Nhóm biện pháp rèn kĩ năng xử lí thơng tin trong tự học truyện dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 69 - 76)

1.2.1 .Chương trình VHDG lớp 10

2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT

2.3.2. Nhóm biện pháp rèn kĩ năng xử lí thơng tin trong tự học truyện dân gian

gian cho HS THPT

2.3.2.1. Cơ sở của nhóm biện pháp

Để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học, người học không chỉ thu thập thông tin mà phải dựa trên kết quả của q trình thu thập thơng tin đó so sánh, đối chiếu, phân tích, lí giải, tổng hợp...Đây là hoạt động rất quan trọng trong q trình tự học của người học. Nó địi hỏi khả năng tư duy cùng sự thành thạo trong thao tác của người học để chiếm lĩnh thông tin, góp phần giải quyết vấn đề.

Trong tự học truyện dân gian, đây là quá trình người học đem các thông tin thu thập về truyện dân gian cần tìm hiểu so sánh, đối chiếu, phân tích, lí giải; xem xét một cách tồn diện, thấu đáo, có hệ thống các thơng tin đó để giải quyết vấn đề. Các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, lí giải…này nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ giúp HS hình thành kĩ năng quan trọng: kĩ năng xử lí thơng tin khi tự học truyện dân gian.

2.3.2.2. Nội dung chính của nhóm biện pháp

Đề xuất các biện pháp nhằm hình thành kĩ năng xử lí thơng tin cho HS khi tự học các tác phẩm truyện dân gian.

2.3.2.3. Cách thức thực hiện nhóm biện pháp

Tổ chức các hoạt động dạy học rèn kĩ năng xử lí thơng tin trong tự học truyện dân gian cho HS THPT qua những biện pháp cụ thể.

Biện pháp 1: Đối chiếu, so sánh các bản kể đã tìm kiếm với bản kể trong SGK

Như chúng tơi đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, tìm hiểu tác phẩm VHDG nói chung, truyện dân gian nói riêng người học chủ yếu dựa trên văn bản ngôn từ của tác phẩm. Bản kể trong SGK là bản kể đã được chọn lọc thậm chí điều chỉnh cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của HS và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Bởi thế, dạy và học tác phẩm truyện dân gian trong chương trình, GV và HS lấy văn bản trong SGK là văn bản ngơn từ chính để tìm hiểu tác phẩm. Nhưng do đặc trưng của VHDG, truyện dân gian khơng chỉ có duy nhất một bản kể.

Trong q trình thu thập thơng tin, HS đã khơng chỉ được tiếp cận với bản kể truyện dân gian trong SGK mà còn tiếp cận với nhiều bản kể khác có cùng típ, mơtip hoặc những bản khác nhau của một tác phẩm (dị bản). Và nhiệm vụ của người học là phải đối chiếu, so sánh các bản kể đó để hiểu rõ hơn, kĩ hơn, sâu hơn văn bản; mặt khác cũng để nhận ra những dấu ấn lịch sử và dấu ấn địa phương của tác phẩm.

Để đối chiếu, so sánh các bản kể đã tìm kiếm với bản kể trong SGK HS cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các bản kể.

Giữa các bản kể của truyện dân gian đã sưu tầm bao giờ cũng có những điểm tương đồng và khác biệt. Sau khi đã thu nhận thông tin từ việc đọc văn bản, HS đối chiếu giữa các bản kể để tìm ra điểm giống nhau; đặc biệt tìm ra các điểm khác biệt giữa các bản kể. Điểm khác biệt này trong các bản kể truyện dân gian có thể là địa điểm, thời gian; có thể là tình tiết truyện, tên nhân vật...Khi đối chiếu giữa các bản kể, HS dễ dàng nhận ra các điểm tương đồng và khác biệt.

Bước 2: Nêu ý nghĩa của các điểm tương đồng và khác biệt giữa các bản kể và tìm cách lí giải.

