7. Kết cấu của luận văn
1.3 Các quyđịnh về chuyển giao quyền sửdụng sáng chế trong các
ước quốc tế
Lịch sử ra đời hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên thế giới, ngay từ cuối thế kỷ 19, vấn đề phối hợp quốc tế trong việc bảo hộ các thành quả sáng tạo trí tuệ đã được đặt ra. Kết quả rõ nét nhất của việc phối hợp quốc tế trong hoạt động SHTT là sự ra đời của hai công ước đầu tiên là Công ước Paris về bảo hộ SHCN (1883) và Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886). Từ đó đến nay hoạt động phối hợp quốc tế trong lĩnh vực SHTT ngày càng phát triển cả về bề rộng và bề sâu. Bên cạnh những điều ước quốc tế áp dụng chung cho nhiều đối tượng, các quốc gia đã ký kết nhiều điều ước quốc tế riêng áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,... Ngoài ra, những điều ước quốc tế song phương và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều giữa các quốc gia trên thế giới khơng phân biệt chế độ chính trị, kinh tế và vị trí địa lý.
Ngồi ra, Việt Nam đã tham gia: Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) và Công ước PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Thông qua ngày
20/3/1883, được sửa đổi tại Brussels ngày 14/12/1900, tại Washington ngày 2/6/1911, tại LaHay ngày 6/11/1925, tại London ngày 2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 và tại Stockholm ngày 14/7/1967, và được tông sửa đôi ngày 28/9/1979)
Đối với Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) chỉ quy định về thủ tục hành chính một cửa trong việc đăng ký quốc tế sáng chế. Mục đích chính của Hiệp ước hợp tác về sáng chế là đơn giản hóa thủ tục bảo hộ sáng chế và thực hiện việc bảo hộ một cách kinh tể hơn. Đối với người nộp đơn, khi muốn được bảo
hộ một sáng chê đông thời ở một sơ nước thì chỉ cân nộp một đơn qc tê duy nhất có cùng một hiệu quả như nộp các đơn riêng biệt vào cơ quan sáng chế của từng nước thành viên Hiệp ước hợp tác về sáng chế đó được chỉ định trong đơn này, vì vậy việc đó giảm nhẹ đáng kể khối lượng cơng việc trong
thủ tục nộp đơn và tiết kiệm chi phí cho thủ tục nộp đơn.
Mặt khác, đối với cơ quan sáng chế quốc gia, trong khi các thành tựu kĩ thuật trên thế giới ngày càng gia tăng nên lượng đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế tăng không ngừng thì theo PCT các cơng việc nhận đơn, xem xét hồ sơ đơn, tra cứu tên quốc tế và thẩm định bản chất của đơn để cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ giảm nhẹ bằng cách tất cả các đơn nộp vào các nước đều có một báo cáo tra cứu do một cơ quan tra cứu quốc tế có đầy đủ các phương tiện thơng tin và đội ngũ những người tra cứu có trình độ tiến hành.
Thơng qua PCT, cũng có thể tạo ra các cơ hội chuyển giao quyền sử dụng. Người nộp đơn có thể yêu cầu WIPO công bố thông tin về việc họ sẵn sàng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của họ (như được bộc lộ trong đơn PCT của họ) cho các bên quan tâm. Mầu yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng có thể được hồn thành và nộp bất kỳ lúc nào trong quá trình xử lý quốc tế đơn PCT.
Đối với Công ước PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp: Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được xem xét lại tại Brussels năm 1900, Washington năm 1911, Lahay năm 1925, Luân Đôn năm 1934, Lisbon năm 1958, Stockholm năm 1967 và được sửa đối vào năm 1979. Ban đầu các thành viên của Cơng ước Paris là 11, và tính đến giữa năm 2010 có 173 nước thành viên, Việt Nam là thành viên từ 8/3/1949 [7], Công ước Paris gồm 46 điều, áp dụng cho SHCN theo nghĩa bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích (tương đương với giải pháp hữu ích trong pháp luật Việt Nam), tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chống cạnh
tranh không lành mạnh.
