Giải pháp từ phía doanh nghiệp, người trồng điều

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 84)

3.3.2.1. Đối với người trồng điều

Giống cây

Nông dân trồng điều nên thử nghiệm lai tạo các giống điều mới bằng phương pháp ghép gốc ghép non trong sản xuất thay bằng thế cho phương pháp chiết cành cũ để tạo ra giống mới năng suất và khỏe mạnh hơn.

Phương pháp ghép với gốc ghép non 1 - 2 tháng tuổi có ưu điểm hơn nhiều so với phương pháp chiết cành, phương pháp này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây mẹ. Khơng những thế nó cịn bảo đảm được sức sống như trồng điều từ hạt có rễ cọc khoẻ, chống đổ cho cây khi có gió to, bão lớn, lấy nước, dinh dưỡng tốt trong những điều kiện khô hạn. Phương pháp này tạo ra những giống điều ghép vừa có sức sống khoẻ, vừa giữ được các đặc tính, đặc điểm của cây mẹ mà ta mong muốn. Ngồi ra, khi trồng điều nơng dân cần chọn lọc các giống điều đạt những tiêu chuẩn cơ bản sau:

 Năng suất cao và ổn định (1,5 - 2 tấn/ha).

 Tỷ lệ nhân lớn hơn 28%.

 Kích cỡ hạt ít hơn 170 hạt/kg.

 Số trái/chùm từ 5-10 trái.

 Tỷ lệ chồi ra hoa lớn hơn 75%, cây sinh trưởng khỏe, phát tán đều và ít sâu

bệnh.

Chăm sóc

Để điều đạt được sản lượng hiệu quả, giảm thiểu tối đa sâu bệnh cho cây và nhân điều, nông dân cần phải đảm bảo được các điều kiện chăm sóc kỹ lưỡng:

 Đảm bảo các điều kiện về ngoại cảnh

 Ánh sáng: Cây phải đảm bảo bảo ánh sáng đầy đủ mới mang lại năng suất cao,

trung bình cần 2000 giờ nắng/ năm.

 Nhiệt độ: Điều rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và sương giá. Điều có khả năng

sinh trưởng trong phạm vi giới hạn nhiệt độ khá rộng nhưng chỉ sinh trưởng,

phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 24-280C vì vậy nơng dân trồng điều

70

 Lượng mưa: Từ 1.000-2.000 mm/năm là lượng mưa thích hợp nhất để cây điều

phát triển. Nông dân cần linh động cung cấp nước tưới cho cây điều dựa theo tình hình khơ hạn.

 Đất đai: Cây điều chỉ sinh trưởng và cho năng suất cao ở những vùng có tầng

đất sâu, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Cây phát triển tốt trên đất sét pha cát khơng có tầng đất cái, với mực nước ngầm ở độ sâu từ 3-6m. Cây điều cũng có thể phát triển tốt trên đất cát pha, đất đỏ vì đặc tính thốt nước tốt, mặc dù loại đất này có độ màu mỡ không cao. Không nên trồng điều trên các loại đất sét nặng, bí chặt, đất feralit vùng đồi có tầng đá nổi hoặc tầng sỏi kết gần trên mặt đất cát rời rạc có tầng nước ngầm ở quá sâu.

 Phân bón

 Điều trồng mới: Trước khi trồng ít nhất từ 20-25 ngày trộn phân lớp đất mặt

với 2-3 kg/hố phân bón hữu cơ Ngựa Vàng Rainbow, sau khi trộn đều kéo xuống lòng hố

 Điều kiến thiết cơ bản (1-3 năm): Bón Phân hữu cơ Ngựa Vàng Rainbow 2-3

kg/cây/năm. Bón phân NPK cho cây điều chia thành 3-4 đợt/năm có thể sử dụng các loại phân NPK 16-16-8+TE, 20-20-15+TE… mỗi đợt bón với lượng từ 0,5-1 kg/cây. Bón phân khi đất đủ ẩm hoặc kết hợp với tưới nước. Cuốc hố sâu 0 – 20 cm xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán lá, bón phân và lấp đất lại.

 Điều kinh doanh: Sau khi thu hoạch sử dụng phân bón NPK 16-16-8+TE, 20-

20-15+TE…lượng bón từ 1-2kg/cây. Thời ký ni trái sử dụng phân bón NPK 17-7-19sm; 18-8-20+TE… lượng bón 1-2 kg/cây, bón 2-3 đợt/vụ ni trái. Bón phân khi đất đủ ẩm hoặc kết hợp với tưới nước. Cuốc hố sâu 0 – 20 cm xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán lá, bón phân và lấp đất lại.

 Cắt tỉa cành

Khi cây cao khoảng 0,8-1m, nông dân trông điều cần tiến hành hãm ngọn, ni 3-5 cành chính mọc lên từ thân, tạo tán phát triển cân đối về các hướng, sau đó hàng năm sau vụ thu hoạch cắt tỉa cành sâu bệnh, cành khô, chồi vượt sát thân, cành hết khả năng mang trái để đảm bảo điều phát triển tốt, khơng có sâu bệnh.