Từ chỗ tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các bản kể, HS sử dụng thao tác phân tích, cắt nghĩa để tìm ra ý nghĩa của các điểm tương đồng, đặc biệt là điểm khác biệt đó.

Ví dụ: khi dạy học truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV yêu cầu HS đối chiếu, so sánh bản kể trong SGK và bản kể truyền

thuyết vùng Cổ Loa về cái chết của Trọng Thủy. HS so sánh sẽ nhận ra sự khác biệt rất lớn giữa hai dị bản này là: theo bản kể truyền thuyết vùng Cổ Loa thì Trọng Thủy chết là do oan hồn của Mị Châu kéo xuống và dìm chết; cịn bản kể SGK thì để Trọng Thủy tự nhảy xuống giếng. do nỗi giày vị, ân hận. HS sẽ tìm cách lí giải ý nghĩa của sự khác biệt này: bản kể truyền thuyết vùng Cổ Loa thể hiện niềm căm thù oán hận của Mị Châu và nhân dân Cổ Loa với tên giặc vô cùng nham hiểm này; bản kể SGK lại lí giải cái chết của Trọng Thủy do nỗi giày vị, ân hận của chính nhân vật. Hay như giảng dạy truyện cổ tích Tấm Cám,

người biên soạn SGK đã chọn bản kể của Chu Xuân Diên và Lê Chí Quế là bản kể khơng có đoạn kết như những bản kể truyện Tấm Cám hiện hành: Tấm giết Cám, làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ, ngày ngày mụ ăn mắm tấm tắc khen ngon, đến khi ăn hết nhìn thấy đầu lâu con gái, mụ ức quá lăn ra chết. HS cũng cần so sánh, đối chiếu hai bản kể này để tìm ra cái lí của dân gian và tìm ra cái lí của người biên soạn SGK khi chọn bản kể khơng có đoạn kết đó.

Biện pháp 2: Tìm hiểu các sự việc, tình tiết chính làm nên cốt truyện Cốt truyện là một trong những yếu tố cốt lõi của tác phẩm tự sự. Với các tác phẩm truyện dân gian, cốt truyện lại càng quan trọng bởi các tác giả dân gian khi xây dựng truyện đã rất chú tâm vào việc tạo dựng cốt truyện. Cốt truyện của truyện dân gian khá bền vững và có kết cấu tương đối ổn định ở một số thể loại như: cốt truyện của truyền thuyết thường có kết cấu ba phần: Hồn cảnh xuất

hiện và thân thế của nhân vật chính – Cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật chính – Đoạn kết cuộc đời của nhân vật chính. Cốt truyện của sử thi anh hùng xoay quanh cuộc đời và những chiến công của người anh hùng. Cốt truyện cổ tích là sự xen cài của một loạt những mơ-típ theo một hệ thống nhất định với ba kiểu kết cấu: kết cấu một trục thẳng, kết cấu ba chặng tăng cấp, kết cấu đồng quy.

Cốt truyện của tác phẩm thể hiện qua các sự việc chính, tình tiết chính, nhân vật chính...Để nắm được tác phẩm, HS phải tìm hiểu các sự việc, tình tiết chính tạo nên cốt truyện, sơ đồ diễn biến câu chuyện. GV hướng dẫn HS thực hành qua các thao tác sau :

Bước 1: Tóm lược nội dung cốt truyện

HS tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ diễn biến chính của câu chuyện. Nắm được cốt truyện sẽ là cơ sở để người học tìm ra các sự việc, tình tiết chính làm nên cốt truyện.

Bước 2: Tìm các sự việc, tình tiết chính làm nên cốt truyện

Một tác phẩm truyện dân gian có thể kể về nhiều sự việc, trong mỗi sự việc lại kể qua nhiều tình tiết khác nhau. Bởi vậy trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện HS trước hết phải nắm được cốt truyện; từ cốt truyện tìm ra các sự việc chính, tiêu biểu; từ các sự việc chính, người học tìm ra các tình tiết chính làm nên cốt truyện.

