bạn, với thầy. HS cũng đã chủ động hơn trong tự kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 85)