Đánh giá hiệu quả xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 72)

2.4. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Châu Âu

2.4.4. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường

Châu Âu giai đoạn 2019 – 2021

2.4.4.1. Tiêu chí định tính

Khả năng xâm nhập và phát triển thị trường

Ngay khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EVFTA được ký kết và chính thức có hiệu lực ngày 8/1/2021, thuế suất đối với hạt điều nhân và sản phẩm chế biến từ hạt điều NK vào EU từ Việt Nam đã giảm về 0%.

Đây là dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho DN điều Việt Nam bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam

54

dao động 7 - 12%. Việc giảm thuế quan này giúp cho doanh nghiệp điều Việt Nam có thêm động lực để mở rộng thị trường, xâm nhập sang nhiều quốc gia Châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu.

Hiện nay, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại các quốc gia Đơng Âu như: Nga, Ba Lan, Ukraine,… Trước đó hạt điều Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các nước Tây Âu: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ,… Trong đó ngành hạt điều đã khai thác tốt thị trường Hà Lan và Đức.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hà Lan sau một năm thực thi EVFTA đạt 62,2 nghìn tấn, trị giá 378,37 triệu USD, tăng 16,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về trị giá so với thời điểm trước EVFTA. Tương tự như Hà Lan, thị trường Đức cũng đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào EU. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức sau một năm thực thi EVFTA đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn, trị giá 122,51 triệu USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với cùng giai đoạn trước đó.

Đức và Hà Lan hiện đang là trung tâm giao dịch quan trọng cho hạt điều Việt Nam vì các nhà giao dịch khơng chỉ nhập khẩu để phục vụ nhu cầu của các quốc gia này mà còn nhập khẩu để tái xuất khẩu cho các thị trường khác của EU. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thị phần hạt điều của Việt Nam ở tổng nhập khẩu của Đức đã tăng từ 60,77% trong 2 tháng đầu năm 2021 lên 70,83% trong 2 tháng đầu năm 2022.

Xuất khẩu điều Việt Nam cũng chứng kiến sự chuyển dịch khá thành công khi tăng mạnh xuất khẩu vào các thị trường thành viên EU khác. Đáng chú ý nhất là xuất khẩu sang thị trường Phần Lan khi đạt tăng trưởng đặc biệt ấn tượng kể từ khi EVFTA có hiệu lực, với mức tăng 1.731,4% về lượng và tăng 1.840,4% về trị giá so với trước EVFTA, đạt 3,78 nghìn tấn, trị giá 27,69 triệu USD.

Rõ ràng là ngoài việc tập trung xuất khẩu vào những thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, với lợi thế từ EVFTA các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác khá tốt các thị trường ngách EU điển hình như Phần Lan, Ba Lan. Năm 2020, Việt Nam có 18 doanh nghiệp uy tín về xuất khẩu điều sang thị trường Châu Âu.

Theo Vinacas thị phần của hạt điều của Việt Nam ở các nước châu Âu hiện từ 40 - 60% và hồn tồn có thể tăng lên 60 - 80% trong tương lai gần. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm rất tốt trong việc khai thác thị trường Châu Âu.

55  Kết quả về mặt xã hội

Xuất khẩu nơng sản nói chung và xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu nói riêng ngày càng tăng đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù dưới tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng GDP của nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng dương.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều ngày càng mở rộng, tạo việc làm cho người lao động. Theo Vinacas, Việt Nam hiện nay có gần 400 công ty xuất khẩu hạt điều, khoảng 500 nhà máy chế biến điều và hơn 3.000 cơ sở, DN nhỏ lẻ chế biến điều, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Chế biến điều thô tư nhân cũng làm tăng thu nhập cho người lao động, lị chẻ hạt điều của các hộ gia đình trồng điều là việc làm của khơng ít người dân khi rảnh rỗi, trung bình một lị chẻ hạt điều có thể tạo việc làm ổn đinh cho 20 lao động, tạo thêm thu nhập trung bình từ 800.000 đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng.

2.4.4.2. Chỉ tiêu định lượng

Ở đây dưới góc độ tổng quan về hiệu quả xuất khẩu hạt điều trên cả nước, ta sẽ xét theo 2 chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu hiệu quả của xuất khẩu.

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC

Bảng 2.11: Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2019 - 2021

Đvt: Triệu USD

Năm Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu - Theo giá

ngoại tệ (TR)

Chi phí cho hoạt động xuất khẩu

(TC)

Lợi nhuận xuất khẩu: (Doanh thu từ hoạt động

xuất khẩu – Chi phí cho hoạt động xuất khẩu)

2019 777,95 663,48 114,47

2020 783,45 629,37 154,08

2021 810,16 828,44 -18,28

56

Nhận xét:

Hoạt động xuất khẩu điều mang lại lợi nhuận xuất khẩu trong năm 2019, 2020. Lợi nhuận xuất khẩu đạt lần lượt là 114,47 triệu USD năm 2019 và 154,08 triệu USD năm 2020, tăng 39,61 triệu USD so với năm 2019.

