7. Kết cấu của luận văn
3.1 Phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyền quyền sử
đối vói sáng chế tại Việt Nam
Thứ nhất, phát triển thị trường khoa học và công nghệ đặc biệt liên quan đến sáng chế. Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triền kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và cơng nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hồ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cũng cố quốc phòng - an ninh. Khoa học và công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học tự nhiên và kỹ thuật gắn với khoa học xã hội và nhân văn. Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học, cơng nghệ nói chung và sáng chế nói riêng. Thúc đẩy sáng chế tiếp thu khoa học công nghệ về sáng chế trên thế giới.
Thứ hai, thương mại công nghệ, kêt quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về sáng chế. Bằng các hình thức chuyển giao quyền SHCN trong phạm vi luận nay chỉ để cập thương mại chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.
Thứ ba, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối đổi mới cùa Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh cùa nền kinh tế và bảo vệ môi trường; hồ trợ phát triển thị trường khoa học và cơng nghệ trong nước; kiểm sốt chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam, ngăn chặn nhập khẩu công nghệ lạc hậu; tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới; đồng thời kiểm sốt và từng bước chuyển giao cơng nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế thời gian qua, công tác quản lý công nghệ nhập khấu vào nước ta chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp dẫn đến tình trạng cơng nghệ lạc hậu, gây tác động xấu đến môi trường được nhập khẩu vào nước ta. Trong khi đó, Luật chuyển giao cơng nghệ 2017 chưa quy định đầy đủ về quản lý công nghệ và chuyền giao cơng nghệ trong các dự án đầu tư, cịn Luật đầu tư 2020 chỉ giới hạn đối tượng kiểm soát đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Thứ tư, mở rộng thêm các hình thức li-xăng sáng chế
Ngồi li-xăng độc quyền, li-xăng khơng độc quyền và li-xăng thứ cấp thì theo quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của thế giới, li-xăng sáng chế còn có như: li-xăng đầy đủ, li-xăng một phần, li-xăng chéo, li-xăng mở...
Theo quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của thế giới, li-xăng sáng chế có thể được phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Vê phạm vi độc quyên của bên nhận li-xăng theo cách phân loại căn bản nhất về li-xăng, li-xăng thường được chia làm hai loại là li-xăng độc quyền và li-xăng không độc quyền
- về phạm vi quyền hạn của bên nhận li-xăng, li-xăng sáng chế có thể được chia thành li-xăng đầy đủ, li-xăng một phần và li-xăng thứ cấp.
- Ngồi ra, cịn có một số loại hình li-xăng khác như li-xăng chéo, li- xăng mở. Li-xăng mở là một loại hình li-xăng đặc biệt mà theo đó chủ sở hữu sáng chế khơng cịn muốn giữ độc quyền sử dụng sáng chế nên sẵn sàng chuyển giao cho bất cứ người nào khác miễn phí hoặc chỉ thu phí một phần rất nhở phí li-xăng nhằm để duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế mà thơi.
Việc li-xăng này rất cần thiết và có ý nghĩa cho các bên giao kết hợp đồng li-xăng. Do vậy việc mở rộng các hình thức lỉ-xãng trên là cần
thiết.
Thứ năm, cần có quy định cụ thể về việc bên được chuyển quyền sử dụng có nghĩa vụ phải sử dụng theo hướng phát triền các dối tượng SHCN và khơng được có các hành vi làm giảm đi giá trị, uy tín và thị trường kinh doanh thưong mại của các đối tượng SHCN trừ trường hợp giá trị của đối tượng SHCN bị sụt giảm bởi các yếu tố khách quan.
Quy định này vừa hạn chế được thực tiễn nhiều đối tượng SHCN sau khi được chuyển quyền sử dụng thì bị bên được chuyển quyền sử dụng một cách bừa bãi, thiếu tôn trọng chủ sở hữu đối tượng SHCN và chính đối tượng SHCN đó, vừa đảm bảo sự bao quát của pháp luật về trong hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.
Ví dụ, đối với nhãn hiệu, sáng chế, bên được chuyển quyền sử dụng không được thực hiện các hành vi làm suy giảm uy tín của nhãn hiệu, sáng chế trên
thị trường, gây ra các thiệt hại vê kinh tê cho chủ sở hữu nhãn hiệu và nguy cơ triệt tiêu nhân hiệu,
Thứ sáu, quy định các bên phải thỏa thuận về số lượng sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN trong hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Có thể đặt quy định này trong nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng sử dụng đổi tượng SHCN, nhưng nó không được hạn chế số lượng
sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng là bao nhiêu mà điều đó phụ thuộc vào các bên thỏa thuận. Đó có thể là một số lượng cụ thể hoặc cũng có thể không giới hạn số lượng sản phẩm được sản xuất. Tuy nhiên, nó phải là một trong những điều khoản của hợp đồng nhàm hạn chế được việc bên được chuyển quyền sử dụng tiếp tục sử dụng đối tượng SHCN mặc dù đã hết thời hạn của hợp đồng chuyển quyền giao
Thứ bảy, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát việc vi phạm quyền đối với đối tượng SHCN sau khi đã hết thời hạn hợp đồng chuyển quyền sừ dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm quyền SHCN. Theo dõi sát sao hơn nữa những mặt hàng sản xuất theo hợp đồng chuyền quyền sử dụng đối tượng SHCN, chú ý đến thời hạn hợp đồng. Cơ quan công quyền cũng có thế tịch thu các sản phẩm lưu hành trên thị trường trong trường hợp hết thời hạn hợp đồng. Hoặc cũng có thể cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tình thế khẩn cấp cần bảo vệ bàng chứng của việc xâm phạm quyền, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra,..
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành để nhanh chóng phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHCN. Kiên quyết xử lý các hành vi sai trái, cạnh tranh không lành mạnh đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích răn đe. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ cốt cán trong việc
kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi xâm phạm quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN.
Kèm theo đó trong hợp đồng các bên có thể đưa thêm chế tài xử lý cụ thể nếu bên được nhận chuyển giao tiếp tục sử dụng đối tượng SHCN sau khi hết hợp đồng, chế tài này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.
Cuối cùng, cần nhanh chóng ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, điều chỉnh vấn đề về phương thức định giá quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối tượng SHCN nói riêng.
3.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyền quyền sử dụng đối vói sáng chế tại Việt Nam