Thu hoạch, bảo quản

Việc thu hoạch, bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá trị các sản phẩm hạt và trái. Vì vậy địi hỏi nơng dân phải thu hái đúng kỹ thuật, kịp thời và bảo quản tốt nhằm duy trì tối đa chất lượng sản vốn có của sản phẩm.

71

 Đối với hạt điều thô nguyên vỏ

Sau khi thu hoạch, hạt điều thô tươi cần phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ngay lập tức, quá trình phơi phải liên tục và đảo thường xuyên để tạo sự đồng đều cho các hạt, đến khi độ ẩm của hạt (trong lớp vỏ cứng) cịn từ 8 đến 10% thì mới đạt yêu cầu. Nhân điều cũng như hạt điều thô đều phải được bảo quản trong điều kiện môi trường kho khô ráo (độ ẩm tương đối dưới 65%), nhiệt độ mát (dưới 10 độ C), độ thơng thống tốt và ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

 Đối với nhân hạt điều

Nông dân phải đảm bảo duy trì độ ẩm hạt điều ở mức 5% hoặc thấp hơn, tuyệt đối tránh xa các nguồn gây mùi mạnh. Điều kiện bảo quản phải đảm bảo tốt để bảo vệ sản phẩm khỏi côn trùng và sâu bọ gây hại.

Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp lưu trữ bằng hóa chất (như khí methyl bromide). Ln ln tránh lưu trữ sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường cũng một kho.

3.3.2.2. Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất, chế biến sâu

Đồng bộ khoa học công nghệ trong canh tác tiên tiến, tăng cường hướng dẫn nông dân ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực: Sản xuất giống, công nghệ sản xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra, lập các thiết kế mẫu, hướng dẫn nông dân kỹ thuật và xây dựng vùng chuyên canh đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các điều kiện tự nhiên của từng khu vực việc đồng bộ hóa dây chuyền cơng nghệ trong sản xuất và chế biến điều có thể làm tăng năng suất điều lên 30 – 40%.

Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến sâu với công nghệ tiên tiến. Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và áp dụng tiêu chuẩn ISO, HACCP, EU, TCVN,…trong quy trình sản xuất

Nâng cao cơng suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của các nhà máy hiện có. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến điều mới ở khu công nghiệp tập trung, kết nối chuỗi theo chiều ngang, chiều dọc và đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, xây dựng thương hiệu, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Từ đó tối ưu hóa q trình sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiến dần tới các tiêu chuẩn quốc tế và tạo lợi thế cạnh tranh.

72

Quy hoạch, xây dựng vùng trồng tập trung, an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn nhằm tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng, thực hiện tái canh tác

Bên cạnh nâng cao chất lượng giống, trồng trọt, quy hoạch, xây dựng vùng trồng tập trung và tái canh, trồng mới là biện pháp quan trọng nhằm đổi mới vườn điều, trẻ hóa vườn cây, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp cần tiến hành đổi mới để góp phần ổn định được nguồn cung nguyên liệu. Mặt khác trơng điều tập trung, tái canh góp phần hạn chế thiệt hại do mưa trái mùa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm thiểu sâu bệnh. Góp phần làm tăng sản lượng điều thô nước ta, đảm bảo phát triển bền vừng, giảm bớt phần nào phụ thuộc của ngành điều Việt Nam đối với nguồn điều thơ nhập khẩu. Từ đó giảm bớt lo ngại khi giá điều thơ trên thế giới tăng cao.

Kiểm soát chất lượng, phát triển sản xuất hạt điều xuất khẩu chú trọng gắn liền với tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của EU

Các hiệp hội, doanh nghiệp cần chú ý kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào. Kiểm sốt chặt chẽ tồn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ tất cả khâu từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất đến chế và xuất khẩu để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường tồn cầu nói chúng và thị trường EU nói riêng.

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng hạt điều, tăng cường tìm kiếm hợp tác với các đối tác đầu tư nước ngồi

Cập nhật thơng tin thị trường thường xuyên, xu hướng tiêu dùng, kết nối chuỗi theo chiều ngang, chiều dọc và đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc, đầu tư vào chế biến, xây dựng thương hiệu, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Từ đó thúc đẩy tăng lợi nhuận và hiệu quả xuất khẩu.

Đẩy mạnh liên kết chuỗi từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu

Các doanh nghiệp chế biến điều cần đẩy mạnh liên kết với nông dân tạo ra sản phẩm chất lượng ngay từ khâu sản xuất, sau đó là đầu tư cơng nghệ cao để tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Các doanh nghiệp thu mua cần hướng dẫn nông dân thâm canh điều, ghép cải tạo các vườn điều lớn tuổi để cải thiện chất lượng hạt, song song với nâng cao sản lượng. Nông dân rất cần sự chung tay hỗ trợ của doanh nghiệp về chi phí cải thiện chất lượng vườn điều, sự chuyển giao cơng nghệ chăm sóc từ các cơ quan khuyến nơng, các kỹ sư nơng nghiệp,…

73

Cùng với đó, các doanh nghiệp từng bước nâng cao công nghệ chế biến, đổi mới thiết bị, thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và áp dụng tiêu chuẩn ISO, HACCP trong quy trình sản xuất.

Chuỗi sẽ có liên kết mạnh mẽ hơn giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã và tổ hợp tác để sản xuất hướng tới xuất khẩu theo quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)