Bước 3: Phân tích, nêu ý nghĩa của các sự việc, tình tiết chính

Tìm ra các sự việc, tình tiết chính làm nên cốt truyện chưa đủ, người học cịn huy động tất cả các thơng tin mới thu thập được, kết hợp với những kiến thức đã biết để phân tích, lí giải các sự việc, tình tiết chính đó. Sự phân tích lí giải này phải ln đặt trong mối quan hệ với tác phẩm, với thể loại và với môi

trường dân gian quen thuộc của truyện. Sau khi chia thành nhiều khía cạnh để tìm hiểu, người học tổng hợp lại để rút ra ý nghĩa của các sự việc, tình tiết chính.

Bước 4: Đánh giá sự việc, tình tiết chính

Việc đánh giá sự việc, tình tiết chính trong truyện dựa trên kết quả của bước 2 ở trên. Người học đánh giá ở các mặt sau: vai trị của sự việc, tình tiết trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển, thể hiện tính cách và số phận của nhân vật, thể hiện thái độ, cách đánh giá của dân gian...

Ví dụ: Trong q trình thu thập thơng tin để tìm hiểu đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây (sử thi Đăm Săn), HS đã nắm được nội dung đoạn trích cũng như đặt đoạn trích trong chỉnh thể là sử thi Đăm Săn. Lúc này, HS sẽ phải tóm lược thơng tin về đoạn trích bằng cách sơ đồ hóa diễn biến chính của câu chuyện được kể: Đăm Săn thách đấu và giao chiến thắng lợi với Mtao Mxây -> Đăm Săn thu phục dân làng Mtao Mxây đi theo mình -> Đăm Săn làm lễ cúng thần và ăn mừng chiến thắng. Mỗi sự việc lại có những tình tiết chính. Chẳng hạn về cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, HS phải tìm hiểu kĩ tình tiết Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây thách đấu: Nguyên nhân của hành động này là gì? Tại sao lại như vậy? Có lí giải được điều này HS mới lí giải được những chi tiết quan trọng tiếp theo: tôi tớ của Mtao Mxây đã nhất tề đi theo Đăm Săn và lễ ăn mừng chiến thắng ở cuối đoạn trích.

Giải mã các tình tiết chính trong mỗi câu chuyện dân gian sẽ là cơ sở để người học khám phá tác phẩm.

Biện pháp 3: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm truyện dân gian

Trong một tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trị rất quan trọng, là linh hồn của tác phẩm. Nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian khác với nhân vật

trong tác phẩm VH viết. Nhân vật của truyện dân gian thường có số lượng ít, đơn giản, chủ yếu là nhân vật chức năng. Tuyệt đại đa số nhân vật của truyện dân gian đều nằm trong cốt truyện và tồn tại chủ yếu bằng cốt truyện. Việc hiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian giúp HS nắm chắc kĩ năng phân tích nhân vật truyện dân gian đồng thời thấy được rõ nét vai trò của nhân vật trong sự phát triển của cốt truyện ở từng thể loại cụ thể.

Tìm hiểu nhân vật truyện dân gian, HS cần huy động và xử lí thơng tin theo các bước sau:

Bước 1: Đặt nhân vật trong hệ thống cốt truyện

Như trên chúng tôi đã trình bày: Tuyệt đại đa số nhân vật của truyện dân gian đều nằm trong cốt truyện và tồn tại chủ yếu bằng cốt truyện nên để tìm hiểu nhân vật truyện dân gian, người học đặt nhân vật trong hệ thống cốt truyện.

Bước 2: Phân tích nhân vật

Vận dụng kĩ năng phân tích nhân vật chung trong tác phẩm tự sự như: tìm hiểu ngoại hình, tính cách, lời nói, hành động, mối quan hệ với nhân vật khác, với môi trường xung quanh hoặc tìm hiểu nhân vật theo các chặng đời...Tuy nhiên nhân vật truyện dân gian có một số đặc điểm rất khác với nhân vật văn học viết như: chủ yếu là nhân vật chức năng, tính cách khá đơn giản chủ yếu thể hiện qua những biểu hiện bên ngoài...cho nên người học phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm đó để phân tích nhân vật truyện dân gian.

