2.3. Tổng quan về xuất khẩu hạt điều Việt Nam
2.3.3. Thị trường xuất khẩu
Hiện tại có 101 quốc gia nhập khẩu hạt điều của Việt Nam. Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc vẫn là ba thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2019
Hạt điều của Việt Nam trong năm 2019 xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, chiếm 31,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 147,322 tấn, tương đương 1,03 tỷ USD, tăng 11,1% về lượng nhưng giảm 15,1% về kim ngạch so với năm 2018.
Thứ 2 là thị trường EU, chiếm 23,1% trong tổng kim ngạch cả nước. Xuất khẩu sang EU đạt 104,818 tấn, tương đương 762,51 triệu USD, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 6,9% về kim ngạch.
Tiếp đến thị trường Trung Quốc chiếm 18,0% trong tổng kim ngạch, đạt trị giá 590,42 triệu USD, tăng 30,4% về kim ngạch.
Nhìn chung trong năm 2019, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường tăng về khối lượng nhưng giá giảm ở tất cả các thị trường nên kim ngạch xuất khẩu cũng sụt giảm ở đa số các thị trường.
Năm 2020
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020. Xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường chính như Hoa Kỳ, Australia, EU và Canada có xu hướng tăng trưởng. Ngược lại, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc, Đức, Thái Lan, Bỉ, Tây Ban Nha có sự giảm sút so với năm 2019.
36 Năm 2021
Cùng với thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu, tranh thủ cơ hội thị trường, năm 2021, xuất khẩu điều của Việt Nam đã khai thác, thâm nhập vào thị trường mới, thị trường ngách để thúc đẩy xuất khẩu như Đức, Đài Loan.
Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu nhân điều lớn nhất của Việt Nam, khoảng 176,4 nghìn tấn, chiếm 30,4% tổng xuất khẩu điều của Việt Nam.
Tiếp đó là châu Âu, chiếm khoảng 24%, Trung Quốc khoảng 14,6%, Đức chiếm 12%, Đài Loan khoảng 6%.
Châu Âu là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam. Chỉ tính riêng 27 nước thành viên EU và Anh đã đóng góp gần 24% thị phần tồn ngành điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2021. Hà Lan là thị trường trong EU nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, thị phần xấp xỉ gần 60%. Đức đứng thứ 2 với 47% thị phần. Anh chiếm 40,6%, Pháp 48%, Tây Ban Nha 37,5%.