Các giải pháp tổng thể:

Một phần của tài liệu phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2004- 2008 (Trang 59 - 65)

- Về nguồn vốn:

2.2Các giải pháp tổng thể:

2. Về kết quả kinh doanh của công ty

2.2Các giải pháp tổng thể:

Tài chính:

- Góp vốn vào các dự án mới trong các lĩnh vực liên quan để có thể thu lợi nhuận, khai thác bảo hiểm

- Tăng khả năng trích lập dự phịng

- Kinh doanh bất động sản: góp vốn kinh doanh dịch vụ bất động sản - Từng bước nâng cao tính tự chủ cho bộ phận đầu tư trong thẩm định và xét duyệt phương án đầu tư đảm bảo lựa chọn đầu tư đúng thời điểm

- Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, phương hướng dự tính, cần xác định cơ chế tài chính để phục vụ cho cơng tác đầu tư, từng bước nâng cao tự chủ tài chính cho tới khi cổ phần hóa.

Nguồn nhân lực:

Cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên môn sâu đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng sản phẩm, dịch vụ của BIC.

- Mạnh dạn xem xét phương án thuê nhân sự là các chuyên gia có chun mơn sâu về nghiệp vụ và quản trị điều hành doanh nghiệp bảo hiểm để xây dựng, quản lý, đào tạo và chuyển giao đối với các lĩnh vực kinh doanh mới sau khi cổ phần hóa.

- Tập trung cho cơng tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cũng như luân chuyển cán bộ nghiệp vụ để phù hợp và tăng cường trình độ đáp ứng các nhu cầu hội nhập.

- Đào tạo được chuyên gia định phí cho BIC.

- Lựa chọn nhóm cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt để gửi đi đào tạo ở nước ngồi theo các chương trình mà BIC cần đẩy mạnh.

- Xây dựng hệ thống khuyến khích tiên tiến đối với người lao động. Tổ chức, sắp xếp nhân sự phát huy tốt năng lực cán bộ và xây dựng được cơ chế tiền lương thúc đẩy kinh doanh.

- Phát triển phần mềm quản lý nhân sự . Khơng ngừng hồn thiện Sổ tay nhân viên.

Công nghệ thông tin:

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ quản lý và cạnh tranh của BIC trong tương lai.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm:

+ Tăng năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao. + Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên tục, kịp thời.

+ Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.

- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng mạng tính quyết định đến hiệu quả đầu tư cơng nghệ thông tin, phù hợp với tieu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Chuẩn hóa hệ thống báo cáo tại trụ sở chính và chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn thông tin tại kho dữ liệu.

Quản lý rủi ro và kiểm tra nội bộ:

- Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tổ chức có hiệu quả cơng tác kiểm tra nội bộ...

- Thiết lập hệ thống kiểm soát, xây dựng Sổ tay quản lý rủi ro, Sổ tay kiểm tra nội bộ. Có lịch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

- Tăng doanh thu, tăng khách hàng phải gắn liền với việc kiểm sốt được tính chất và mức độ của rủi ro.Cân đối được cơ cấu nguồn doanh thu và tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm để có chính sách quản lý chung hoặc điều chỉnh cơ cấu doanh thu của cơng ty. Có chỉ số đo lường, chương trình quản lý phù hợp.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phát hiện ra các sai sót trong kinh doanh và có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi phù hợp nhằm mục tiêu chung là an tồn và hiệu quả của cơng ty, bên cạnh đó liên tục hồn thiện các quy trình khai thác, quy trình xử lý hoa hồng... thống nhất để dễ quản lý.

Quản trị doanh nghiệp:

- Chủ động chuyển đổi mơ hình tổ chức phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển để thực hiện hiệu quả phương thức quản trị kinh doanh mới.

- Phân chia trách nhiệm, phân quyền cụ thể cho cán bộ lãnh đạo. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.

- Chuẩn hóa các cơng cụ quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Đầu tư vào hoạt động của các cơng ty khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép. - Đầu tư ra thị trường quốc tế (nếu được phép)

- Góp vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mạnh của nền kinh tế.

Dịch vụ:

- Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để xây dựng định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp.

- Xây dựng chiến lược marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, từng phân đoạn thi trường mục tiêu.