Bước 3: Đánh giá nhân vật

HS chủ yếu đánh giá vai trò, chức năng của nhân vật trong sự phát triển của cốt truyện và thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Ví dụ: Ở thể loại truyền thuyết, nhân vật chính thường là những nhân vật lịch sử đã được lí tưởng hóa qua lăng kính chủ quan của nhân dân. Qua tác phẩm, nhân dân thể hiện thái độ, cách đánh giá của mình với các nhân vật lịch sử đó. Cho nên, tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy HS phải dùng kiến thức về thi pháp thể loại truyền thuyết để phân tích nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy; tìm ra và lí giải được thái độ của nhân dân với công và tội của An Dương Vương,với lỗi lầm của Mị Châu...Tìm hiểu nhân vật trong đoạn trích Lời tiễn dặn (truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu) HS lại phải đi sâu phân tích tâm trạng, nỗi niềm, nghĩ suy của nhân vật. Tâm trạng của nhân vật khi được thể hiện gián tiếp qua hành động, cử chỉ, lời nói; khi được thể hiện trực tiếp. Bám sát vào văn bản ngôn từ cùng với những yếu tố ngoài văn bản đã thu thập được, HS sẽ phân tích, cắt nghĩa, đánh giá đúng về nhân vật trong tác phẩm truyện dân gian.

Biện pháp 4: Hướng dẫn HS tìm ra ý nghĩa nhân sinh, bài học mà người xưa gửi gắm qua tác phẩm.

Thông tin mà HS cần xử lí ở đây nghiêng nhiều về tổng hợp, đánh giá để rút ra ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm. Các tác phẩm truyện dân gian bao giờ cũng chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc. Những bài học đó dù đã trải qua rất nhiều những thăng trầm, biến đổi của thời gian vẫn cịn ngun giá trị. Tìm hiểu tác phẩm truyện dân gian, HS không thể không tiếp cận với tầng tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Để tìm ra ý nghĩa nhân sinh, những bài học cuộc sống thấm thía mà người xưa gửi gắm qua tác phẩm, GV hướng dẫn HS thực hành các thao tác sau :

Bước 1: Hệ thống hóa các thơng tin

Người học tập hợp, hệ thống hóa tất cả các thơng tin đã thu thập và xử lí được về cốt truyện, nhân vật, kết cấu, lời kể...cùng các yếu tố ngoài văn bản khác của câu chuyện.

Bước 2: Khái qt hóa các thơng tin

Để rút ra tư tưởng thẩm mĩ, ý vị nhân sinh mà hầu hết các tác phẩm truyện dân gian đều chứa đựng, HS khái qt hóa các thơng tin đã hệ thống.

Mỗi một tác phẩm, bao giờ tác giả dân gian cũng gửi vào trong đó những bài học cuộc sống mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Có khi là bài học đắt giá về vấn đề dựng nước và giữ nước, bài học về mối quan hệ quốc gia dân tộc với gia đình cá nhân như trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; có khi là bài học về sự thống nhất giữa quyền lợi của người anh hùng với quyền lợi của cộng đồng (sử thi Đăm Săn). Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Chử Đồng Tử là bài học về cách xử thế ở đời: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo...Truyện cười mang đến những bài học thực tế hơn được rút ra trong chính những vấn đề, những mối quan hệ nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của con người như: không nên giấu dốt (Tam đại con gà), không nên hối lộ quan tham kẻo tiền mất tật mang như trong Nhưng nó phải bằng hai mày. Những bài học này HS rút ra được từ thao tác hệ thống hóa và khái qt hóa các thơng tin đã biết để xử lí. Từ những bài học cuộc sống rút ra được qua tác phẩm truyện DG sẽ giúp HS “lớn lên”, trưởng thành hơn về nhận thức, tình cảm, nghĩ suy để từ đó nhân cách các em được hoàn thiện dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)