Tuy nhiên, năm 2021 hoạt động xuất khẩu điều sang thị trường Châu Âu không mang lại lợi nhuận về cho nước ta, thậm chí lợi nhuận xuất khẩu ở mức âm 18,28 triệu USD.

Trong thời gian dãn cách xã hội năm 2021 để ứng phó với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp gia tăng chi phí vào nguồn lực lao động hoạt động sản xuất "3 tại chỗ" cộng với những phát sinh chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng thiếu container, vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu chính là giá vận chuyển, logictics biến động mạnh, tăng hơn 10 lần so với năm 2020 khiến lợi nhuận của ngành điều phải san sẻ vào phân đoạn này lúc giao hàng, dẫn tới lợi nhuận ở mức âm.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu

𝐩 = 𝐏

𝐓𝐑𝐱𝟏𝟎𝟎%

Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2019 - 2021

Năm Tổng doanh thu từ hoạt động xuất

khẩu (TR) (Đvt: Triệu USD)

Lợi nhuận xuất khẩu (P)

(Đvt: Triệu USD)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (p) = 𝐏 𝐓𝐑 x100 2019 777,95 114,47 14,7 2020 783,45 154,08 19,6 2021 810,16 -18,28 -2,25

57

Nhận xét:

Nhìn chung, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Châu Âu vẫn đem lại kết quả tích cực về doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận và hiệu quả xuất khẩu có nhiều biến động.

Năm 2019

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu điều sang Châu Âu năm 2019 là 14,7 > 1 => Đạt hiệu quả xuất khẩu.

Năm 2020

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu điều sang Châu Âu năm 2020 là 19,6 > 1 => Đạt hiệu quả xuất khẩu.

Năm 2020 hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam sang Châu Âu đem lại lợi nhuận cao vì thuế suất đối với các sản phẩm chế biến từ hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Mức giảm này đánh dấu một cột mốc quan trọng vì trước khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động từ 7-12%. Việc EVFTA đi vào thực thi đã mang lại nhiều cơ hội to lớn cho ngành điều. Hà Lan là quốc gia nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong thị trường EU, chiếm 15,% thị phần xuất khẩu điều của Việt Nam.

Dù EVFTA tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm hạt điều sang EU thông qua việc dỡ bỏ rào cản thuế quan, tuy nhiên để được hưởng ưu đãi về thuế suất, sản phẩm điều của Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Trong khi đó ngành điều Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, chiếm 63% nhu cầu chế biến. Chính vì vậy mà lợi nhuận đem lại từ hoạt động xuất khẩu hạt điều chưa cao.

Hiện nay, EU có quy định tương đối chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi xem cơng đoạn gia cơng, bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn. Do đó, muốn xuất khẩu được hưởng lợi về thuế quan, đòi hỏi ngành điều nhân của Việt Nam phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước

Kể cả với lợi thế từ EVFTA, hiện nay các mặt hàng nơng sản, trong đó có hạt điều vẫn gặp khó trong việc tiếp cận thị trường EU do chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao của EU đặt ra từ các quy định SPS, TBT, tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, đến các vấn đề môi trường, xã hội, phát triển bền vững,… Các quy định của EU cũng liên tục được rà soát, điều chỉnh thường xuyên khiến các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp khơng kịp nắm bắt, thích ứng. Trong khi đó, EU đang có xu

58

hướng gia tăng áp dụng các biện pháp phi thuế quan, cơng cụ phịng vệ thương mại và hàng rào bảo hộ mới. Xu hướng củng cố chuỗi cung ứng trong nội khối EU cũng tạo ra sức ép cạnh tranh về thương mại và đầu tư đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó, về bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia thương mại quốc tế còn hạn chế, đồng thời chưa thực sự chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại. Một thực trạng nữa là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chủ động tìm hiểu về thị trường và các ưu đãi FTA. Theo khảo sát gần đây của VCCI, có tới 45% doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa biết đến cam kết thuế quan liên quan đến ngành hàng của mình.

Ngồi ra, tình hình dịch bệnh với diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thương, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lực của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các khâu đổi mới công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất lao động. Ngồi ra, khó khăn trong hoạt động logistics như khó thuê container, giá cước vận tải tăng cao kỷ lục sẽ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam nói riêng sang thị trường EU.

Năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu điều sang Châu Âu năm 2021 là -2,25 < 1 => Không đạt hiệu quả xuất khẩu.

Xuất khẩu hạt điều sang EU tăng 6,8%, nhưng tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 28,51% năm 2020 xuống 26,92% năm 2021.

