Nhóm biện pháp rèn kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 81 - 85)

1.2.1 .Chương trình VHDG lớp 10

2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT

2.3.4. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh trong

trong tự học truyện dân gian

2.3.4.1. Cơ sở của nhóm biện pháp

Nhóm biện pháp đề xuất dựa trên kết quả của quá trình tự học ở giai đoạn 1 (tự nghiên cứu) và giai đoạn 2 (tự thể hiện) của HS. Ở giai đoạn 1, HS đã được hình thành các kĩ năng để giải quyết vấn đề như kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng xử lí thơng tin nhằm tự mình giải mã tác phẩm truyện dân gian. Đến giai đoạn 2 với kĩ năng hợp tác, trao đổi thông tin giữa người học với nhau, giữa người học với thầy được trang bị, HS đã có được những định hướng quan trọng trong kết luận của thầy. Đây sẽ là cơ sở để HS tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm nghiên cứu truyện dân gian ban đầu của mình thành sản phẩm khoa học. Trong q trình tự học, HS khơng thể bỏ qua giai đoạn này bởi nếu khơng có sự tự kiểm tra, đánh giá; khơng có sự tự điều chỉnh để hồn thiện sản phẩm học của mình thì kết quả giải mã tác phẩm truyện dân gian của người học sẽ vẫn chỉ là những “sản phẩm thô” mà thôi. Để giai đoạn tự học này đạt hiệu quả, HS phải được rèn kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh.

2.3.4.2. Nội dung chính của nhóm biện pháp

Đưa ra những biện pháp cụ thể dựa trên trình tự cơng việc HS phải thực hiện để hình thành kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh.

2.3.4.3. Cách thức thực hiện nhóm biện pháp

Để hình thành kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá và tự điều chỉnh, GV phải lần lượt thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học truyện dân gian của bản thân

Qua q trình thu thập và xử lí thơng tin, HS đã có chủ kiến về cách hiểu và cảm tác phẩm truyện dân gian cần tìm hiểu. Trong quá trình hợp tác với bạn, với thầy người học một lần nữa được tìm hiểu về tác phẩm một cách khách quan hơn từ cộng đồng lớp học. Hơn nữa, những kết luận của thầy là những định hướng quan trọng để người học chiếm lĩnh tác phẩm. Nhưng để có tri thức khoa học mới do mình chiếm lĩnh, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:

Bước1: So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với cách giải quyết vấn đề ban đầu của bản thân

HS sẽ không thụ động nghe bạn, nghe thầy kết luận mà tự lực so sánh, đối chiếu giữa cách giải quyết vấn đề của mình với những thơng tin mình tiếp thu được từ bạn, từ thầy để nhận ra cái đúng cái sai, cái hay cái dở, cái đủ cái thiếu...Thao tác này giúp người học tự kiểm tra lại sản phẩm nghiên cứu ban đầu của mình.

Bước 2: Tự đánh giá

Trên cơ sở kết quả so sánh, đối chiếu ở trên, người học tự đánh giá sản phẩm nghiên cứu cá nhân của mình dựa trên kết luận của thầy.

Bước 3: Tổng hợp, chốt lại vấn đề

Sau khi đánh giá được cái đúng - sai, hay - dở, đủ - thiếu...trong cách hiểu, cách cảm về tác phẩm truyện dân gian của mình rồi, người học tổng hợp, chốt lại vấn đề.

Biện pháp 2: Tự điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm học ban đầu thành sản phẩm khoa học

Việc tiếp theo người học phải tiến hành sau khi đã tự kiểm tra, đánh giá là tự điều chỉnh để có được kết quả đọc hiểu thỏa đáng nhất về văn bản. Cụ thể:

Bước 1: Tự điều chỉnh

HS sẽ bổ sung những gì cịn thiếu hoặc cần thiết, tự sửa những chỗ sai sót.

Bước 2: Hồn chỉnh sản phẩm học ban đầu

HS tự hoàn chỉnh sản phẩm học ban đầu của mình. Lúc này, với tất cả nỗ lực của bản thân, người học đã thu nhận được những tri thức khoa học mới, đạt được mục tiêu bài học đề ra.

Biện pháp 3: Rút kinh nghiệm về cách học, cách làm, cách sống...

Sau mỗi bài học truyện dân gian, ngoài việc phải liên hệ với đời sống để tích lũy thêm vốn sống, kĩ năng sống thì HS cịn phải thực hiện việc rút kinh nghiệm về cách học, cách làm, cách sống...Sản phẩm tạo ra sau quá trình tự học tác phẩm truyện dân gian không chỉ là những kiến thức khoa học mà ý thức đạo đức cũng được hình thành.

Ví dụ: Khi tìm hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy sẽ có rất nhiều HS cho rằng: chi tiết ngọc trai giếng nước thể hiện mối tình chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Sau quá trình hợp tác với bạn, với thầy đặc biệt kết luận của thầy, HS không thụ động nghe theo, làm theo mà kiểm tra lí lẽ, tìm hiểu luận cứ để có cơ sở chứng minh cái đúng, sai; từ đó tự ngộ ra mà điều chỉnh: đó là chi tiết thể hiện tấm lòng rất mực bao dung, nhân hậu của nhân dân muốn hóa giải nỗi oan tình cho Mị Châu...Ví dụ trên chỉ minh họa cho sự tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh của HS ở một chi tiết trong tác phẩm. Kĩ năng này HS còn thực hiện với toàn tác phẩm để hoàn thiện sản phẩm tự học của mình.

Kết luận chƣơng 2

Các biện pháp hình thành kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT được thực hiện dựa trên chu trình tự học căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thơng, vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, đặc điểm tâm lí nhận thức lứa tuổi và đặc biệt căn cứ vào tình hình thực tế rèn kĩ năng tự học mơn Văn trong đó có tự học truyện dân gian hiện nay.

Những biện pháp đề xuất đã hướng tới việc hình thành những kĩ năng tự học cụ thể cho HS trong quá trình tự học có hướng dẫn truyện dân gian thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10.

Từng kĩ năng tự học truyện dân gian được hình thành trong suốt chu trình tự học của HS làm cho các kĩ năng tự học trở nên ổn định và trở thành thói quen ở HS. Những kĩ năng tự học này trong một chừng mực nhất định không chỉ giúp HS chiếm lĩnh các tác phẩm truyện dân gian mà còn tạo cơ sở cho HS chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 81 - 85)