- Xác định nhóm khách hàng VIP để cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị. - Liên kết với SOS International xây dựng mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc. Liên hệ với SOS trong khu vực và trên thế giới để cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm bảo hiểm du lịch lữ hành quốc tế. Đầu tư thích đáng cho các hoạt động dịch vụ khách hàng, chú trọng đến vấn đề dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm.

Thương hiệu:

- Thực hiện có hệ thống và sử dụng kết hợp các cơng cụ truyền thơng cho các chương trình khuếch trương thương hiệu như: quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng và các công cụ khác.

- Cùng với việc tăng daonh thu và thị phần, chương trình xây dựng thương hiệu tổng thể BIC phải được thực hiện càng sớm càng tốt để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của BIC, biến BIC thành thương hiệu bảo hiểm uy tín.

- Xây dựng hình ảnh của cơng ty phải thể hiện được định hướng về khách hàng, sự tin cậy, tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ và trách nhiệm đối với xã hội.

- Chuẩn hóa và thống nhất các ấn phẩm về đơn bảo hiểm, hồ sơ đấu thầu, các tài liệu, hồ sơ giao dịch với khách hàng để tạo hình ảnh nhất quán về thương hiệu đối với công chúng.

- Thiết lập các mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông để thực hiện quảng cáo, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài trợ.

Mơ hình tổ chức mạng lưới và kênh phân phối

- Xây dựng được mạng lưới hoạt động kinh doanh, kênh phân phối đồng bộ , liên kết chặt chẽ trong toàn quốc với đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp để tăng khả năng khai thác và phục vụ khách hàng, chuẩn bị sẵn sàng choi hội nhập quốc tế

- Mơ hình tổ chức: Củng cố tổ chức và quản lý theo hướng giảm công tác quản lý tại các chi nhánh, tập trung có phan cấp quyền lực và điều hành kinh

doanh về trụ sở chính. Các chi nhánh chỉ tập trung khai thác và cung cấp dịch vụ khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới kinh daonh với tất cả các trọng điểm kinh tế, vùng trọng điểm phát triển, các cụm vùng và trung tâm kinh tế vùng . Tạo cơ chế, trách nhiệm, nhiệm vụ chung trong việc kinh doanh bảo hiểm và đảm bảo an toàn hoạt động

- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh gia định kỳ hiệu quả hoạt động của chi nhánh và các điểm giao dịch khi được giao nhiệm vị kinh doanh bảo hiểm.

- Tận dụng tối đa kênh phân phối là hệ thống BIDV để giảm chi phí, xây dựng mơ hình các Kios- quầy giao dịch bảo hiểm ở mỗi địa điểm BIDV có văn phịng giao dịch. Phấn đấu có nhân sự của BIC phụ trách hoạt động bảo hiểm ở tất cả các đơn vị thành viên của BIDV.

Cạnh tranh cho hội nhập:

- Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng biến động của thị trường, chiến lược hoạt động của các đối thủ để có các điều chỉnh, thích ứng kịp thời

- Xây dựng chính sách cạnh tranh của BIC nhằm duy trì lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Xem xét và rà soát các điều khoản của hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ(BTA), hiệp định tự do thương mại(AFTA) và cam kết gia nhập WTO về khu vực dịch vụ và đầu tư, cụ thể lkaf các vấn đề liên quan đến ngành bảo hiểm để xác định rõ thời gian mở cửa và mức độ thâm nhập thị trường của các đối thủ nước ngồi trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm.

Kết luận

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, hứa hẹn một tương lai phát triển rất khả quan. Ngành bảo hiểm đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu như hiện nay, hệ thống tài chính nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, năm 2009 là một năm đánh đấu sự thay đổi to lớn của ngành bảo hiểm khi hàng loạt các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi động và khắc nghiệt.

Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trước những thay đổi to lớn của thị trường cũng đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm với sự nỗ lực khơng ngừng của cả ban lãnh đạo và tồn thể nhân viên trong công ty.

Sau thời gian thực tập lâu dài ở cơng ty, tìm hiểu được cách thức hoạt động của công ty bảo hiểm kết hợp với những kiến thức phân tích thống kê đã học cùng sự hướng dẫn tận tình của cơ PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, em đã hồn thành đề tài đã lựa chọn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Trần Thị Kim Thu và ban lãnh đạo cơng ty BIC cùng tồn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích thống kê kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2004- 2008 (Trang 59 - 65)