Theo Văn phòng Thống kê Châu Âu (EUROSTAT), nhập khẩu hạt điều của EU vào năm 2021 đạt 216,26 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ EUR (1,43 tỷ USD), tăng khối lượng 5,5% nhưng giảm giá trị 1,6% so với năm 2020. Đáng chú ý, thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng số nhập khẩu của EU chiếm 54,02% vào năm 2021.

Ba thị trường nhập khẩu hạt điều Việt Nam lớn nhất ở EU là Hà Lan, Đức và Pháp. Vào năm 2021, Hà Lan đã nhập khẩu 63,1 nghìn tấn hạt điều, trị giá 376,63 triệu EUR (tương đương với 413,92 triệu USD), tăng 7,6% về khối lượng và 3,6% so với năm 2020. Đức nhập khẩu 59,2 nghìn tấn hạt điều, trị giá 359,7 triệu EUR (tương đương 395,3 triệu đô la Mỹ), giảm 9,7% khối lượng và 16,6% so với năm 2020. Pháp nhập khẩu khoảng 17,000 tấn hạt điều, trị giá 112,65 triệu EUR (tương đương đến 123,8 triệu USD), tăng 16,3% về khối lượng và giá trị 6,8% so với năm 2020.

59

Ở thị trường Đông Âu, do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, chẳng hạn như nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do thương mại leo thang và căng thẳng địa chính trị. Tỷ lệ vận chuyển hàng hóa cao cũng tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Đây cũng là hạn chế khiến cho hiệu quả xuất khẩu hạt điều của nước ta bị giảm mạnh.

 Mặc dù tăng trưởng liên tục tăng cả về khối và giá trị xuất khẩu. Tuy

nhiên, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Châu Âu mang lại hiệu quả chưa cao, thậm chí thu về lợi nhuận âm trong năm 2021. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam hiện vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường lớn, cửa ngõ EU như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, thị trường ngách trong khu vực. Lượng và trị giá hạt điều xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng vẫn ở mức thấp, mặc dù ghi nhận tốc độ xuất khẩu tăng khả quan nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng kim ngạch chung toàn ngành. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu điều nhân sơ chế, sản phẩm qua chế biến sâu chiếm tỉ lệ thấp nên giá trị gia tăng chưa cao, lợi nhuận bị chia sẻ qua nhiều khâu trung gian. Các sản phẩm điều Việt Nam hiện mới đang bước đầu tiếp cận được trực tiếp một số hệ thống phân phối ở các nước EU.

Nguyên nhân

Thứ nhất, do giai đoạn 2019 - 2021 đại dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng,

kéo dài và lan rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát gia tăng.

Thứ hai, hiện tượng khan hiếm hàng hóa đã đẩy giá ngun liệu thơ tăng cao, đây là ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu điều Việt Nam vì sản lượng điều thô trong nước không thể đáp ứng xuất khẩu mà cần nhập khẩu thêm từ các quốc gia khác. Lo ngại về khan hiếm nguồn cung nên nhiều doanh nghiệp Việt vẫn mua vào với khối lượng lớn, gây rối loạn thị trường. Kết quả là đến khi doanh nghiệp chế biến xong, giá điều nhân giảm thấp nhưng vẫn phải bán ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hiệu quả xuất khẩu bị suy giảm.

Thứ ba, ở thị trường Châu Âu, hạt điều Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 trong thị

phần, nhưng giá trị gia tăng hiện vẫn ở mức thấp. Hiện nay, Việt Nam chiếm tỷ trọng rất ít trong chuỗi giá trị điều thế giới (18%), trong khi những phân khúc có giá trị cao trong thị trường Châu Âu như chế biến thành phẩm, phân phối,… ước tính chiếm tới 60% giá thành thì chưa phải lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam. Việc chế biến phục vụ cho xuất khẩu nhân điều gặp nhiều khó khăn vì thiếu ngun liệu sản xuất và gặp phải nhiều chính sách hạn chế từ các thị trường Châu Âu, đầu năm 2020, tại Long An

60

đã có 12/33 doanh nghiệp chế biến hạt điều đóng cửa sản xuất. Ở Bình Phước, số nhà máy chế biến hạt điều ngừng hoạt động lên tới 70% - 80%. Ở một số địa phương khác, hàng loạt nhà máy chế biến hạt điều cũng rơi vào tình cảnh tương tự do thiếu nguyên liệu sản xuất.

Thứ tư, vùng trồng điều hữu cơ cịn ít, trong khi thị trường điều hữu cơ, organic

chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng của EU và Anh quốc. Ngành điều có trên 3.000 cơ sở chế biến nhưng số lượng các nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường EU còn thấp,…

Thứ năm, các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các

tiêu chuẩn về kỹ thuật. Việt Nam đang nhập khẩu khối lượng rất lớn điều thơ từ bên ngồi. Tuy nhiên, chất lượng điều nhập khẩu rất khó được kiểm soát chặt chẽ làm ảnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)