Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

2.3. Tổng quan về xuất khẩu hạt điều Việt Nam

2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị

trường Châu Âu

Hoạt động logistics

Hiện nay giá cước vận tải biển liên tục tăng cao, tình trạng thiếu container rỗng và khó đặt hoặc bị hủy lịch tàu (Booking), tắc nghẽn, trì hỗn tại các cảng trung chuyển diễn thường xuyên,... Trong khi đó, phần lớn hạt điều được xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển tới trên 100 thị trường khắp thế giới trong đó có cả các quốc gia Châu Âu.

Mức độ tự do thương mại

Thị trường Châu Âu đang chiếm khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng hạt điều tồn cầu. Vì vậy, bên cạnh cơ hội về thị trường xuất khẩu khả quan nhờ chiếm ưu thế trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ. Đó là yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, chứng nhận, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ như: Ấn Độ, Tanzania, Modambique, Ghana,… Thêm vào đó, dù là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều, song Việt Nam chỉ mới tham gia được 18% trong chuỗi giá trị điều toàn cầu và chưa chiếm ưu thế trong nhóm sản phẩm phân khúc cao, chế biến sâu.

Khả năng cạnh tranh

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam trên thị trường quốc tế:

Chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt chưa chú trọng nhiều trong việc tăng chất lượng hạt điều. Vì vậy, địi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng các yếu tố về giống, cách thức gieo trồng, chế biến và bảo quản.

Công nghệ là công cụ cho các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên thị trường quốc tế, vì vậy cơng nghệ là yếu tố quan tâm tất yếu của mỗi quốc gia. Riêng đối với mặt hàng điều xuất khẩu, việc đầu tư công nghệ giúp giữ vững, làm tăng cả về chất lượng và giá trị.

Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng là yếu tố thể hiện chất lượng, sự tin tưởng của khách hàng đối với chính doanh nghiệp đó, đồng thời cũng là tiềm lực của doanh nghiệp trên thương trường. Đây là yếu tố rất quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu điều nói riêng.

41

Hiện nay Việt Nam có các doanh nghiệp: Hanfidex, HadiFood, Lafacoo,…là các doanh nghiệp có uy tín về xuất khẩu hạt điều.

Trình độ quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu điều. Việc quản lý các nguồn sản xuất, tìm nguồn cung ứng, tổ chức thu gom, xây dựng bộ máy dây chuyền sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm phải được diễn ra một cách đồng bộ và trơn tru.

Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu nông sản nên tổ chức và quản lý phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời vụ. Từ đó đem lại hiệu quả trong sản xuất, tạo sức mạnh cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Đại dịch Covid-19

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ( Từ năm 2019) và lan rộng ra thành đại dịch toàn cầu, các hoạt động ngoại thương bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp bị ngưng trệ.

Bên cạnh đó các quốc gia chủ chốt xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đều đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương với các nước. Đại dịch làm cho chi phí kinh doanh, sản xuất và xuất khẩu điều tăng lên khiến cho khơng ít các doanh nghiệp phải đóng cửa. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều cũng giảm, nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hạt điều của việt nam sang thị trường châu âu, thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)