Mơ hình tảng băng của Frank Gonzales

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 141)

Đây là mơ hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT. Theo mơ hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi và phần chìm:

Sơ đồ 1.2: Các tầng bậc của văn hóa nhà trường

 Mơ hình thứ hai - Mơ hình cấu trúc 3 tầng bậc:

Đây là mơ hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H. Schein đưa ra và được áp dụng vào VHNT. Theo mơ hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:

Phần chìm

 Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu  Khung cảnh, cách bài trí lớp học

 Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng  Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

 Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…

 Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân  Quyền lực và cách thức ảnh hưởng  Thương hiệu

 Các giá trị

 Các giả định ngầm…

- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được.

- Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ, cách ứng xử…

- Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức. [14]

Trong hai mơ hình này, mơ hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những giả thiết cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa. Theo Edgar H. Schein, tầng giả định cơ bản bề sâu chính là những giả thiết ban đầu, được hỗ trợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giải quyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực. Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào. Ngược lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và có trách nhiệm, tổ chức sẽ khuyến khích mọi người làm việc theo cách riêng và theo tốc độ riêng của mỗi người. Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giá trị được thể hiện.

Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT địi hỏi phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường.

1.3.3.2. Biểu hiện của văn hóa nhà trường

Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện của VHNT đặc biệt phong phú. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là:

 Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường

 Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường

 Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường

 Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường

 Con người và các mối quan hệ trong nhà trường

 Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường. [11]

Jerald C., Richardson J. về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau:

* Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm: - Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh, cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của HS, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS…

- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường.

- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường. - Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường.

- Khơng khí lớp học.

- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường. - Hoạt động của GV trong nhà trường. - Hoạt động tập thể của GV, HS nhà trường.

- Những giao tiếp khơng chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường. - Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ GV. - Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, GV.

* Các yếu tố bề sâu của VHNT – là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Các yếu tố bề sâu của VHNT bao gồm:

- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường. - Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường. - Cảm xúc các thành viên khi đến trường.

- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường.

- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo, đổi mới, sự hợp tác... - Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…

1.4. Những vấn đề lý luận về quản lý văn hóa nhà trường

1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường

Dưới góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với mơi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp mơi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ

hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục tồn diện. Vì vậy quản lý tốt VHNT giúp tạo động lực làm việc cho GV và HS; hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên; giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế tiêu cực, xung đột; là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Đối với đội ngũ CBQL, GV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Vì vậy, quản lý tốt VHNT sẽ tạo ra bầu khơng khí tin cậy giúp các cá nhân tăng cường hợp tác, chia sẻ lẫn nhau trong nhà trường.

Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một mơi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trị khơng những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, VHNT cịn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó ln hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hịa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Quản lý tốt VHNT giúp HS có mơi trường học tập tốt, thân thiện và nhân ái.

Như vậy, mỗi nhà trường dù có ý thức hay khơng cũng tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học, quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý VHNT một cách chủ động, với tư cách là một nội dung công tác quản lý nhà trường để thực sự có

tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học… là trách nhiệm của các nhà quản lý.

1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường

1.4.2.1. Hình thành (xây dựng) văn hóa nhà trường

Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều yếu tố. Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việc chọn lựa các giá trị, niềm tin trong nhà trường. Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng các chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bề mặt của VHNT.

Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục có thể lấy mơ hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lập các giả định và giá trị nền tảng của nhà trường. Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm; chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học; GV có phương pháp giảng dạy tích cực hố người học, kích thích tự học và được huyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, nhà trường cần thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên mơn cho đội ngũ GV (HT có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho GV; khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chun mơn; thiết lập quy trình, cơng cụ giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn). Mặt khác, Hiệu trưởng cần chia sẻ vai trò lãnh đạo (HT và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác). Ngồi ra, nhà trường cần ni dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho CB, GV, HS; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường).

Dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành VHNT và các yếu tố ảnh hưởng VHNT, có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT bao gồm:

- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy - Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

- Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường - Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên - Nghi thức và hành vi, đồng phục…

Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các giá trị và các chuẩn mực văn hóa ứng xử.

Xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ trong trường theo triết lý giáo dục chung và riêng của mình. Mỗi trường có định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay giáo dục HS ngoan ngỗn nề nếp theo một khn mẫu, hoặc giáo dục HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục VHNT.

Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một mơi trường có văn hóa mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa. Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một mơi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trị quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Bao gồm: Giáo dục đạo đức; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử.

yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống còn của VHNT (giá trị an toàn về thể chất và tinh thần, được tơn trọng và được khuyến khích tham gia); Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học; Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân). Ba định hướng có tính ngun tắc này cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở nên thân thiết gần gũi và gắn bó với người học.

1.4.2.2. Duy trì văn hóa nhà trường

Để tạo điều kiện thực hiện tốt các nội dung trong xây dựng VHNT, cấp ủy, lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo và tổ chức duy trì và phát triển VHNT trong tất cả các nội dung đó:

* Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy:

Duy trì các mục tiêu, chính sách tồn diện trên các khía cạnh của VHNT (văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa chia sẻ, văn hóa ngơn ngữ - giao tiếp) cũng như đối với các đối tượng là thành viên của nhà trường và mối quan hệ giữa các thành viên (CBQL - GV - HS).

Duy trì các chuẩn mực, nội quy chung và riêng của nhà trường, một mặt không trái với Điều lệ do Bộ GD & ĐT ban hành, mặt khác đảm bảo phù hợp, cần thiết đối với riêng nhà trường; nhằm tạo dựng một mơi trường giáo dục có văn hóa, các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc song cũng tiếp thu các giá trị văn hóa mới của thời đại và nhằm xây dựng môi trường nề nếp, trật tự kỷ cương góp phần giáo dục nhân cách toàn diện HS. Duy trì các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường nhất là mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ ứng xử của con người với thế giới xung quanh một cách có văn hóa.

* Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Duy trì định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục mà nhà trường hướng tới. Bên cạnh đó cần củng cố cho cán bộ GV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường, vào đường lối chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)