Theo Điều 5A (2) Mỗi nước thành viên của Liên minh đều có quyền đưa
ra những biện pháp pháp lỷ quy định việc cấp li-xăng cưỡng bức nhằm ngăn chặn việc lạm dụng có thể nảy sinh từ việc thực hiện độc quyền được xác lập• • • • • • • • y • • -L hởi patent (bằng sáng chế), ví dụ như khỏng sử dụng sáng chế. Một số lý do
chủ sở hữu thực hiện hoặc khơng thực hiện hiệu q sáng chế hoặc vì lợi ích cơng cộng hoặc vì lợi ích của sáng chế phụ thuộc phục vụ sự tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, theo Điều 5A (4) Không được áp dụng Ỉi-xăng cưỡng hức
với lý do không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ trước khi hết thời hạn 4 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp patent (bằng sáng chế) hoặc 3 năm kể từ ngày cấp patent (bằng sáng chế), tuỳ theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn; li- xăng cưỡng hức sẽ bị rút bỏ nếu chủ patent (bằng sáng chế) không chứng minh được việc khơng sử dụng của mình là vì những lỷ do chính đáng. Li- xăng cưỡng bức nói trên là li-xăng không độc quyền và không được chuyến giao, thậm chí dưới hình thức cấp li-xăng thứ cap, trừ trường họp chuyển giao cùng với một phần của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở thương mại đang sử dụng li-xăng đỏ. Đây là một quy định nhằm ngăn cản bên nhận li-xăng cưỡng
bức trục lợi để có được một vị thế mạnh mẽ hơn thị trường hơn là nhận li-• • • • • • • 4^2 • xăng để đảm bảo nguyên tắc sử dụng hiệu quả sáng chế đó trong nước
Điều 5A (3) lại quy định về việc tước hoặc hủy bõ hiệu lực 1 bàng độc quyền sáng chế nếu việc cấp li-xăng cưỡng bức tỏ ra không hiệu quả. Tuy nhiên không được tiến hành thủ tục nhằm tước hoặc hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế trước khi hết thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp li-xăng cưỡng bức đầu tiên.
Mục đích của công ước Paris là thành lập thành một liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp, xây dựng các quy định khung có lợi cho việc đăng ký bảo hộ các đổi tượng thuộc sở hữu trí tuệ của công dân nước này đối
với công dân nước khác thuộc thành viên công ước. Quy định các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.
Đối với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) đã được ký kết vào năm 1994 và lần đầu tiên các nước đã ký một hiệp định giành riêng cho vấn đề thương mại của quyền SHTT. Hiệp định đã cỏ những quy định căn bản về các điều kiện bão hộ tối thiểu cũng như các biện pháp thực thi quyền SHCN đối với sáng chế liên quan trực tiếp đến các quy định pháp lý của Việt Nam về việc bảo hộ và khai thác thương mại đối với sáng chế.
Điều 27 của Hiệp định TRIPS, bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho bất kỳ sáng chế nào dù là dạng sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực cơng nghệ với điều kiện sáng chế đó đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
Ngồi ra trong hiệp định TRIPS có rất nhiều điều quy định gián tiếp bảo hộ, thức đẩy sáng chế như:
Điều 7 thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biển công nghệ,... Điều 8 của Hiệp định lại đưa ra các nguyên tắc cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết trong giới hạn quyền của chủ sở hữu sáng chế đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải quyết vấn đề dinh dưỡng cũng như đáp ứng lợi ích chung thiết yếu cho sự phát triển cơng nghệ và kinh tế xã hội....
Mục đích của Hiệp định TRIPS hướng đến việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ. Tuy chưa quy định cụ thể về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế về cách thức chuyển giao, phạm vi, thời gian,...nhưng đó có quy định thúc đẩy chuyển giao tại điều 7.
Ngoài ra, thời gian vừa qua, hoạt động hội nhập quôc tê của Việt Nam đã diễn ra sâu rộng với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực ngày 01/08/2020. Các FTA này đặt ra hàng loạt các tiêu chuẩn cao về bảo hộ và thực thi quyền SHTT đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật SHTT và các văn bản hướng như liên kết thủ tục đăng ký sáng chế với các thủ tục thực thi quyền SHTT, v.v...
Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức bảo hộ cao đối với lình vực sở hữu trí tuệ
Cả hai Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức bảo hộ cao đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên cơ sở Hiệp định TRIPS của WT0. về mức độ cam kết cụ thể, có một số điểm khác biệt chính như:
Hiệp định EVFTA: về sáng chế, Hiệp định yêu cầu phải có cơ chế bù đắp thỏa đáng cho trường hợp thời gian khai thác bằng sáng chế đã có hiệu lực bị rút ngắn vì chậm trễ trong khâu xử lý đơn xin cấp phép lưu hành
Hiệp định CPTPP: về sáng chế, cam kết về đền bù thời gian khai thác bằng sáng chế do chậm trễ trong khâu xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc đã được tạm hoãn.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã phản ánh quyết tâm cải cách, đổi mới và ghi nhận thành tựu phát triển, sự trưởng thành về nhận thức và năng lực của Việt Nam sau q trình 20 năm liên tục tích cực và chủ động hội nhập có định hướng vào kinh tế thế giới. Các FTA thế hệ mới hướng tới mục tiêu tự do hóa hồn tồn thương mại. CPTPP và EVFTA chứa đựng rất nhiều quy định điều chình chính sách thương mại trong nước của các quốc gia thành viên. Mục đích nhằm tạo dựng mơi trường thương mại minh bạch, cạnh tranh, bình đẳng; bảo đảm giá trị của các thỏa thuận tự do thương mại không
bị suy giảm bởi các biện pháp bảo hộ được thiêt lập nên tại thị trường nội địa. Minh bạch là yêu cầu xuyên suốt mọi lĩnh vực của các hiệp định CPTPP và EVFTA. Hầu hết các chương hiệp định đều có điều khoản về minh bạch: cơng bố thông tin, cập nhật thông tin trên các trang mạng chính thống, quyền tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp, của xã hội... Qua đó, các doanh nghiệp và xã hội nắm được các chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia bày tỏ quan điểm và giám sát việc thực thi.
