Các đặc trưng và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay (Trang 48 - 52)

Thế kỉ XXI với những bước phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trên tồn thế giới. Quốc tế hóa, tồn cầu hóa trở thành xu thế chung đối với tất cả các nước. Các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế - xã hội của mình thì khơng thể đứng ngồi xu thế hội nhập và tồn cầu hóa. Việt Nam cũng nằm trong xu thế này khi ra nhập AFTA và WTO và mới nhất là TPP.

Đối với Việt Nam, tồn cầu hóa khơng mang tính áp đặt, cưỡng bức mà mang tính tất yếu. Tồn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức và tiềm ẩn những nguy cơ. Về những cơ hội, tồn cầu hóa giúp nối kết Việt Nam với nền giáo dục thế giới; mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị hướng tới chuẩn mực chung của tồn nhân loại; hình thành tư duy có tính chất tồn cầu; phát huy tinh thần dân chủ; hình thành khả năng hợp tác làm việc trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, các nguy cơ chúng ta phải đối mặt đó là bản sắc dân tộc có thể bị mất đi; các giá trị truyền thống tốt đẹp có thể bị mai một (“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tôn sư trọng đạo”…); giáo dục bị thương mại hóa. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã đi tìm hướng giải quyết cho các vấn đề trên và câu trả lời chính là văn hóa, như nhà văn người Nga đã nói: “Rốt cuộc thì khơng phải cơng nghệ sẽ cứu thế

giới, mà tình u, cái đẹp sẽ cứu thế giới” (Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky). Văn

hóa của mỗi dân tộc sẽ hình thành nên màng lọc để giúp học hỏi những giá trị của văn hóa nhân loại, hình thành nên những cơng dân tồn cầu nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia. [16]

Về một phương diện khác, sự tha hóa đạo đức trong xã hội (khơng trừ một nước nào) ngày càng trầm trọng đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáo dục phải điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năng sống và các giá trị đạo đức cho người học. Chưa bao giờ yêu cầu dạy làm người cấp bách như bây giờ. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu mang tính tồn cầu. Nước nào khơng đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành cơng, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn.

Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo dục hiện đại. giáo dục Việt Nam cũng cần có sự đổi mới mạnh mẽ để ta có thể tự tin hội nhập.

Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo ra nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng... Để thực hiện triết lý giáo dục cho mọi người trong bối cảnh mới: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình thì bên cạnh nền kinh tế tri thức còn đòi hỏi một lực lượng lao động có năng lực tư duy và kỹ năng thích ứng với mơi trường thay đổi. Sau 30 năm thực hiện đổi mới, nền giáo dục nước ta đã có những thành tựu quan trọng tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mặt yếu kém, một số khuyết điểm trầm trọng, kéo dài như việc dạy, học thêm tràn lan; bạo lực học đường, thiếu trường lớp; bằng cấp giả… Vì vậy giáo dục phải đổi mới.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu rõ: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành cơng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [4]. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng là để tiếp tục góp phần bồi đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: Sứ mệnh của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; trong đó cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Bối cảnh nêu trên đặt lên vai các nhà quản lý giáo dục sứ mạng mới trong việc tạo dựng và quản lý VHNT trong điều kiện tồn cầu hóa. Các tác giả Lindsey B.R., Robins N.K, Terell D.R, (2003) cho rằng: Các nhà lãnh đạo giáo dục - những người có khả năng thơng thạo văn hóa thì sẽ giúp HS, sinh viên của họ đóng vai trị quan

trọng ở bất kì nơi nào mà họ đến sống và làm việc. Giáo dục có trách nhiệm chuẩn bị các công dân của quốc gia mình để sống với những công dân khác trên toàn cầu. (Dẫn theo [16]).

Đổi mới giáo dục trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập đặt ra hai yêu cầu trong việc duy trì và phát triển VHNT. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác phải làm thế nào để hòa nhập với nền văn hóa chung của nhân loại. Điều này địi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần phải có những chiến lược phù hợp từ việc hình thành, duy trì và phát triển VHNT, đáp ứng các yêu cầu nói trên. Muốn vậy VHNT trong bối cảnh hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề về lý luận trên đây có thể nhận thấy: VHNT có vai trị hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tượng trong và ngoài nhà trường từ người quản lý đến GV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng. VHNT ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng văn hóa của tổ chức là vơ cùng quan trọng. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là với các nhà trường. VHNT lành mạnh sẽ tạo động lực làm việc cho GV và HS. VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế xung đột, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, làm tăng hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường.

Quản lý VHNT là quá trình tổ chức thực hiện việc xây dựng, duy trì và phát triển VHNT một cách khoa học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách HS, đáp ứng đòi hỏi của giáo dục trong giai đoạn mới.

Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trị - trị, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD)... theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của

ngành giáo dục. Tạo dựng được niềm tin, lòng tự hào của các thế hệ CB, GV, NV và HS đối với nhà trường, góp phần tạo nên uy tín và thương hiệu nhà trường.

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, VHNT trong đang có nhiều thay đổi, có những dấu hiệu tích cực, hợp với sự phát triển của thời đại song vẫn còn nhiều tiêu cực, hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý VHNT và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp là một việc làm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)