Tóm lại, ngồi khung pháp lý của Việt Nam về sáng chế thì các văn bản nêu trên mà Việt Nam ký kết và tham gia quy định các nguyên tắc chung điều chỉnh hoạt động thương mại/ chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.
1.4. Khung pháp lý về chuyển giao quyền sủ’ dụng đối với sáng chế tại Việt Nam
Pháp luật Quốc tế có liên quan
Có thể kể đến một số văn bản quốc tể liên quan đến sáng chế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập như Công ước Paris, Hiệp ước PCT, Hiệp định Trips. Tuy nhiên Hiệp ước PCT chỉ quy định về thủ tục hành chính trong việc đăng ký sáng chế. Cịn Cơng ước Paris, Hiệp định Trips có liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. Trong nội dung luận văn thì chỉ nghiên cứu, đề cập đến nội dung của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không đề cập về thủ tục hành chính.
Pháp luật Việt Nam có liên quan
Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế tại Việt Nam được đề cập đến trong BLDS 1995, 2005 và được cụ thề hóa phần nào trong Luật SHTT, Luật CGCN. Ngoài ra chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế tại Việt Nam còn được quy định ở các văn bản khác như Luật Thương mại, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp,... Cụ thể, yếu tố cấu thành khung pháp luật Việt Nam về hình thức chuyển giao quyền sữ dụng đối với sáng chế được quy định tại
Luật SHTT hiện hành, Luật thương mại, Luật Đâu tư, Luật doanh nghiệp - liên quan đến tổ chức là đơn vị chuyển giao hoặc nhận chuyển giao.
Trước đây, trong BLDS 1995 mới đề cập và cụ thể hóa dưới góc độ dân sự, cụ thể điều 821 BLDS 1995 qy định cụ thể các bên thỏa thuận về chuyển giao độc quyền sử dụng sáng chế trong phạm vi độc quyền do các bên thoả thuận, bên chuyển giao độc quyền SŨ' dụng các đối tượng trên không được chuyển giao quyền sử dụng cho người thứ ba. Và điều 804 BLDS 1995 quy định rằng người nào sử dụng các đối tượng SHCN trong đó có sá
ng chế của người khác trong thời gian bảo hộ mà khơng xin phép chủ sở hữu...thì bị coi là xâm phạm quyền SHCN. Theo cách tiếp cận này thì quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng được coi tương tự như quyền sở hữu tài sản. Tiến bộ hơn tại BLDS 2005 sáng chế được khai thác từ một cách tiếp cận mới quyền tài sản từ sáng chế bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng. Đến BLDS 2015 quy định cụ thể về quan hệ dân sự giữa các bên. Phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015 cũng có quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.• X • • •
Một trong những lý do chính mà BLDS 1995, 2005, 2015, Luật SHTT, Luật CGCN, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã có các quy định về sáng chế cụ thể là việc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế vì sáng chế đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Điều này được thể hiện ở nững điểm sau:
Thứ nhất, quyền sớ hữu đối với sáng chế là một trong những yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, sáng chê nêu được ứng dụng nhiêu trong hoạt động sản xuât kinh doanh sẽ mang lại giá cho cho phát triến kinh tế xã hội, tăng sức cạnh tranh.
Thứ ba, sáng chế đã trờ thành một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh cho người nắm giữ sáng chế trong hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, sáng chế là một loại tài sản hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế lớn khi được khai thác sử dụng trong kinh doanh.
Như vậy, từ các phân tích trên để có thể hiểu sâu về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế cần xem xét tổng thể các văn bản pháp luật trên. Đặc biệt là luật SHTT đã có những quy định cụ thể như: